Trải qua những tháng ngày ốm nghén mệt nhọc, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn từ tháng thứ 4 trở đi. Tuy nhiên mẹ đã biết mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì để đảm bảo cho sự phát triển của con chưa? Cùng Blog Useful tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Mang thai 3 tháng giữa không nên ăn gì
1.1 Tránh các loại thực phẩm gây nóng, táo bón
Chứng táo bón có thể xuất hiện từ những tháng đầu thai kỳ, nhưng có khả năng nghiêm trọng hơn vào những tháng giữa. Tuy không gây hại lớn đến sức khỏe của mẹ và bé, nhưng những triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, khiến mẹ bầu ăn không ngon, hấp thu kém, gây thiếu hụt dinh dưỡng cho mẹ và bé. Vì vậy trong giai đoạn này, thai phụ nên hạn chế việc chỉ ăn thịt, ăn nhiều những món khó tiêu, gia vị cay nóng. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung các loại rau củ sạch bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể. Ngoài ra ăn khoai lang đúng cách khi mang bầu cũng rất tốt cho tiêu hóa.
Mang thai 3 tháng giữa không nên ăn gì là băn khoăn của nhiều mẹ bầu (Nguồn: medicalnewstoday.com)
1.2 Không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn
Không riêng gì giai đoạn giữa của thai kỳ, trong suốt thời gian trước, trong và sau khi sinh, mẹ không nên sử dụng chất kích thích, rượu bia và các loại đồ uống có cồn. Do cơ thể còn non nớt nên thai nhi không thể đào thải được cồn ra ngoài. Đây chính là lý do vì sao thai phụ uống rượu bia dễ bị sinh non, sảy thai, thai lưu hay bị các dị tật bẩm sinh, ốm yếu khi ra đời. Thay vào đó, mẹ bầu nên dùng sữa bột dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai 1-2 ly mỗi ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi.
1.3 Kiêng các loại thực phẩm tái, sống
Các ký sinh trùng có rất nhiều trong các loại thực phẩm chưa được chế biến kỹ như gỏi, thịt bò tái, sushi, sashimi hay các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Khi ăn vào, chúng có khả năng xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, làm suy yếu hệ miễn dịch của cả mẹ và bé. Trong khi thai phụ có thể gặp phải tình trạng ngộ độc thì thai nhi phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương, dị tật.
Vi khuẩn listeria có trong các chế phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng còn có khả năng gây dị tật cho thai nhi. Do đó dù có thể không nhớ chi tiết 3 tháng giữa thai kỳ nên kiêng gì và thực đơn giúp thai nhi khỏe mạnh thì mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh xa những thức ăn tái, sống bất kể đó là loại thịt cá gì nhé. Cần ăn chín uống sôi theo thực đơn các món ngon mỗi ngày bổ dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
1.4 Cà phê
Thành phần caffeine khiến nhịp tim của thai nhi tăng cao, trong khi đó cơ thể bé chưa có khả năng đào thải chúng nên phải chịu sự tổn thương trong thời gian dài. Hơn nữa chúng còn khiến lượng máu đến thai nhi bị giảm đi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và tăng nguy cơ bị dị tật.
Đối với thai phụ, khi uống cà phê, mẹ vừa bị mất nước, vừa giảm khả năng hấp thu sắt. Do đó nếu không kiêng loại thức uống này, mẹ sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu sử dụng liều lượng lớn. Các mẹ dùng thay thế cho cà phê hằng ngày bằng các loại nước ép trái cây giàu chất xơ, sinh tố bổ dưỡng vừa cung cấp vitamin cần thiết vừa phòng tránh được chứng táo bón của mẹ.
