Mức phạt đối với ô tô, xe máy quên không tắt đèn pha 2024: Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi sử dụng đèn chiếu xa, đèn pha không đúng quy định trong đô thị, khu đông dân cư, hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, mức phạt đối với ô tô, xe máy không tắt đèn pha lên đến 1 triệu đồng.
Mức phạt đối với ô tô, xe máy quên không tắt đèn pha 2024
Một trong các nguyên nhân gây tai nạn đều xuất phát từ việc quên không tắt đèn pha, chứ không hẳn đèn pha sử dụng sai cách chỉ làm người đi đường khó chịu. Là một trong những lỗi vi phạm thường gặp tài xế cần biết được, lỗi này sẽ phạt tới 1 triệu đồng từ năm 2022.
Đèn pha là gì?
Đèn pha hay còn gọi là đèn chiếu sáng xa, đây là loại đèn được khuyến cáo sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng tài xế cần chuyển sang chế độ đèn cốt khi vượt, để tránh gây chói mắt cho các tài xế xe khác, cả cùng chiều (quan sát qua gương chiếu hậu) và ngược chiếu.
Đèn pha là loại đèn có cường độ chiếu sáng mạnh, gốc chiếu xa hơn và cao hơn, giúp tài xế quan sát được các chướng ngại vật ở xa cũng như biển báo giao thông đường bộ. Tuy nhiên nhiều người sử dụng không đúng chức năng như bật đèn pha khi đi trong phố, hoặc không chuyển sang chế độ đèn cốt khi vượt. Việc này dễ gây nguy hiểm như mù tạm thời dẫn đến nhiều tính huống giao thông nguy hiểm như va chạm, tai nạn,…
Mức phạt đối với ô tô, xe máy quên không tắt đèn pha
Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi sử dụng đèn pha không đúng quy định sẽ bị tăng mức xử phạt lên đến 1 triệu đồng.
Mức phạt đối với xe ô tô
- Phạt 800 – 1 triệu đồng: Lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trước đây phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng.
- Phạt 800 – 1 triệu đồng: Lỗi không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn của tài xế. Trước đây phạt tiền từ 600 – 800 nghìn đồng.
Mức phạt đối với xe máy
- Phạt 100 – 200 nghìn đồng: Lỗi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. Trước đây phạt tiền từ 80 – 100 nghìn đồng.
- Phạt 100 – 200 nghìn đồng: Lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Trước đây phạt tiền từ 80 – 100 nghìn đồng.
Cách sử dụng đèn pha an toàn và tránh bị phạt tiền
Không phải ai tham gia giao thông cũng nắm rõ được những điều này, chỉ cần bạn không biết hoặc quên cũng có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của tài xế xe khác, hoặc gây tai nạn giao thông.
- Khi thấy tài xế nháy đèn pha liên tục, thì bạn cũng nên kiểm tra đèn pha
- Đèn cốt (đèn chiếu gần) được sử dụng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, sương mù giúp người đi đường không bị chói mắt
- Khi đi vào ban đêm trong khu vực thành phố, bạn nên chỉ sử dụng đèn cốt. Trong các trường hợp đường vắng, thiếu ánh sáng, di chuyển trên cao tốc thì tài xế mới nên sử dụng đèn pha để tăng khả năng quan sát. Tuy nhiên, khi tới gần xe đi ngược chiều để tránh gây chói mắt tài xế bạn nên tắt đèn pha đi. Ngay cả khi cùng chiều bạn cũng không nên bật đèn pha vì có thể gây lóa mắt tài xế.
- Không lắp, độ thêm các thiết bị nếu không cần thiết. Đối với các xe ô tô lắp thêm đèn LED cũng bị Cục đăng kiểm từ chối. Căn cứ theo Nghị định 100, phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: “Điều khiển xe lắp thêm đèn trên nóc, phía trước, phía sau, dưới gầm hoặc cả hai bên thành ô tô.
- Khi đi sang đường, xin nhường đường, xin vượt, nhắc tài xế khác hạ đèn pha thì bạn nên nháy đèn pha.
Quy định sử dụng bản sao thay vì bản gốc giấy tờ xe
Cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong một số trường hợp người tham gia giao thông được sử dụng bản sao thay vì bản gốc giấy tờ xe. Khoản 13 Điều 80 Nghị định này quy định, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bảo sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.
Đây là quy định lần đầu tiên được áp dụng và nó hoàn toàn mới, người tham gia giao thông cần biết. Theo đó, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (mua trả góp, thế chấp,…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe của mình.
Tuy nhiên, để tránh bị xử phạt người tham gia giao thông cần mang theo cả bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng. Trong trường hợp chỉ xuất trình được bản sao giấy tờ xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt với lỗi không mang theo Giấy đăng ký xe ở mức: Từ 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy và 200.000 – 400.000 đồng đối với ô tô.