Lưu trữ máu cuống rốn chữa được 23 loại bệnh gì hiểm nghèo hiện nay

Bạn có biết máu cuống rốn là gì không? Đây là một trong những nguyên liệu quý giá giúp điều trị một số bệnh lý nguy hiểm cho con người. Để hiểu kỹ hơn về lưu trữ máu cuống rốn và những thông tin liên quan, cùng tìm hiểu một số thông tin được tổng hợp ở bài viết sau.

1. Máu cuống rốn là gì

Có không ít người thắc mắc không biết máu cuống rốn là gì? Đây là một loại nguyên liệu được giới y khoa đánh giá là rất quý giá với khả năng điều trị được rất nhiều các bệnh lý nghiêm trọng hiện nay. Có thể kể đến một số bệnh: suy tủy, thalassemia, ung thư máu…

Vậy lưu máu cuống rốn là gì? Với ý nghĩa thiết thực như vậy nên quá trình lưu giữ máu cuống rốn giúp tăng cơ hội điều trị các bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là những người có tiền sử bị bệnh hoặc do di truyền từ gia đình.

Lưu máu cuống rốn là biện pháp được nhiều người áp dụng

Lưu máu cuống rốn là biện pháp được nhiều người áp dụng (Nguồn: Useful.com)

2. Tại sao phải lưu trữ máu cuống rốn?

Mặc dù có rất nhiều tác dụng quan trọng trong việc điều trị bệnh nhưng máu cuống rốn lại không thể giữ lâu ở điều kiện bình thường được. Vì vậy để có thể sử dụng khi cần thiết, người ta cần phải tiến hành quy trình lưu trữ máu cuống rốn công nghệ hiện đại.

2.1. Điều trị các bệnh nguy hiểm, khó chữa

Các tế bào gốc có trong máu cuống rốn thường được lưu trữ lại với mục đích phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, lâu dài và chữa trị các bệnh về máu, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, nhất là ở trẻ em. Các y bác sĩ thường sử dụng máu tế bào gốc để thay thế cho việc ghép tủy xương ở một số bệnh nhân. Nhờ vậy mà có không ít người bệnh đã có thể được chữa trị thay vì chờ đợi tủy phù hợp với mình. Nhờ vào công nghệ khoa học tiên tiến hiện nay nên dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn có thể bảo quản trong nhiều thập kỷ mà không sợ bị hư hỏng.

2.2. Hạn chế khả năng mảnh ghép chống lại các tế bào vật chủ

Có không ít tình trạng các tế bào được cấy ghép từ cá thể A vào cá thể B sẽ tấn công những tế bào sẵn có bên trong cơ thể B. Để khắc phục và hạn chế tình trạng đó thì lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là giải pháp dành cho tương lai. Nói một cách dễ hiểu hơn thì loại nguyên liệu này có khả năng hạn chế đào thải tế bào ở vật chủ.

2.3. An toàn, hữu ích cho cả mẹ và bé

Cách lấy máu ở cuống rốn rất an toàn và không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến cả bé và mẹ. Bên cạnh đó phương pháp này rất hữu hiệu để sử dụng trong tương lai khi mẹ hoặc bé có những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.

2.4. Chữa bệnh cho người nhà và cộng đồng

Việc tìm kiếm những người có tế bào cấy phù hợp với mình hoặc người thân trong phạm vi cả nước hoặc ở ngoài tốn rất nhiều chi phí. Lưu trữ sẵn những tế bào gốc tại bệnh viện Vinmec nổi tiếng có thể giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí cho người bệnh.

Lưu máu cuống rốn giúp điều trị nhiều bệnh nghiêm trọng

Lưu máu cuống rốn giúp điều trị nhiều bệnh nghiêm trọng (Nguồn: medezevn.com)

3. Máu cuống rốn chữa được những bệnh gì?

Trong dây rốn có chứa rất nhiều các tế bào gốc. Chính việc lưu trữ những tế bào này sẽ giúp ích cho việc chữa trị các bệnh lý sau này. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã được chứng minh thì có đến hơn 80 loại bệnh lý khác nhau có thể được chữa trị bằng phương pháp lưu trữ máu tế bào gốc. Một số bệnh có thể được kể đến: tự kỷ, ngạt sơ sinh, ung thư máu, các bệnh rối loạn về máu, các bệnh đột quỵ hoặc tim mạch…

3.1 Ung thư bạch cầu cấp tính

Ung thư bạch cầu cấp tính hay còn được mọi người biết đến với tên gọi là ung thư máu hay bệnh bạch cầu. Đây là một loại ung thư ác tính có khả năng tử vong cao. Để chữa trị căn bệnh này, người bệnh cần phải cấy ghép tủy phù hợp. Tuy nhiên việc tìm kiếm này rất khó khăn, nên tỉ lệ chữa khỏi bệnh cũng không cao. Để giải quyết vấn đề đó thì nên thực hiện khám bổ trợ chuyên sâu thường xuyên và sử dụng các tế bào ở máu cuống rốn.

