Bại liệt là một trong những loại bệnh nguy hiểm có thể để lại những dị tật đến suốt đời cho người bệnh. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh hết sức quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Phụ huynh cần tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh theo đúng lịch, tiêm đúng cách, đúng liều lượng để chủ động bảo vệ bé.
1. Bệnh bại liệt là gì
Bệnh bại liệt do một loại vi rút có tên Polio – vi rút ở đường ruột gây nên. Bệnh có thể lây qua đường tiêu hóa, đường phân – miệng và phát triển thành dịch lớn. Vi rút Polio bao gồm 3 tuýp: Tuýp 1 chiếm gần 90% nguyên nhân gây bại liệt có tên Brunhilde; Tuýp 2 có tên Lansing và tuýp 3 với tên Leon.
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin cho trẻ. (Nguồn: amazonaws.com)
Vi rút Polio sống rất mạnh trong môi trường bên ngoài, xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêu hóa, sau đó chúng sẽ đến hạch bạch huyết rồi xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương tạo nên các tổn thương ở tế bào sừng trước của tủy sống, tế bào thần kinh vận động vỏ não. Từ đó gây nên những hội chứng liền mềm lâm sàng.
Triệu chứng bệnh thường gặp là hội chứng liệt mềm cấp. Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh như sốt, nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ, đau khắp các cơ bắp, liệt ở chi, liệt tủy sống, liệt hành tủy từ đó dẫn đến suy hô hấp và tử vong,.. Thông thường, bệnh được phát hiện ở trẻ dưới 15 tuổi, trong đó chiếm phần lớn là trẻ từ 1 tuổi – 3 tuổi. Vì vậy việc tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh là điều hết sức cần thiết.
2. Tại sao phải tiêm phòng ngừa bại liệt cho trẻ
Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời như làm tê liệt vĩnh viễn một số nhóm ở cơ chân, cơ tay hay các cơ có tác dụng hỗ trợ thở. Chính vì vậy, việc tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể bé phòng ngừa hiệu quả vi rút gây nên bệnh bại liệt ngay từ nhỏ.
3. Tiêm phòng ngừa bại liệt cho trẻ mấy tháng
3.1 Các loại vắc-xin phòng bại liệt
Hiện có hai loại vắc-xin phòng bại liệt được sử dụng trong các cơ sở y tế là vắc-xin bất hoạt IPV và vắc-xin sống giảm động lực OPV. Đây cũng là loại vắc-xin nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia mở rộng cho trẻ 0 – 18 tháng tuổi mà các phụ huynh nên chú ý.
Vắc-xin bất hoạt (IPV) tạo miễn dịch giúp cho cơ thể miễn dịch ngăn chặn vi rút gây bệnh xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương và hầu họng. Do đó không ngăn được virus hoang dại vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Loại vắc xin này được chứng minh an toàn hơn so với loại vắc-xin OPV. Vì vậy đã được Bộ Y tế đồng ý đưa vào tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm mở rộng và thay thế dần cho loại vắc xin OPV.
Vắc-xin sống giảm động lực OPV sử dụng theo đường uống và được tạo từ các chủng vi rút bại liệt từ hoang dại. Khi tiêm vắc-xin này, cơ thể có khả năng ngăn ngừa vi rút gây bại liệt nhân lên ở đường tiêu hóa và chống vi rút gây nên tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. OPV hiện đang được tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi- 4 tháng tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
3.2 Lịch tiêm phòng bại liệt cho trẻ
Theo thông báo từ Bộ Y tế, lịch khám tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh năm 2022 bao gồm những 3 mũi sau: Bé 2 tháng tuổi dùng vắc-xin bại liệt lần 1 thông qua đường uống; Bé 3 tháng tuổi bổ sung vắc-xin bại liệt lần 2 qua đường uống và bé 4 tháng tuổi tiếp tục dùng vắc-xin bại liệt lần 3 (lần cuối cùng) qua đường uống.
Ngoài tiêm phòng bệnh bại liệt, trẻ cũng cần tiêm nhiều loại vắc-xin khác ít nhất cho đến năm 5 tuổi: vắc-xin ho gà, viêm não Nhật Bản, lao, sởi, viêm gan B,… Đây là những loại vắc-xin nằm trong danh mục tiêm chủng mở rộng của Sở Y tế, phụ huynh có thể chọn tiêm thêm những mũi vắc-xin phòng ngừa những bệnh khác có thu phí dịch vụ như vắc-xin ngừa thủy đậu, tiêu chảy, phế cầu, quai bị, gan siêu vi A,…
Trẻ em cần tiêm vắc-xin để phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. (Nguồn: medicalnewstoday.com)
4. Tiêm phòng bại liệt cho trẻ có bị sốt không
Như bất cứ loại thuốc hay vắc-xin nào được sử dụng hiện nay, vắc-xin bại liệt cũng có thể gây nên những tác dụng phụ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này phần lớn không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng người sử dụng. So với việc tiêm vắc-xin phòng bệnh có thể có tác dụng phụ thì việc không tiêm vắc-xin còn nguy hiểm hơn nhiều. Một số tác dụng phụ sau khi tiêm cho trẻ sơ sinh được ghi nhận như:
- Sốt dưới 38 độ C
- Sưng đỏ ở vị trí tiêm
- Trẻ quấy khóc
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng sau thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
- Khó thở, thở khò khè
- Phát ban
- Sưng phù ở khắp mặt, môi
- Co giật
- Sốt cao trên 38,5 độ C
Lưu ý, sau khi trẻ được tiêm hay uống vắc-xin, phụ huynh nên theo dõi trẻ ngay tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút rồi mới ra về. Điều này sẽ giúp các y tá, bác sĩ quan sát và chăm sóc bé tốt hơn nếu bé gặp tác dụng phụ. Bởi không phải bé nào sau khi tiêm, uống loại vắc-xin này đều bị tác dụng phụ. Nếu gặp những biểu hiện khác, phụ huynh nên hỏi ý kiến thêm của các bác sĩ.
Sau khi tiêm nên quan sát biểu hiện của trẻ ít nhất 30 phút trước khi rời khỏi cơ sở y tế. (Nguồn: laocaitv.vn)
5. Tiêm phòng ngừa bại liệt cho trẻ ở đâu bảo đảm, uy tín
Hiện có rất nhiều cơ sở, bệnh viện chuyên khoa có thể tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh. Trước khi tiêm phòng cho bé, các phụ huynh nên tham khảo, chọn lọc thông tin về 16 địa chỉ tiêm chủng tốt nhất cho bé ở Hà Nội, Hồ Chí Minh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Phụ huynh có thể lựa chọn gói khám nhi tại các bệnh viện uy tín giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tối đa. Đối với trẻ sơ sinh, có gói khám tổng quát cho bé từ 0 – 2 tháng tuổi tại Careplus với giá ưu đãi chỉ 550.000 đồng hay gói khám tổng quát cho trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi với giá 550.000 đồng.
Với hai gói khám này, các bé sẽ được khám tổng quát các bệnh về dị tật bẩm sinh, đánh giá sự tăng trưởng, phát triển về vận động, giao tiếp, nhận thức, tư vấn nên tiêm loại vắc-xin nào và tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ sao cho bé hấp thụ nhanh và mau lớn,… Hoặc bố mẹ có thể đăng ký tiêm phòng cho bé tại hệ thống bệnh viện Vinmec đảm bảo an toàn, yên tâm hơn.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec (Nguồn: descon.com.vn)
Tiêm phòng bại liệt cho trẻ sơ sinh là một trong những việc nên làm hàng đầu ngay từ khi bé vừa sinh ra nhằm bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, phụ huynh nên chọn những cơ sở y tế lớn hay bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé. Đặc biệt, nên lưu ý quan sát kĩ biểu hiện, tình trạng của bé sau khi tiêm vắc-xin, tránh những nguy hiểm không đáng có do tác dụng phụ của vắc-xin gây nên. Cùng với đó, bố mẹ nên thực hiện khám cho bé toàn diện phát hiện những bất thường, nhận được tư vấn từ bác sĩ, dõi theo tình trạng sức khỏe.