Dùng sinh tố, nước trái cây thay thế cho cà phê (Nguồn: healthynibblesandbits.com)
1.5 Hạn chế tối đa các loại thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản
Đối với mẹ bầu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, các loại thực phẩm giàu carbohydrate đơn giản như đường, sữa, bia, kẹo, nước ngọt, siro… cần được hạn chế đối đa. Do chúng dễ hấp thụ nên khi ăn nhiều, lượng insulin sẽ tăng cao đột ngột, gây nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
Thay vào đó, mẹ bầu nên dùng carbohydrate phức tạp như ngô, khoai, đậu, ngũ cốc nguyên cám nhiều dưỡng chất để cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể. Thời gian để tiêu hóa chúng lâu hơn nên hạn chế được bệnh tiểu đường thai kỳ, giảm đường máu cho mẹ bầu.
1.6 Gan các loại động vật
Không phải cứ có nhiều dinh dưỡng là tốt. Điển hình như gan động vật, tuy có rất nhiều dinh dưỡng nhưng đây lại là thực phẩm hàng đầu mà mẹ bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ phải bỏ qua. Do trong gan có hàm lượng vitamin A rất lớn ăn vào sẽ gây dư thừa vi chất này, khiến làn da có cảm giác khô sần, ngứa ngáy. Ngoài ra do gan là cơ quan thải độc nên có thể vẫn còn chứa các thành phần có hại. Khi thai nhi hấp thụ sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc, dẫn tới dị tật bẩm sinh khi chào đời.
Hạn chế dùng các loại gan động vật (Nguồn: blog.Useful.com)
2. Mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì
2.1 Không cúi, gập người lên xuống
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, vòng bụng mẹ đã phát triển to ra. Do đó các hoạt động cúi gập người trở nên khó khăn hơn. Thậm chí việc cầm nhấc đồ có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt, té ngã. Vì vậy nếu được, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh khi muốn lấy đồ ở dưới thấp.
2.2 Thay đổi tư thế đứng, ngồi đột ngột
Việc thay đổi tư thế một cách bất ngờ, nhanh chóng có thể khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, té ngã. Khi mang bầu, các triệu chứng trên có thể trầm trọng hơn. Bên cạnh đó bạn cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh tê chân tay, nhức mỏi cơ thể. Thay vào đó, thỉnh thoảng bạn cần đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh để máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra tham gia các hoạt động tập luyện yoga nhẹ nhàng giúp cho cơ thể mẹ tránh gặp phải tình trạng đau nhức và căng cơ.
Luyện tập yoga cho mẹ bầu (Nguồn: npr.org)
2.3 Tránh ngồi chéo chân
Trong số những tư thế ngồi gây hại cho cả mẹ bầu và thai nhi, kiểu bắt chéo chân rất hại cho thai phụ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Hơn nữa ở tư thế này, cả xương hông, xương chậu, xương cổ, lưng giữa và lưng dưới đều phải chịu áp lực, khiến cơ thể nhức mỏi, khó chịu.
2.4 Mang giày cao gót hoặc dép quá chật
Ở giai đoạn giữa thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã tăng trọng lượng khá nhiều. Việc mang giày cao gót không chỉ có nguy cơ bị té, vấp gây sảy thai mà còn dẫn tới các tình trạng như: căng cứng cơ bắp, co rút chân, giãn cơ, sưng tấy chân, đau lưng. Tất cả các triệu chứng này có thể gặp ở phụ nữ bình thường khi đi giày trong thời gian dài. Tuy nhiên với thai phụ, khoảng thời gian gặp các vấn đề khó chịu đó sẽ rút ngắn hơn, trong khi tình trạng lại trở nên trầm trọng và khó hồi phục hơn. Do đó mẹ chỉ nên sử dụng các loại dép đế bệt, đi êm mềm chân để thoải mái và vững vàng nhất trong mỗi bước đi.
2.5. Khám thai không đúng lịch hẹn thường xuyên
Dù cho bận rộn tới đâu, mẹ bầu cũng không được xem nhẹ việc khám thai định kỳ. Nhờ các kết quả thăm khám, xét nghiệm và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, mẹ sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, có sự điều chỉnh về dinh dưỡng thói quen phù hợp với nhu cầu của mẹ và con. Thậm chí những vấn đề như mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì sẽ được các bác sĩ tư vấn, khuyến cáo cụ thể.