3.2 Bệnh ung thư gan

Gan là cơ quan nằm ở phần phía trên bên dưới cơ hoành và ngay phía bên phải của bụng Ung thư gan là loại bệnh mà các tế bào gan bị hư tổn không đảm bảo chức năng vốn có của mình.

3.3 Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính

Bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính hay còn gọi là CML. Đây là một loại ung thư khá phổ biến xuất hiện ở các tế bào máu. Trong y khoa, thuật ngữ “mãn tính” để chỉ các loại bệnh có xu hướng phát triển chậm hơn so với hình thức cấp tính. Tuy nhiên việc chữa trị cũng cần phải kiên trì hơn nhiều.

3.4 Bệnh bạch cầu tế bào huyết tương

Bệnh bạch cầu tế bào huyết tương hay còn gọi là plasma tế bào bệnh bạch cầu. Loại bệnh lý này xuất hiện từ một số tế bào huyết tương máu ngoại vi có tỉ lệ >20% các tế bào plasma hoặc các giá trị tuyệt đối > 2,0 × 109 /L. Bên cạnh đó các tế bào này xuất hiện những bất thường về hình thái so với bình thường. Điều này có thể thực hiện chẩn đoán bằng máy tính.

Máu cuống rốn chữa được rất nhiều bệnh

Máu cuống rốn chữa được rất nhiều bệnh (Nguồn: Useful.com)

3.5 Tổn thương tủy sống

Tổn thương tuỷ sống còn có tên khoa học là Spinal cord injury – SCI. Đây là một dạng tổn thương các dây thần kinh nằm ở phía bên trong của tuỷ sống. Phần lớn các trường hợp Spinal cord injury đều xuất phát từ nguyên nhân cột sống bị chấn thương. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng gửi và nhận tín hiệu từ não đến các cơ quan cảm giác, khả năng vận động cũng như tự điều khiển của cơ thể không kiểm soát được nữa.

3.6 Thiếu máu không tái tạo

Thiếu máu không tái tạo là tình trạng bệnh lý mà quá trình tái tạo của hồng cầu không hoạt động. Bên cạnh đó các dòng bạch cầu hạt và dòng bạch cầu nhân khổng lồ cũng có khả năng tái tạo cũng bị ảnh hưởng. Phương pháp lưu trữ máy cuống rốn sẽ giúp các bác sĩ có thể chữa trị căn bệnh này.

3.7 Bệnh teo cơ tủy

Bệnh teo cơ tủy sống (Spinal muscular atrophy) là bệnh lý xảy ra khi tế bào vận động số II tại tủy sống bị tổn thương dẫn đến các nơ ron thần kinh vận động bị ảnh hưởng và xảy ra tình trạng teo cơ. Vì vậy nên những người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng các cơ không phát triển mà có xu hướng thu nhỏ lại, khuyết tật vận động. Những người bị bệnh này thường sẽ không đi đứng, giữ thăng bằng hay ăn uống bình thường như mọi người được.

3.8 Các bệnh về rối loạn chuyển hóa

Các bệnh về rối loạn chuyển hóa thường xảy ra khá phổ biến ở nhiều người bệnh. Đây là tình trạng rối loạn lipid của máu. Trong số các biểu hiện của bệnh thì việc tăng lipid máu là thường gặp và nghiêm trọng hơn so với giảm lipit.

Máu tế bào gốc chữa các bệnh rối loạn chuyển hoá

Máu tế bào gốc chữa các bệnh rối loạn chuyển hoá (Nguồn: thuvienbinhthuan.com.vn)

3.9 Bệnh u hạt mạn tính

Bệnh u hạt mạn tính là một loại bệnh lý thường có nguyên nhân từ sự thiếu hụt enzyme NADPH oxidase hoặc sự thay đổi về mặt cấu trúc di truyền. Biểu hiện của bệnh chính là những khiếm khuyết trong hệ thống hình thành anion superoxide từ đó làm giảm xúc tác giữa oxy cũng như các dạng hoạt động của  nó.

