Tiêm phòng là giải pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vậy nên, bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên tiêm phòng khi mang thai. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cho bà bầu cần được thực hiện như thế nào, ở đâu? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Vì sao nên tiêm phòng cho bà bầu trong thai kỳ
Tiêm phòng là một trong 20 điều quan trọng mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai và ngay cả trong quá trình mang thai. Khi có thai, hệ miễn dịch trên cơ thể người phụ nữ thường yếu hơn bình thường và dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các loại bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm phòng sẽ là giải pháp tốt nhất giúp hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, bảo vệ cơ thể người mẹ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh đồng thời hạn chế những rủi ro xảy ra đối với thai nhi.
Tiêm phòng là việc làm cần thiết và quan trọng khi mang bầu (Nguồn: khoahocdoisong.vn)
2. Các mũi tiêm có thể tiêm phòng cho phụ nữ trong thời gian mang thai
Việc tiêm phòng cho người mang bầu cần phải có sự thăm khám cũng như tư vấn của bác sĩ, không tự ý tiêm phòng bừa bãi gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Dưới đây là ba loại mũi tiêm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
2.1. Tiêm phòng cúm
Cúm là một bệnh khá phổ biến, người mẹ mang thai bị cúm sẽ dễ gây nên tình trạng dị tật thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu. Mẹ có thể tiêm phòng cúm trước hoặc trong thai kỳ và nên nhắc lại hàng năm để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
2.2. Tiêm phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván
Đây là loại vacxin được khuyến cáo cho phụ nữ trong quá trình mang thai, mẹ nên tiêm càng sớm càng tốt. Thời gian lý tưởng nhất là giữa tuần thứ 27 và tuần 36 của thai kỳ, giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé một cách hiệu quả hơn.
2.3. Tiêm phòng uốn ván
Uốn ván là loại vacxin rất cần thiết trong thai kỳ mà mẹ nên thực hiện tiêm phòng. Việc tiêm phòng uốn ván với mục đích tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho cơ thể mẹ, tránh những lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là lây nhiễm sang bé, cũng như hạn chế việc nhiễm trùng uốn ván khi thực hiện cắt dây rốn trên bé.
Các bà bầu nên tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván đầy đủ (Nguồn: hellobacsi.com)
3. Các mũi tiêm dành cho phụ nữ mang thai chỉ định thêm
Ngoài những mũi tiêm phòng cho bà bầu như trên, người mẹ cũng được các bác sĩ khuyến cáo, chỉ định một số loại vacxin sau đây.
3.1. Viêm gan A
Những người mẹ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao do nhiều nguyên nhân khác nhau được chỉ định tiêm phòng vacxin viêm gan A. Loại vacxin này không làm ảnh hưởng đến thai nhi và có thể tiêm trong thai kỳ.
3.2. Viêm gan B
Cơ thể người mẹ cũng dễ bị lây nhiễm viêm gan B gây nên tình trạng nhiễm trùng gan nghiêm trọng. Vậy nên đây cũng là loại vacxin được chỉ định tiêm khi mang thai nếu việc tiêm các mũi chưa được hoàn thành trước khi mang thai.
3.3. Bại liệt
Bại liệt là bệnh truyền nhiễm, cơ thể người mẹ bị bệnh sẽ dễ dàng truyền nhiễm sang con. Vậy nên loại vacxin này thường được chỉ định cho những thai phụ có nguy cơ bị bệnh bại liệt.
3.4. Phế cầu
Vi khuẩn phế cầu trên cơ thể mẹ là nguyên nhân gây các loại bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,… Vậy nên thai phụ cần được chủng ngừa sớm nhất, tốt nhất là trước khi có ý định mang bầu.
3.5. Sốt vàng
Đây là bệnh lây truyền qua con muỗi và gây nguy hiểm cho bà bầu. Vậy nên, nếu bà bầu đang ở trong vùng dịch hoặc có nguy cơ bị bệnh nên tiêm phòng loại vacxin này.
3.6. Các mũi phòng ngừa khác
Ngoài ra, còn một số loại vacxin tiêm phòng cũng cần thiết để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được lịch tiêm phòng đúng và đầy đủ nhất.
Tiêm ngừa viêm gan A khi mang thai (Nguồn: procarevn.vn)
4. Lịch tiêm phòng cho bà bầu cần ghi nhớ
4.1. Tiêm phòng cho bà bầu vào tháng thứ mấy tốt nhất?
Thời gian tiêm phòng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo hiệu quả phát huy tác dụng của các loại vacxin.
3 tháng đầu: Theo ý kiến của nhiều bác sĩ, trong ba tháng đầu của thai kỳ là thời kỳ rất quan trọng cho sự hình thành của thai nhi, mẹ nên hạn chế can thiệp vào cơ thể, trong đó bao gồm cả việc tiêm phòng. Mẹ nên tham khảo một vài lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất.
3 tháng giữa: Ba tháng giữa của thai kỳ là thời điểm tốt để thực hiện tiêm phòng dành cho bà bầu với một số loại vacxin, bao gồm: uốn ván, cúm, viêm gan B,… Ngoài ra, tùy tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định việc tiêm phòng đối với một số loại vacxin khác.
