Để làm hộ chiếu thì điều đầu tiên là bạn phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân của mình vào tờ khai xin cấp hộ chiếu. Điều này rất quan trọng khi đề nghị cấp hộ chiếu. Theo đó công dân phải nộp mẫu tờ khai này tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi tạm trú hoặc thường trú.
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai làm hộ chiếu đúng chuẩn 2023
Mẫu tờ khai hộ chiếu (X01) dành cho cả người lớn và trẻ em được sử dụng từ năm 2013 đến nay. Lần cập nhật gần nhất và ban hành kèm Thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06/07/2016 của Bộ Công An.
Khi nào sử dụng mẫu tờ khai hộ chiếu (X01)?
Mẫu tờ khai X01 được dùng khi công dân muốn làm passport lần đầu, làm lại, sửa đổi thông tin, cấp đổi hộ chiếu cho trẻ em và người lớn trên 14 tuổi. Tuy nhiên, hộ chiếu trẻ em từ 0-14 tuổi bắt buộc phải sử dụng mẫu X01 trên toàn quốc, trong khi đó hộ chiếu dành cho người lớn trên 14 tuổi chỉ sử dụng với các tỉnh, thành phố chưa áp dụng điền tờ khai làm hộ chiếu online.
Có mấy bản mẫu tờ khai hộ chiếu?
Hiện tại có hai mẫu file Word cũ và mẫu file PDF mới nhất, trong đó bản PDF mới chủ dùng nếu bạn không thể điền được form word cũ.
Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu (passport) X01 File Word
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu (passport) X01 File PDF mới nhất
Cách điền mẫu Tờ khai làm hộ chiếu X01 đúng chuẩn 2022
Mẫu tờ khai xin cấp passport phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 29/2016/TT-BCA. Cách điền đơn giản như sau, đầu tiên cần điền đầy đủ và chính xác các nội dung được yêu cầu trong Tờ khai. Chỉ cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
- Mục (1): Dán 01 ảnh vào mặt sau, 01 ảnh vào khung tờ khai
- Mục (2): Điền vào 9 ô đầu và gạch chéo 3 ô sau nếu Chứng minh nhân dân (CMND)/Chứng minh thư (CMT) có 9 số.
- Mục (3): Ghi cụ thể: Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu; đề nghị bổ sung con dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của cha/mẹ; đề nghị điều chỉnh ngày tháng năm sinh, họ và tên, số giấy CMND/thẻ Căn cước công dân (CCCD) trong hộ chiếu; sửa đổi nơi sinh trong hộ chiếu; cấp lại hộ chiếu (do hết hạn/mất/ tách cấp riêng hộ chiếu cho con); đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do).
- Mục (4): Trưởng Công an phường, xã thị trấn nơi tạm trú hoặc thường trú xác nhận đối với trường hợp đối tượng xin cấp hộ chiếu là trẻ em dưới 14 tuổi và trường hợp gửi hồ sơ qua đường Bưu điện. Cần người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận nếu trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ.
Cách phân biệt các loại hộ chiếu (passport)
Theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 65/2012/NĐ-CP, Việt Nam đang sử dụng 3 loại hộ chiếu chính và cách phân biệt như sau:
- Hộ chiếu màu đỏ: Là hộ chiếu ngoại giao được cấp cho cán bộ cấp cao như Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước,… với thời hạn sử dụng 5 năm.
- Hộ chiếu màu xanh ngọc bích: Là hộ chiếu công vụ được cấp cho những trường hợp ra nước ngoài làm việc theo sự phân công của cơ quan Nhà nước, với thời hạn 5 năm.
- Hộ chiếu màu xanh lá: Là hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam và cũng là loại passport phổ biến nhất hiện nay. Thời hạn sẽ được phân chia như sau với passport cho trẻ em dưới 14 tuổi là 5 năm, cho công dân trên 14 tuổi là 10 năm và hộ chiếu cấp chung cho Công dân Việt Nam và con của Công dân (<9 tuổi) là 5 năm.
Hy vọng những chia sẻ về mẫu tờ khai làm hộ chiếu 2022 và cách điền mẫu tờ khai X01 trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về các loại giấy tờ này. Đặc biệt hơn là có thể tự mình tải về và tự điền thông tin mà không cần nhờ đến sự trợ giúp nào từ các công ty dịch vụ.