Hiện nay, việc lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm và thực hiện bởi việc này sẽ giúp chữa một số bệnh cho trẻ sau này nếu mắc phải. Vậy lưu trữ máu cuống rốn cần chuẩn bị gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
1. Thu thập thông tin
1.1 Bệnh lý di truyền của bố và mẹ
Thông tin các bệnh lý của bố mẹ chính là điều đầu tiên khi lưu trữ máu cuống rốn cần chuẩn bị gì. Trước khi tiến hành lưu trữ thì cần phải biết bố mẹ trẻ có mắc bệnh lý nào có yếu tố di truyền hay không. Việc này rất quan trọng, để đảm bảo các tế bào gốc trong máu cuống rốn phải hoàn toàn khỏe mạnh thì mới lưu trữ. Nếu bố hoặc mẹ mắc một số bệnh về máu có tính di truyền cao thì khả năng lây sang con rất lớn nên sẽ không thích hợp để lưu trữ cuống rốn.
Lưu trữ máu cuống rốn cần chuẩn bị những gì? (Nguồn:medezevn.com)
1.2 Thông tin về sản phụ
Theo kinh nghiệm lưu trữ máu cuống rốn quan trọng cần biết thì sản phụ muốn lưu trữ máu cuống rốn khi bước sang tuần thai thứ 30 phải đến bệnh viện để được các nhân viên y tế tư vấn và hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời, sản phụ sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết cho nhân viên y tế như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ hay các thông tin về sức khỏe trước đó có mắc bệnh gì không?
Tất cả nhằm đảm bảo sản phụ có sức khỏe tốt, có thích hợp để lưu trữ cuống rốn hay không thôi. Do đó, khi khai thông tin sản phụ cần khai chi tiết và đúng sự thật, không dấu bệnh.
2. Giấy tờ, thủ tục đăng ký
Lưu trữ máu cuống rốn cần chuẩn bị gì? Đó là:
- Chứng minh nhân dân
- Sổ khám thai
- Phiếu siêu âm thai gần nhất
- Xét nghiệm tổng phân tích về nhóm máu ABO/Rh (nếu có), tế bào máu
- Xét nghiệm thực hiện nơi bệnh viện đăng ký lưu trữ (tổng phân tích tế bào máu, HBsAg, nhóm máu ABO&Rh, HCV-Ab, huyết thanh giang mai, Anti HIV – ½)
- Phiếu khai thông tin thời gian và bệnh viện dự định sinh (do NHTM cung cấp)
Những thứ này bắt buộc phải chuẩn bị trước khi lưu trữ máu cuống rốn. Có thể thấy, thủ tục đăng ký rất đơn giản và nhanh gọn. Khi có kết quả đánh giá sức khỏe đạt yêu cầu thì sản phụ sẽ thực hiện ký hợp đồng và đóng phí dịch vụ.
3. Lưu trữ máu cuống rốn bao nhiêu tiền
3.1 Gói 1 năm
Nếu điều kiện kinh tế eo hẹp thì bạn có thể chọn gói lưu trữ máu cuống rốn 1 năm cho 1 mẫu này với mức giá là 5 triệu đồng. Nếu bạn muốn con thứ hai cũng được lưu trữ cuống rốn thì chi phí phải trả cho 2 mẫu đó là 10 triệu đồng chẵn nhé!
3.2 Gói 5 năm
Trước khi lưu trữ máu cuống rốn chuẩn bị gì thì tài chính là thứ bạn cần chuẩn bị trước tiên bởi chi phí để thực hiện nó không hề thấp như bạn nghĩ. Tuy nhiên, lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn mang lại cho con sau này là vô giá, thậm chí cứu được tính mạng của con bạn. Vì thế, cha mẹ sẵn sàng bỏ một khoản tiền nhất định trong 5 năm đầu đời của con là hoàn toàn xứng đáng. Giá gói dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn 1 mẫu trong 5 năm là 14,5 triệu đồng, còn 2 mẫu là 30 triệu đồng.
3.3 Gói 10 năm
Thời gian lưu trữ càng lâu thì chi phí sẽ càng cao. Chi phí cho việc lưu trữ máu cuống rốn 1 mẫu thời gian 10 năm là 27.000.000 đồng, 2 mẫu là 58.000.000 đồng. Với gói này cũng được nhiều gia đình lựa chọn vì thời gian của nó cũng tương đối dài và chi phí không quá cao nên phù hợp với hầu hết mọi gia đình.