3.10 Giảm bạch cầu bẩm sinh

Bạch cầu trung tính là một dạng ung thư xảy ra khá phổ biến của các tế bào trắng. Bệnh lý này xuất hiện khi số lượng các bạch cầu trung tính thấp ở mức bất thường. Các tế bào ở tủy xương sẽ tiến hành di chuyển đến máu và các khu vực bị nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng chính tại đây số lượng các tế bào bị giảm xuống và khiến cho cơ thể không chống lại được các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

3.11 Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nặng

Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID) chính là một sự thiếu hụt của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Trong đó có hai loại kháng thể và tế bào T bị mất đi một cách nghiêm trọng do di truyền. Bệnh lý này thường rất hiếm khi xảy ra. Cơ hội một đứa trẻ sinh ra và mắc phải  SCID là 1/500.000 ca sinh và cho đến những năm gần đây chưa có một phương pháp nào có thể khắc phục một cách triệt để.

3.12 Tiểu đường

Tiểu đường được biết đến mà một nhóm bệnh mà xuất hiện do rối loạn khả năng chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein trong cơ thể, đặc biệt là khi insulin của tuỵ bị giảm tác động hoặc thiếu hụt. Bệnh lý này thường là nguyên nhân chính dẫn đến một số loại bệnh hiểm nghèo hiện nay. Điển hình nhất chính là tai biến mạch máu não, mù mắt, bệnh tim mạch vành, suy thận, liệt dương… Khám tầm soát bệnh tiểu đường và dùng máu cuống rốn lưu trữ giúp cho việc chữa trị hiệu quả hơn.

Tế bào gốc từ cuống rốn giúp điều trị các bệnh tiểu đường

Tế bào gốc từ cuống rốn giúp điều trị các bệnh tiểu đường (Nguồn: thuoctanduoc.vn)

3.13 Viêm xương khớp

Bệnh viêm xương khớp còn được gọi với một tên khác là thoái hoá xương khớp hoặc osteoarthritis. Đây là hình thức phổ biến thường gặp nhất của viêm khớp. Nguyên nhân xảy ra bệnh này là do các lớp sụn ở khớp xương theo thời gian bị thoái hoá.

3.14 Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một bệnh có độ nguy hiểm khá cao, có thể đe dọa đến tính mạng của mọi người. Nguyên nhân là do mạch máu thần kinh của tim bị tắc nghẽn một cách đột ngột khiến cho cơ hoành không được cung cấp máu. Điều này sẽ dẫn đến vùng cơ tim bị hoại tử và gây nên triệu chứng ngực bị đau một cách đột ngột.

3.15 Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay thường được nhiều người gọi là đột quỵ não. Đây là một loại bệnh thường xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ vì một lý do nào đó mà bị ngưng trệ.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm (Nguồn: vtcns.com)

3.16 Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não xuất hiện khi người bệnh bị tổn thương hộp sọ hoặc đầu bị sang chấn. Những dấu hiệu này có thể gây tử vong cao ở người bệnh. Nếu được chữa trị thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề.

3.17 Hói

Hói đầu thường có hai dạng chính là rụng tóc từng phần hoặc rụng hết toàn bộ tóc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hói, tuy nhiên thường xảy ra nhất là do androgen trong cơ thể bị thiếu hụt. Bên cạnh đó nhiều người thường xuyên bị stress, bẩm sinh, suy dinh dưỡng, hoặc mắc các bệnh ngoài da… cũng dẫn đến bệnh lý trên.

3.18 Hạn chế thính giác

Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng suy giảm thính giác ở người bệnh. Trong đó các yếu tố từ môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn. Để hạn chế những tác động có hại này. Để hạn chế cũng như có biện pháp khắc phục những tác động có hại này thì việc xác định nguyên nhân có vai trò quan trọng

3.19 Phục hồi thị lực

Phục hồi thị lực là một thuật ngữ nói về loại phục hồi chức năng hoặc cải thiện ở những người thị lực kém. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là một dạng cải thiện sự độc lập và chất lượng cuộc sống ở một số cá nhân bị mất thị giác do nhiều nguyên nhân.