3 tháng cuối: Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các loại vacxin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm tiêm phòng tốt nhất trong thai kỳ (Nguồn: conlatatca.vn)
4.2. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu
Việc tiêm phòng cho chị em mang thai lần đầu là cách tốt nhất giúp bảo vệ cơ thể mẹ và bé khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Thông thường các bà bầu sẽ được khuyến cáo tiêm phòng trước khi mang thai đối với các loại vacxin: cúm, thủy đậu, sởi, quai bị,…
Trong quá trình mang thai lần đầu, nếu chưa rõ về tiểu sử tiêm phòng uốn ván thì bà bầu nên tiêm uốn ván liều cơ bản với hai mũi tiêm. Mũi 1 tiêm khi thai nhi được khoảng 20 tuần tuổi trở lên và mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Ngoài ra nếu trước khi mang thai mẹ chưa hoàn thành các mũi tiêm ngừa cúm, viêm gan B thì có thể tiêm bổ sung.
4.3. Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần 2
Việc tiêm phòng khi mang thai lần 2 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vacxin tiêm, thời gian tiêm. Ở lần mang thai thứ 2, bà bầu nên làm xét nghiệm để kiểm tra các kháng thể còn lại từ lần tiêm vacxin đầu như vacxin viêm gan B, rubella, thủy đậu,…
Mẹ cần chú ý đến các loại vacxin có hiệu lực trong vòng vài năm. Đối với vacxin cúm cần tiêm hàng năm, hay đối với vacxin uốn ván lịch tiêm sẽ khác với lần đầu và phụ thuộc vào thời gian tiêm mũi cuối cùng.
4.4. Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3
Tương tự như mang thai lần 2, ở lần mang thai thứ 3, bà bầu cũng cần phải thực hiện cá xét nghiệm để nhận biết lượng kháng thể trong cơ thể. Để từ đó bổ sung tiêm phòng những loại vacxin cần thiết.
4.5. Lưu ý khi tiêm phòng, bà bầu cần nhớ
Sau khi tiêm vacxin, cơ thể mẹ bầu có thể sẽ gặp phải những phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau ở vị trí tiêm,… Để giảm thiểu các tình trạng trên, mẹ bầu nên thực hiện chườm khăn ấm tại vị trí tiêm đồng thời nghỉ ngơi cũng như bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng đặc biệt là rau củ quả sạch giàu vitamin và khoáng chất. Đối với những trường hợp sốt lâu, người mệt mỏi li bì,… thì nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Để đảm bảo được tiêm đầy đủ các loại vacxin cần thiết và an toàn, mẹ bầu nên đăng ký các gói thai sản trọn gói, bảo vệ toàn diện. Ưu điểm của các dịch vụ này ngoài việc hỗ trợ sinh nở còn bao gồm cả thăm khám thai và tiêm phòng, vô cùng thuận lợi.
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý sau khi tiêm phòng (Nguồn: poh.vn)
5. Tiêm phòng cho bà bầu có mất tiền không?
Hiện nay, đối với một số loại vacxin như uốn ván được đưa vào trong chương trình tiêm phòng mở rộng của Bộ Y Tế. Vì vậy, các mẹ bầu có thể tới các trạm Y tế xã phường thực hiện tiêm miễn phí. Ngoài ra, rất nhiều trung tâm y tế có tiến hành tiêm vacxin dịch vụ. Tùy vào các loại vacxin cũng như nơi sản xuất mà giá thành sẽ khác nhau. Các mẹ bầu có thể tham khảo bảng giá tại các trung tâm hoặc các bệnh viện có thực hiện dịch vụ tiêm phòng cho các bà mẹ mang thai.
6. Tiêm phòng cho bà bầu ở đâu tốt?
6.1. Địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu ở HCM
Tại Hồ Chí Minh, các mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ tiêm phòng uy tín như:
- Viện Pasteur: Với đầy đủ các loại vacxin cùng đội ngũ bác sĩ trình độ cao, đây là địa chỉ tiêm phòng tin cậy của nhiều bà mẹ khi mang thai. Địa chỉ: Số 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3
- Bệnh viện Từ Dũ: Bệnh viện Phụ sản lớn nhất Hồ Chí Minh với các dịch vụ sinh đẻ, khám thai và tiêm phòng. Địa chỉ: 248 Cống Quỳnh, Quận 1
- Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh: Nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ giỏi, đa dạng nhiều loại vacxin giúp các mẹ bầu thuận tiện hơn trong tiêm phòng. Địa chỉ: Số 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận.
Bệnh viện Từ Dũ, địa chỉ tiêm phòng uy tín (Nguồn: lamthenao.me)
6.2. Địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu ở Hà Nội
Tại Hà Nội, các mẹ có thể tham khảo một số địa chỉ tiêm phòng uy tín sau:
- Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: Địa chỉ tin cậy hàng đầu trong tiêm phòng cho bà bầu. Tại đây cung cấp rất nhiều loại vacxin đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Địa chỉ: Số 70 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa
- Trung tâm tiêm phòng: Đây cũng là địa chỉ tiêm phòng uy tín mà các mẹ nên tham khảo. Địa chỉ: Số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Quận Cầu Giấy
- Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec: Bệnh viện tập trung đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại cùng nhiều loại vacxin chất lượng cao. Địa chỉ: số 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
Bệnh viện Quốc tế Vinmec, địa chỉ tiêm phòng chất lượng (Nguồn: hellobacsi.com)
Như vậy, tiêm phòng cho bà bầu là việc làm rất cần thiết trước và trong khi mang thai. Vậy nên với những thông tin trên đây hy vọng các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm phòng và có sự chuẩn bị đầy đủ nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và bé yêu một cách toàn diện hơn. Đăng ký mua dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói cho việc sinh con trở nên nhẹ nhàng như chuyến đi nghỉ dưỡng ngắn ngày, chăm sóc chu đáo và tận tình.