3.4 Gói 17 năm
Đặc biệt, gói dài nhất kéo dài đến tận 17 năm, nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư gói lưu trữ máu cuống rốn 1 mẫu thời hạn 17 năm chi phí là 50.000.000 đồng, 2 mẫu là 110.000.000 đồng. Đây là một trong những gói được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con vì nhằm bảo vệ sức khỏe của con cái cũng như chính người thân trong gia đình nếu không may mắc bệnh cần điều trị bằng tế bào gốc.
Các gói lưu trữ máu cuống rốn (Nguồn:vinmec-prod.s3.amazonaws.com)
4. Trường hợp không nên lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn
4.1 Mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính với các loại virus HIV, HTLV1, viêm gan B, C
Nếu bị mắc các bệnh như viêm gan B, C, HIV thì bác sĩ sẽ khuyên không nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn vì nó sẽ không có tác dụng trong điều trị bệnh về máu hay bất kỳ bệnh nào khác. Hơn nữa, đó đều là những căn bệnh có tính di truyền cao và không có thuốc chữa khỏi được. Quan trọng hơn hết là các tế bào trong máu cuống rốn phải khỏe mạnh hoàn toàn thì mới lưu trữ để chữa bệnh sau này.
Người bị bệnh không nên thực hiện lưu trữ máu cuống rốn (Nguồn: Useful.vn )
4.2 Mắc bất kỳ bệnh ung thư nào
Nếu người mẹ mắc bất kỳ bệnh ung thư nào thì cũng không nên lưu trữ máu cuống rốn. Bởi các tế bào máu cuống rốn dùng để điều trị bệnh ung thư máu, bệnh xương khớp, tim mạch… Mà một khi tế bào gốc không khỏe mạnh thì không thể dùng để điều trị bệnh được, đặc biệt khi mẹ mắc bệnh ung thư. Bạn cũng biết rằng khi bị ung thư thì mọi vấn đề của cơ thể đều bị ảnh hưởng, thậm chí là bị phá hủy theo nên người mắc ung thư không nên thực hiện.
Không chỉ có lưu trữ máu cuống rốn mà bất cứ phương pháp liên quan đến tế bào gốc đều có yêu cầu này, như “Liệu pháp tế bào tươi 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức”; “Liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức”…
4.3 Mắc các bệnh rối loạn về máu hoặc hệ thống miễn dịch
Khi hệ thống miễn dịch có vấn đề đồng nghĩa với việc chống chọi bệnh tật của người bệnh là rất yếu. Trong khi đó, nếu người mẹ có hệ thống miễn dịch yếu hay bị các bệnh rối loạn về máu sẽ lây truyền sang cho con. Do đó, các tế bào gốc từ máu cuống rốn cũng sẽ yếu theo và không còn khả năng chữa bệnh nữa thì việc lưu trữ không còn ý nghĩa nữa.
Rối loạn hệ thống miễn dịch có nguy cơ truyền bệnh qua con (Nguồn: hellobacsi.com)
4.4 Mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục
Những người mắc các bệnh này cũng được bác sĩ khuyên không nên lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn. Điều đó, không đảm bảo là các tế bào máu cuống rốn có an toàn hay không.
4.5 Bị biến chứng hay mắc bệnh trong thời gian mang thai
Trong thời gian mang thai , người mắc một số bệnh hay bị biến chứng thì đều có khả năng lây sang con rất cao. Đặc biệt, khi mẹ bị mắc một số bệnh như viêm gan B đều có tỉ lệ lây truyền tương đối cao. Điều đó, không chỉ ảnh hưởng đến con mà còn hưởng đến chất lượng các tế bào gốc trong máu cuống rốn nữa.
4.6 Mang thai dưới 18 tuổi
Đối với những người mẹ mang thai dưới 18 tuổi cũng được bác sĩ khuyên không nên thực hiện lưu trữ máu cuống rốn. Bởi khi mang thai sớm sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn (Nguồn:blogspot.com)
Như vậy, để thực hiện lưu trữ máu cuống rốn chuẩn bị gì thì trước tiên bố mẹ cần cung cấp thông tin về lý lịch, sức khỏe, đồng thời chuẩn bị một số giấy tờ để làm thủ tục đăng ký, đặc biệt là cần chuẩn bị trước kinh phí để thực hiện việc này. Hơn nữa, bố mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ những trường hợp nào không nên giữ tế bào gốc từ máu cuống rốn để tránh tốn kém và thời gian. Một vấn đề quan trọng khác đó là các bậc phụ huynh cần lựa chọn những ngân hàng máu cuống rốn ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế như dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn chất lượng cao của Vinmec cung cấp để đảm bảo quy trình thực hiện được diễn ra hoàn hảo nhất, đem lại sự yên tâm tối đa nhé! Ngoài ra, các bố mẹ cũng nên tìm hiểu “liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức” cũng đang được nhiều người quan tâm đấy.