Tiêm vắc xin sởi là cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay có nhiều mẹ đang lo lắng tiêm phòng sởi cho bé mấy mũi, có bị sốt không và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu chi tiết các vấn đề này qua bài viết sau nhé!
1. Vì sao nên tiêm vắc xin phòng sởi cho bé
1.1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào
Thực chất, sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh qua đường hô hấp. Bệnh sởi thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cũng có một số trường hợp, bệnh sởi xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ. Nếu không được tiêm phòng sởi cho bé đầy đủ, bệnh sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm: viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi, viêm loét hoại tử… thậm chí là tử vong. Đặc biệt sởi được coi là 1 trong 35 bệnh nguy hiểm khi mang thai phổ biến thường gặp. Theo đó, khi thai phụ bị bệnh sởi có thể khiến thai nhi sinh ra bị dị tật, thiếu cân, sinh son, sảy thai,…
1.2. Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Theo các chuyên gia Y tế cho biết, vắc xin chính là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả. Hiện nay, vắc xin có cả ở 2 dạng: dạng kết hợp và dạng đơn. Ở Việt Nam, các bác sĩ sẽ sử dụng loại vắc xin đơn MVVAC để phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Thực tế không thể phủ nhận được tác dụng mà loại vắc xin phòng bệnh sởi này mang lại. Khi thực hiện 1 mũi tiêm phòng sởi cho bé sẽ có 85% trẻ 9 tháng tuổi và 95% trẻ 12 tháng tuổi miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong việc sử dụng vắc xin ngăn ngừa dịch sởi bùng phát mạnh mẽ ở nước ta.
Vắc xin sởi chính là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2. Lịch tiêm phòng ngừa sởi cho trẻ chuẩn nhất
Tiêm vacxin sởi cho trẻ khi nào, mấy mũi? Theo đó, lịch tiêm phòng cho trẻ có mũi tiêm đầu tiên khi bé được 9 tháng tuổi. Mũi tiêm phòng bệnh sởi thứ hai được thực hiện khi bé 18 tháng tuổi. Về mũi tiêm phòng sởi thứ 3 có thể thực hiện khi bé đã 4 đến 5 tuổi.
Lưu ý, khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi vắc xin tiêm phòng sởi được các bác sĩ khuyến cáo là 1 tháng. Bên cạnh đó, khi bé được 12 đến 15 tháng tuổi có thể kết hợp tiêm vacxin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị và Rubella (hay còn gọi là MMR). Với mũi tiêm 3 trong 1 này sẽ thực hiện mũi tiêm nhắc lại thứ 2 sau khoảng 2-5 tuổi.
3. Tiêm phòng mũi sởi có bị sốt không
3.1. Phản ứng sau khi tiêm phòng sởi thường gặp
Tiêm phòng mũi sởi có bị sốt không là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Theo đó, tác dụng phụ của việc tiêm phòng sởi cho bé sẽ xảy ra trong 24 đến 48 giờ sau khi tiêm. Lúc này, bé sẽ có những biểu hiện quấy khóc, khó ngủ, dễ ói khi bú. Trong một số trường hợp đặc biệt, bé sẽ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trong nhiều giờ liền.
Theo các chuyên gia Y tế cho biết, đây là những tác dụng phụ bình thường của bé khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Phần lớn những triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 ngày. Riêng những trường hợp trẻ nhỏ có dấu hiệu sốt cao nhiều giờ liền, bố mẹ nên mặc những bộ quần áo cho con có chất liệu vải thoáng mát để không làm tăng thân nhiệt. Việc cho con bú nhiều hơn cũng là cách tăng cường sức đề kháng cho bé. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho bé.
Sau 24 đến 48 tiếng khi tiêm vacxin phòng sởi, bé sẽ bị sốt nhẹ (Nguồn: vinmec.com)
3.2. Tiêm phòng sởi có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi được đánh giá là an toàn với sức khỏe của bé. Những trường hợp bé sốt cao liên tục trong nhiều giờ liền sau khi tiêm chích ngừa bệnh sởi có thể do trong cơ thể của bé đang ủ bệnh nào đó. Vì thế khi bé xuất hiện những triệu chứng sau đây, bố mẹ cần lập tức đưa bé đến những bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời:
- Bé bị sốt cao trên 38,5 độ và không có tác dụng với thuốc hạ sốt.