Bên cạnh đó nếu mẹ hoặc bé có các vấn đề bệnh lý bất thường, việc thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, điều trị hoặc xử lý khoa học và hiệu quả nhất. Nhờ vậy, mẹ sẽ có được thai kỳ thoải mái, khỏe mạnh hơn, còn con sẽ được đảm bảo sự phát triển tốt về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc nếu không khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ, mẹ có thể bỏ lỡ những dấu hiệu bất thường trong sự phát triển của con.
Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec (Nguồn: facebook.com)
Trong suốt quá trình mang bầu, một thai phụ khỏe mạnh cần khám ít nhất là 6 lần. Trong trường hợp có bệnh lý thì cần khám nhiều hơn theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu không muốn bon chen chờ đợi hay lo ngại về chuyên môn bác sĩ, các dịch vụ thai sản trọn gói cao cấp của bệnh viện Vinmec là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng cho cả mẹ và bé. Tại đây, mẹ có thể lựa chọn các gói chăm sóc từ các mốc khác nhau, mẹ và bé sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo và các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm đầy đủ, phù hợp.
Nếu đang ở giai đoạn giữa thai kỳ, dịch vụ thai sản trọn gói từ tuần 27 là phù hợp hơn cả. Tính từ thời điểm mẹ bầu lựa chọn đăng ký gói dịch vụ này đến lúc chuyển dạ, mẹ sẽ được khám 8 lần với bác sĩ sản khoa, khám 1 lần với bác sĩ gây mê 1 lần, siêu âm thai 2D, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, theo dõi tim thai và thực hiện các xét nghiệm thường quy. Nếu quan tâm đến dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn mang ý nghĩa bảo vệ tốt nhất cho con yêu sau này hay các gói khám chuyên sâu khác, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có quyết định phù hợp.
Tại đây, những băn khoăn về các kết quả thăm khám, xét nghiệm, những vấn đề gặp phải trong thai kỳ hay thậm chí việc 3 tháng giữa thai kỳ nên kiêng gì cũng đều được các bác sĩ có chuyên môn cao tư vấn tận tình, chu đáo. Đặc biệt, mỗi thai phụ sẽ được nhắc các mốc khám thai quan trọng để không bỏ các cột mốc khám quan trọng. Cụ thể:
Khám thai định kỳ tại bệnh viện Vinmec (Nguồn: facebook.com)
Từ tuần 24 – 28: Xét nghiệm công thức máu, pháp đường huyết, lấy mẫu nước tiểu để phân tích, ure, GOT, GPT, Creatinin, tiêm uốn ván 1.
Từ tuần 30 – 32: mẹ bầu sẽ được siêu âm hình thái, thử nước tiểu nhanh, tiêm uốn ván 2.
Từ tuần 32 – 34: thử nước tiểu nhanh, bác sĩ thực hiện siêu âm 2D cho mẹ bầu.
Từ tuần 35 – 36: bên cạnh thực hiện xét nghiệm công thức máu, lấy mẫu nước tiểu để phân tích, xét nghiệm đông máu, CMV, streptococcus, glucose, Doppler, mẹ bầu còn được bác sĩ gây mê khám.
Từ tuần 36 – 37, tuần 37 – 38, tuần 38 – 39: mẹ bầu tiếp tục thử nước tiểu nhanh, được siêu âm 2D và monitor.
Tuần 40: thử nước tiểu nhanh, siêu âm 2D, monitor, mẹ bầu được bác sĩ chuyên khoa khám, nhập viện, nhận các dịch vụ trong và sau sinh.
Hy vọng những thông tin trên giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa nên kiêng gì và những chú ý quan trọng cho cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Ngoài ra để mang đến những điều tốt nhất cho bé yêu, đừng bỏ qua các gói dịch vụ thăm khám và chăm sóc mẹ bầu tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bạn nhé. Đặc biệt, khi đăng ký tại Useful.vn, bạn sẽ tha hồ tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp mà không cần phải lo lắng nhiều về chi phí.