Nghiên cứu mở rộng và đi sâu vào tìm hiểu mối liên hệ giữa tình trạng trầm cảm lâm sàng và cảm giác đau đớn thông qua việc xác định các vùng não cụ thể điều khiển, chi phối và tiết chế tâm trạng chán nản cũng như mối liên hệ của nó để hiểu được cảm giác đau đớn về thể xác.Tâm trạng trầm cảm có mối liên quan đến hoạt động bị giảm dần đi ở các vùng não có khả năng điều tiết tâm trạng. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng có thể giải thích lý do tại sao những người mắc bệnh trầm cảm bị suy giảm khả năng chi phối quá trình suy nghĩ của họ.
Trầm cảm ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ (Nguồn: kenh14cdn.com)
Trong một bài báo mới được đăng tải trực tuyến, các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa thuộc Đại học San Diego đã mở rộng và nghiên cứu sâu hơn về tìm hiểu, xác định các vùng não cụ thể có khả năng điều khiển, chi phối và điều tiết tâm trạng trầm cảm và mối liên quan với cảm giác đau đớn về thể xác.
Cộng tác viết bài cho tạp chí PAIN, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu là tác giả Fadel Zeidan, tiến sĩ, trợ lý giáo sư gây mê tại Trường Y khoa thuộc trường Đại học San Diego, California cùng với các đồng nghiệp ở Bắc Carolina và Ohio, đã phát hiện ra rằng cả những vùng não có chức năng điều khiển và những vùng não theo dõi tín hiệu cảm giác đến từ các cơ quan khác đều có liên quan đến cảm giác đau đớn và tâm trạng tiêu cực, cả ở mức cao và mức thấp.
Zeidan cho biết ” Chúng tôi rất ngạc nhiên với vai trò bao quát của các vùng não này”. “Những vùng não có khả năng làm giảm nhẹ cảm giác đau đớn cũng liên quan đến tình trạng đau và cảm giác trầm cảm ở mức độ thấp. Những vùng não có khả năng điều tiết cơn đau cũng liên quan đến việc làm tăng cảm giác trầm cảm. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên sau khi nhìn thấy kết quả. Tại sao những vùng não cụ thể không thực hiện nhiều vai trò?”
Trong nghiên cứu của nhóm, Zeidan và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên 76 người khỏe mạnh, không mắc bệnh trầm cảm và không đau đớn. Họ là những người đầu tiên được đưa ra đánh giá đủ tiêu chuẩn về tâm trạng tiêu cực và chứng trầm cảm, sau đó họ được đặt vào tình thế bị kích nhiệt không mấy dễ chịu đồng thời tiến hành quét cộng hưởng từ.
Vùng não có khả năng điều tiết cơn đau cũng liên quan đến tăng cảm giác trầm cảm (Nguồn ảnh: toiimg.com)
Dữ liệu cho thấy rằng vùng vỏ não trước trán – là vùng não kiểm soát các chức năng cao cấp hơn của vỏ não như nhận thức, trí nhớ và hành vi – đồng thời cũng kiểm soát cảm giác đau đớn, cùng với các vùng phân tách cảm thụ, chẳng hạn như vùng vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác và thùy trung tâm phía sau.
Họ phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu bị trầm cảm ở mức cao có biểu hiện nhạy cảm cao hơn với cơn đau thực nghiệm. Đồng thời, tất cả các vùng não liên quan được kích thích hoạt động ở mức cao hơn.
Zeidan cho biết: “Những phát hiện này giải thích cho mối quan hệ phức tạp giữa tâm trạng chán nản và cảm giác đau đớn”. “Chúng tôi cũng hy vọng rằng chúng tôi có thể sử dụng những phát hiện này để phát triển các liệu pháp điều trị mới dựa trên hành vi mà không cần dùng các thuốc giảm đau nhóm opioid, nhắm vào tính chất chồng chéo của tình trạng đau mãn tính và trầm cảm lâm sàng, mang đến các phương pháp điều trị tốt hơn cho trầm cảm và cả cảm giác đau đớn.”
Bài viết được dịch theo Multiple brain regions moderate and link depressive mood and pain xuất bản 21/05/2019 trên trang ScienceDaily.