- Bé bị sốt cao trên 48 giờ, hạ sốt 1-2 ngày sau đó lại sốt lại.
- Bé bị sốt cao kèm theo các triệu chứng: tiêu chảy, phát ban, ho, hắt hơi,…
- Bé quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, hôn mê, khó thở… trong nhiều giờ liền.
4. Kinh nghiệm tiêm phòng sởi cho trẻ
4.1. Kiểm tra sức khỏe trước tiêm phòng
Việc đăng ký khám sức khỏe chuyên sâu cho trẻ nhỏ tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín là rất cần thiết. Lúc này các bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại của bé cũng như xem xét bé có đủ điều kiện để tiêm phòng sởi hay không. Theo đó, vắc xin tiêm phòng sởi chống chỉ định với những trường hợp sau đây:
- Trẻ nhỏ có tiền sử sốc phản vệ hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.
- Trẻ nhỏ mắc các bệnh về bạch cầu cấp, suy tim, suy thận, suy gan, thiếu máu…
- Trẻ nhỏ mắc các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng cấp tính.
- Trẻ nhỏ mới truyền máu hoặc sử dụng sản phẩm globulin trong vòng 3 tháng.
- Trẻ nhỏ mới kết thúc liệu trình điều trị “xạ trị” hay điều trị corticoid trong 14 ngày.
4.2. Trễ mũi tiêm phòng sởi cho trẻ phải làm sao
Theo Tổ chức Y tế thế giới cho biết, lịch tiêm phòng cho trẻ đã được xác lập, tính toán dựa vào rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Vì thế chỉ khi trẻ được thực hiện việc tiêm chủng chích ngừa đúng lịch mới nâng cao được khả năng phòng vệ của vacxin trước những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có bố mẹ quên lịch cũng như trễ mũi tiêm phòng sởi cho bé.
Lúc này, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn và thực hiện lịch tiêm bổ sung các mũi tiêm còn thiếu cho bé. Với trường hợp bé 18 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi cần thực hiện đủ 2 mũi vacxin càng sớm càng tốt. Riêng những trường hợp tiêm vắc xin phòng sởi cho bé trước 9 tháng tuổi chỉ được thực hiện khi có chỉ đạo từ bác sĩ và không được tính đó là mũi vắc xin.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho con, bố mẹ cần chủ động cập nhật lịch tiêm chủng thường xuyên. Nếu quên lịch tiêm của bé, hãy liên hệ với 1 trong 16 địa chỉ đăng ký tiêm chủng cho bé tốt nhất để được tư vấn tìm cách khắc phục hiệu quả, an toàn nhất.
Khi bị trễ mũi tiêm phòng sởi hãy bổ sung đầy đủ các mũi tiêm cho bé (Nguồn: vinmec.com)
4.3. Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng sởi
Sau khi thực hiện việc tiêm phòng sởi cho bé, hãy ở lại theo dõi thêm 30 phút để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Tiếp tục thực hiện việc theo dõi bé tại nhà ít nhất trong 24 giờ sau khi tiêm vắc xin. Theo đó, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu về tình trạng ngủ, ăn, nhịp thở, thân nhiệt,… của bé.
Lưu ý, bố mẹ không chạm hay đắp thêm bất cứ thứ gì có tác dụng giảm đau lên vị trí tiêm của bé. Những trường hợp trẻ bị sốt cao, cần dùng ngay thiết bị y tế đạt chuẩn cho bé chất lượng: cặp nhiệt độ để liên tục kiểm tra, theo dõi thân nhiệt của bé. Khi bé sốt trên 38,5 độ trong nhiều giờ liền kèm theo các dấu hiệu quấy khóc, bỏ bú, ho, tiêu chảy, hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Tiêm phòng sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là cách tốt nhất để phòng bệnh hiệu quả, an toàn. Vì sức khỏe của con, bố cần thực hiện đầy đủ những xét nghiệm, đăng ký thăm khám sức khỏe tổng quát cũng như đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt sau khi tiêm chủng xong, cần nghiêm túc theo dõi, cập nhật các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.