Bạn đang muốn tìm giải pháp để phục hồi thị lực

Bạn đang muốn tìm giải pháp để phục hồi thị lực (Nguồn: vtv1.mediacdn.vn)

3.20 Xơ cứng động mạch

Xơ cứng động mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và các bệnh lý về tim mạch. Điều này đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Vậy nên cần đưa ra các biện pháp để phòng ngừa cũng như ngăn chặn hiệu quả.

3.21 Vô sinh

Vô sinh, hiếm muộn khá thường gặp, bệnh hay còn được gọi với tên tiếng anh là infertility. Đây là tình trạng bệnh mà các cặp vợ chồng sau nhiều năm sống chung, có quan hệ tình dục và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa có thai.

3.22 Thay thế răng bị mất

Khi không may bị tai nạn hay vì một nguyên nhân nào đó mà mất đi một hoặc nhiều chiếc răng. Để khắc phục điều đó thì việc tạo ra các phôi răng phù hợp là điều cần thiết. Máu cuống rốn chứa các tế bào gốc sẽ giúp  thực hiện điều này.

3.23 Khuyết tật do rối loạn bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh hay còn được biết đến là khuyết tật bẩm sinh, dị dạng bẩm sinh hay rối loạn bẩm sinh… Đây là sự bất thường trong chức năng hoặc cấu trúc ở thai nhi và có thể được xác định trước khi sinh hoặc lúc bé mới chào đời.

Khuyết tật do các rối loạn bẩm sinh

Khuyết tật do các rối loạn bẩm sinh (Nguồn: phunuvietnam.vn)

4. Máu cuống rốn lưu trữ được bao lâu?

Tính tới thời điểm hiện tại thì ngân hàng máu cuống rốn mới chỉ tồn tại được khoảng từ 18-20 năm trên thế giới. Vì vậy nên chưa có tài liệu khoa học nào có thể chứng minh một cách chính xác thời gian lưu trữ lâu hơn của loại tế bào này. Nếu bạn sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói, chất lượng thì các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thật kỹ càng về vấn đề này.

5. Lưu trữ máu cuống rốn như thế nào?

Bởi vì máu cuống rốn có chứa nhiều tế bào gốc dồi dào nên máu cuống rốn trở thành một loại bảo hiểm sức khỏe trọn đời dành cho trẻ nhỏ. Việc lưu trữ máu cuống rốn hiện đang là dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bé yêu được nhiều bố mẹ quan tâm và lựa chọn.

Vậy bạn có biết quy trình lưu trữ máu cuống rốn được thực hiện như thế nào không? Các y bác sĩ sẽ thực hiện lần lượt theo các bước sau: Thu thập thông tin; Thu thập máu cuống rốn; Vận chuyển máu cuống rốn đến ngân hàng máu; Xét nghiệm và xử lý máu cuống rốn; Lưu trữ mẫu máu cuống rốn và quản lý hồ sơ; Rã đông khi cần sử dụng

Máu cuống rốn được lưu trữ theo một quy trình chuẩn

Máu cuống rốn được lưu trữ theo một quy trình chuẩn (Nguồn: petrotimes.vn)

6. Thủ tục lưu máu cuống rốn

Thủ tục lưu máu cuống rốn được thực hiện rất thuận tiện và nhanh chóng. Sau khi đăng  ký xong bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện theo các bước sau: Tìm hiểu về dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn; Thu thập thông tin; Ký hợp đồng lưu trữ; Thu thập máu cuống rốn; Vận chuyển máu cuống rốn đến Ngân hàng máu; Xét nghiệm và xử lý máu cuống rốn; Lưu trữ mẫu và quản lý hồ sơ; Rã đông.

Thủ tục lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn được thực hiện nhanh chóng

Thủ tục lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn được thực hiện nhanh chóng (Nguồn: media.laodong.vn)

Nếu bạn đang muốn đăng ký chọn mua gói dịch vụ lưu máu cuống rốn độc quyền tại Vinmec thì có thể truy cập Useful. Để hiểu hơn về thủ tục cũng như cách thức thực hiện lưu máu cuống rốn, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn giúp bạn. Cách thức thực hiện đơn giản, thời gian hoàn thành nhanh chóng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn lựa.

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn giúp chữa được rất nhiều căn bệnh nguy hiểm (Nguồn: Useful.com)

Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc lưu trữ máu cuống rốn giúp chữa những căn bệnh nguy hiểm và một số thông tin liên quan. Hy vọng các thông tin được tổng hợp đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích.