Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ nên hay không, lợi ích và hạn chế gì

Chị em vẫn truyền tai nhau kinh nghiệm rằng đã sinh mổ thì mãi mãi các lần sau đều phải sinh mổ. Điều này liệu có đúng không? Nếu muốn đẻ thường sau đẻ mổ thì có được không? Dưới đây là những kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ cho mẹ nào đang thắc mắc nhé!

1. Mẹ sinh mổ rồi có sinh thường được không?

Bao lâu nay nhiều người vẫn quan niệm rằng, đã sinh mổ trước đó thì lần sau không thể sinh thường được. Nhưng thực tế, bác sĩ vẫn cho phép bạn được lựa chọn hình thức sinh nở, có thể sinh mổ hoặc cũng có thể sinh thường nếu bạn đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe.

Trước đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, đánh giá, xem xét các yếu tố tiền sử bệnh và những biến chứng có thể xảy ra. Nếu cảm thấy bạn đủ điều kiện, cơ thể bạn hợp sinh thường và không có nguy cơ nào cho mẹ và bé thì bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường. Như vậy, mẹ đã sinh mổ lần đầu thì lần sau nếu đảm bảo sẽ vẫn được bác sĩ chỉ định sinh thường nhé. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm 22 kinh nghiệm sinh thường dễ dàng để an tâm hơn trong quá trình vượt cạn.

Sinh thường sau sinh mổ là mong muốn của nhiều bà mẹ hiện nay

Sinh thường sau sinh mổ là mong muốn của nhiều bà mẹ hiện nay (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Nguy cơ có thể xảy ra khi sinh thường sau sinh mổ

2.1. Vỡ tử cung

Vỡ tử cung khi sinh thường sau sinh mổ là hiện tượng tử cung bị tách ra theo đường rạch cũ. Vì tử cung co thắt nên làm giãn, mỏng phần dưới tử cung khiến các cơ bị suy yếu. Đây là nguy cơ rất nguy hiểm không chỉ cho mẹ mà còn cho cả em bé chưa chào đời.

Theo kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ đây cũng chính là nỗi sợ lớn nhất của mẹ bầu và các bác sĩ. Vỡ tử cung có thể xảy ra ở những tuần cuối của thai kỳ, khi chuyển dạ, dư nước ối hoặc mang đa thai hay thai quá lớn. Nguy cơ bị vỡ tử cung khoảng 1%, tuy ít nhưng cũng khiến không ít người lo lắng và băn khoăn.

2.2. Nhiễm trùng vết mổ

Khi sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ thì rất có thể bạn sẽ phải có những phẫu thuật, những vết rạch. Điều này khiến gia tăng khả năng bị nhiễm trùng tử cung, tổn thương bàng quang hay các cơ quan lân cận.

Với vết mổ cũ, trong trường hợp thời gian phục hồi còn quá ngắn, việc mang thai khiến vết mổ bị kéo căng ra, dễ bị rách, bị nhiễm trùng khiến mẹ rất đau đớn và khó chịu.

2.3. Mẹ sẽ đau hơn

Thời gian sinh thường hầu hết đều lâu hơn so với sinh mổ. Trong thời gian đó, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn hơn. Một phần đến từ sự chuyển dạ, đợi quá trình con chào đời. Một phần đến từ vết mổ cũ ở bụng và ở tử cung. Em bé chào đời càng lâu thì nỗi đau đó càng dai dẳng.

2.4. Một số sự cố bất ngờ khác

Trong trường hợp thai nhi to, sức khỏe của mẹ đã bị yếu thì có thể bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài. Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, đau âm đạo. Một số trường hợp khác có thể có như em bé bị ngạt, khó qua khung xương chậu của mẹ… Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì lúc này bắt buộc phải chuyển qua sinh mổ.

Mẹ sẽ đau hơn khi sinh thường sau sinh mổ

Mẹ sẽ đau hơn khi sinh thường sau sinh mổ (Nguồn: marrybaby.vn)

3. Lợi ích và hạn chế khi sinh thường sau sinh mổ

3.1. Lý do mẹ không nên sinh thường sau sinh mổ

Nếu không theo dõi cẩn thận sẽ có nhiều nguy cơ nguy hiểm xảy ra

Một điều rất quan trọng trong kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ đó là phải theo dõi thật cẩn thận. Khi bạn đã được bác sĩ chỉ định sinh thường và bản thân cũng muốn được sinh thường sau khi đã sinh mổ thì điều bạn phải làm là theo dõi những chuyển biến bất ngờ dù là nhỏ nhất, sau đó báo ngay cho bác sĩ khi có sự bất thường.

Đặc biệt là nguy cơ vỡ tử cung có thể xảy ra trước khi sinh. Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ cần theo dõi xem có các cơn đau nào bất thường hay không. Để cẩn thận hơn, mẹ có thể đi kiểm tra ở các bệnh viện.

Nếu không theo dõi cẩn thận, nhầm tưởng cơn đau ấy với việc bé đạp hoặc chuyển dạ… mà không có phương án xử trí kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Trong một số trường hợp hiếm, nếu bạn sinh nở ở những địa chỉ kém uy tín, bác sĩ và đội ngũ hỗ trợ không có nhiều kinh nghiệm, đưa ra phán đoán sau có thể cũng khiến việc sinh nở của bạn gặp nhiều trục trặc hơn.

Mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe 

Nếu mẹ đang gặp các vấn đề về sức khỏe như tiền sản giật, có biểu hiện sinh non, chuyển dạ khó hay mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì cũng được khuyên không nên sinh thường sau sinh mổ. Bởi việc sinh thường tốn nhiều thời gian, có những nguy cơ có thể xảy ra như đã nói ở trên cộng thêm các vấn đề về sức khỏe không cho phép sẽ khiến tình trạng càng thêm trầm trọng.

Nếu vẫn quyết sinh thường thì tính mạng của cả mẹ và bé có thể đều khó được đảm bảo. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi muốn đẻ mổ lần 1 lần 2 đẻ thường.

Có vết mổ dọc từ ca mổ trước

Trong các ca sinh mổ, vết mổ dọc được thực hiện khi cần cấp cứu bệnh nặng như băng huyết, vỡ tử cung, cần lấy thai gấp, mẹ chảy máu nhiều, tiên lượng cuộc mổ khó… Vết mổ dọc không chỉ gây thiếu thẩm mỹ sau sinh mà thời gian phục hồi cũng lâu hơn so với vết mổ ngang.

Do đó, nếu mẹ đã có vết mổ dọc trên tử cung trước đây thì có nghĩa rằng có thể vết thương vẫn chưa lành hoàn toàn, tử cung đã chịu tổn thương nhiều hơn so với người sinh mổ rạch ngang khác. Việc sinh thường sẽ khiến vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn, rất nguy hiểm.

Mẹ đã mổ lấy thai hai lần trước đó

Thực tế ra vẫn có những bà mẹ vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh thường sau khi đã mổ thai hai lần trước đó. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ thì để làm được điều đó mẹ cần đảm bảo về sức khỏe, sự lành lặn của vết mổ cũng như chẩn đoán tiền sử bệnh từ bác sĩ.

Thông thường mẹ sẽ được khuyên không nên sinh thường trong trường hợp này. Bởi việc vết mổ đã bị rạch hai lần thì vấn đề phục hồi càng lâu hơn, nếu sinh thường thì khả năng bị vỡ tử cung là rất cao. Để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho cả mẹ và bé thì bạn không nên sinh thường khi đã sinh mổ hai lần trước đó.

3.2. Lợi ích của việc sinh thường sau lần đầu sinh mổ

Như vậy, nếu mẹ bầu đang thắc mắc sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không thì hoàn toàn có thể được, trừ những trường hợp không nên như đã nêu ở trên. Việc sinh thường sau sinh mổ cũng có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Theo dõi những lợi ích sau đây và quyết định nên sinh thường hay sinh mổ sau khi sinh mổ lần 1 nhé.

Mẹ không mất quá nhiều thời gian hồi phục sau sinh

Sinh thường bạn sẽ không phải trải qua những ca phẫu thuật, nếu có cũng chỉ là phần rạch tầng sinh môn, không tác động quá nhiều như sinh mổ. Việc này sẽ khiến mẹ bớt đau hơn và không có nhiều liên đới rủi ro như sinh mổ. Thời gian phục hồi sau ca mổ cũng nhanh chóng hơn sinh mổ nhiều.

Mất ít máu, ít bị nhiễm trùng hơn

Vì không phải phẫu thuật, tất cả đều được xảy ra tự nhiên nên mẹ sẽ mất ít máu hơn. Không có vết rạch dài và sâu như sinh mổ nên mẹ cũng ít bị nhiễm trùng hơn.

Mau có sữa

Khi sinh thường, mẹ sẽ ít bị ảnh hưởng từ các loại thuốc như khi sinh mổ. Hơn nữa, sinh thường xong mẹ sẽ được da kề da ngay với bé, tuyến sữa được kích thích. Đây là điểm ưu việt hơn so với sinh mổ.

Hơn nữa, vì sinh thường mẹ không đau đớn bằng sinh mổ nên chế độ sinh hoạt không bị đảo lộn, mẹ ăn uống được thoải mái hơn, kích thích sữa về. Chính vì vậy mà sinh thường sẽ giúp mẹ mau có sữa hơn.

Mẹ sinh thường sẽ mau có sữa hơn so với sinh mổ

Mẹ sinh thường sẽ mau có sữa hơn so với sinh mổ (Nguồn: tinhyeusuame.com)

Thời gian ở viện ít hơn

Theo kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ, nhiều bà mẹ mong muốn điều này là bởi sau sinh có thể về nhà sớm hơn so với sinh mổ. Bởi sinh mổ bạn sẽ phải trải qua phẫu thuật, cần phải theo dõi vết mổ, vệ sinh vết mổ và xem có biến chứng gì nguy hiểm không.

Còn với sinh thường thì mẹ và bé có thể về nhà chỉ sau một vài ngày nếu sức khỏe mẹ tốt, không có biến chứng gì. Về nhà giúp mẹ thoải mái hơn, thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như chi phí đỡ tốn kém hơn.

Bé sinh thường ít gặp các vấn đề về hô hấp hơn

Đây là lợi ích rất tốt từ việc sinh thường. Khi sinh thường, tử cung co thắt sẽ tác động lên phổi của thai nhi và đẩy bớt nước ối ra ngoài. Điều này giúp cho bé khỏe mạnh hơn, ít gặp các vấn đề về hô hấp hơn các bé sinh mổ.

Sớm được tiếp xúc với bé

Những người sinh mổ thường chưa được da kề da với bé sau khi sinh. Còn với sinh thường thì hoàn toàn có thể được. Ngay sau sinh, mẹ có thể tiếp xúc và chăm sóc bé, gần gũi với bé được nhiều hơn.

Mẹ sẽ được da kề da với bé ngay sau khi sinh thường

Mẹ sẽ được da kề da với bé ngay sau khi sinh thường (Nguồn: conlatatca.vn)

4. Kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ mẹ cần lưu ý

4.1. Trường hợp nào nên sinh thường sau sinh mổ

Bạn nên sinh thường sau sinh mổ khi đảm bảo về sức khỏe mẹ và bé cũng như có chỉ định từ bác sĩ. Theo đó, nếu mẹ mới sinh mổ một lần, đường dẫn sinh phù hợp, chưa từng phẫu thuật tử cung cũng như chưa bị vỡ tử cung bao giờ thì nên sinh thường.

4.2. Muốn sinh thường sau sinh mổ thì thời gian là bao lâu?

Điều quan trọng hàng đầu để chọn sinh thường sau sinh mổ đó là đảm bảo thời gian sinh giữa hai lần phải cách nhau từ 5-6 năm. Thời gian này mới đủ để cho vết mổ cũ lành lại, không ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ khi sinh thường.

4.3. Trường hợp không nên sinh thường sau sinh mổ

Vết mổ cũ chưa lành

Vì một số lý do cá nhân, bạn mang thai khi vết mổ cũ chưa lành, thường là dưới 18 tháng. Lúc này, nguy cơ bị bục tử cung, rách vết mổ, chảy máu nhiều sẽ rất cao. Do đó, bạn không nên chọn sinh thường trong trường hợp này.

Đã mổ lấy thai từ hai lần trở lên

Mổ lấy thai hai lần đồng nghĩa với việc vết mổ của bạn bị tổn thương gấp đôi, tử cung có nguy cơ bị vỡ khi sinh thường là rất cao. Do đó, bạn cũng không nên chọn sinh thường khi đã mổ lấy thai từ hai lần trở lên.

Mang thai đôi, ba, bốn

Nếu sinh thường trong trường hợp mang đa thai sẽ khiến thời gian chuyển dạ kéo dài hơn rất nhiều. Nguy cơ dẫn đến những bất trắc cũng gia tăng. Bé có thể bị ngạt, khó chuyển dạ…

Mẹ mang đa thai không nên sinh thường sau sinh mổ

Mẹ mang đa thai không nên sinh thường sau sinh mổ (Nguồn: marrybaby.vn)

Thai nặng trên 3kg6

Thai to trên 3,6kg sẽ khó khăn trong quá trình chuyển dạ, đi qua xương chậu cũng như mẹ sẽ tốn nhiều sức lực hơn. Chưa kể, cơn đau từ vết mổ cũ sẽ khiến mẹ càng thêm khó chịu.

Mẹ từng mổ trên tử cung

Nếu mẹ từng mổ tạo hình tử cung hay bóc nhân xơ tử cung…thì cũng không nên sinh thường sau sinh mổ.

Mẹ gặp các vấn đề về khung xương chậu

Khi sinh thường, em bé sẽ phải đi qua xương chậu của mẹ và ra ngoài. Nếu xương chậu của mẹ có vấn đề như hẹp, gãy, dị tật…thì đặc biệt không nên chọn sinh thường.

Gặp các trường hợp thai nhi bất thường

Trong một số trường hợp khẩn cấp của thai như như vỡ nước ối sớm, ngôi thai bất thường, ngôi ngang, ngôi mông thì không nên sinh thường mà phải mổ lấy em bé ra ngay.

Trang bị các kiến thức về kinh nghiệm sinh thường sau sinh mổ sẽ giúp mẹ chọn được phương pháp sinh con an toàn cho cả mẹ và bé.

Đừng quên kỹ càng trong việc lựa chọn gói thai sản dịch vụ trọn gói để đảm bảo sự thành công của ca sinh nở, như bệnh viện chất lượng quốc tế Vinmec.

Bạn có thể tham khảo review gói sinh đẻ tại Vinmec từ thực tế của các chị em trước khi quyết định để yên tâm hơn. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông nhé!