“Cửa sinh là cửa tử” đây là câu nói dân gian nhằm chỉ phụ nữ khi vượt cạn. Đối với những mẹ đối diện với “cửa tử” đến lần thứ 3 với cùng phương thức sinh mổ, nguy hiểm rình rập càng nhiều hơn. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 chị em cần biết.
1. Mổ đẻ lần 3 có nguy hiểm không?
Khi mổ đẻ đến lần thứ 3, các mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn so với những lần trước đấy. Một phần vì thể trạng đã trải qua những lần mổ đẻ trước, sức khỏe đã bị suy giảm hơn rất nhiều, một phần vì những biến chứng có thể xảy ra khi mổ tăng cao hơn so với trước đây.
2. Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu
Theo kinh nghiệm của bác sĩ sản khoa, thời gian lý tưởng để các mẹ đẻ mổ có thể mang thai và sinh con lần tiếp theo là từ 3 đến 5 năm. Đồng nghĩa với việc sau khi có kinh nghiệm sinh mổ lần 2 các bạn nên giữ cho cơ thể phục hồi hoàn toàn từ 3 đến 5 năm để chuẩn bị cho việc sinh nở lần 3. Đây cũng là đáp án cho những bạn thắc mắc sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu.
3. Sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang
Rất lâu trước đây, y học sử dụng phương pháp mổ dọc để giúp bà bầu trải qua kỳ sinh nở. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian hồi phục lâu hơn và để lại sẹo kém thẩm mỹ từ bụng dọc xuống gần xương mu.
Sau này, các y bác sĩ sản khoa đã sử dụng phương pháp mổ ngang để thay thế. Phương pháp này sẽ rạch 1 đường ngang ở bụng dưới và đưa đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ qua đường rạch đó.
Việc rạch ngang khắc phục nhược điểm của mổ dọc, vết mổ cũng dễ dàng được dấu đi do ở vị trí thấp, giúp các mẹ tự tin hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đối với trường hợp sinh mổ lần 3 (2 lần trước đều là đẻ mổ) thì các bác sĩ buộc phải dùng phương pháp mổ dọc để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.
Sinh mổ có những ưu điểm nhưng tồn tại không ít nhược điểm (Nguồn: poh.vn)
4. Nguy cơ mẹ bầu có thể gặp khi mổ để lần 3
4.1. Nứt, vỡ tử cung
Nứt, vỡ tử cung là rủi ro nguy hiểm nhất cho lần sinh mổ thứ 3. Nguyên nhân là vì 2 lần sinh mổ trước, tử cung của người mẹ đã bị rạch và để lại sẹo. Chính ở khu vực sẹo này, các cơ tử cung trở nên yếu nhất và liên kết lỏng lẻo nhất gây ra hiện tượng bục, vỡ khi thai to.
Rủi ro này đe dọa trực tiếp đến mạng sống của cả mẹ và thai nhi. Thời gian giữa 2 lần sinh mổ càng ngắn, nguy cơ nứt, vỡ tử cung càng cao.
4.2. Hiện tượng bất thường về nhau thai
Sau những lần sinh mổ trước, vết sẹo để lại trên tử cung có thể dẫn đến các bất thường ở nhau thai như: nhau tiền đạo, bong nhau… hay nguy hiểm hơn là hiện tượng nhau cài răng lược dễ gây biến chứng làm băng huyết sau sinh hoặc phải cắt bỏ tử cung.
4.3. Hiện tượng dính ruột
Thông thường các mẹ đẻ mổ thì đều có nguy cơ bị dính ruột, đối với mẹ sinh mổ lần 3 thì nguy cơ này càng cao hơn. Các mẹ cần hết sức chú ý.
4.4. Nguy cơ tử vong cao hơn
Với nhiều nguy cơ tiềm ẩn và sức khỏe của bà mẹ khi sinh mổ lần 3 thường không tốt bằng những lần sinh trước đó, khả năng rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng vì thế mà cao hơn. Vậy câu trả lời cho câu hỏi “sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?” là có.
4.5. Nằm viện lâu hơn
Thông thường các mẹ đẻ mổ sẽ phải nằm viện từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên theo kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 của các mẹ đi trước, cơ thể yếu ớt có thể khiến cho thời gian phục hồi chậm hơn, mẹ chịu nhiều đau đớn hơn. Các bạn sẽ phải lưu lại viện dài ngày hơn để được sự theo dõi và can thiệp kịp thời từ các y bác sĩ sản khoa.
4.6. Phục hồi vết thương lâu hơn
Cơ thể yếu sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi của vết mổ. Thông thường các mẹ đẻ mổ lần sau cảm giác đau hơn lần trước cũng vì sức khỏe bị kém đi sau 2 lần đẻ mổ. Đề kháng bị suy yếu, miễn dịch bị suy yếu sẽ làm vết thương lâu liền hơn.
4.7. Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
Bên cạnh việc hồi phục vết thương chậm, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở những mẹ sinh mổ lần 3 cũng cao hơn lần 1 và lần 2. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể kéo dài phục hồi thì khả năng nhiễm trùng càng cao. Việc nhiễm trùng vết mổ sẽ làm tăng thời gian nằm viện, làm tăng thời gian điều trị và người mẹ phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh hỗ trợ có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.
4.8. Nhiều khả năng chấn thương các cơ quan khác khi sinh mổ hơn
Rủi ro trong phẫu thuật lần 3 có thể khiến cho sản phụ bị xước, rách các cơ quan nội tạng lân cận như: ruột, bàng quang, thận, cổ tử cung bị nhiễm trùng… tất cả những biến chứng này đều khiến các mẹ phải điều trị lâu hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sau sinh.
4.9. Mất nhiều máu hơn
Thiếu máu là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Đối với mẹ sinh mổ, việc mất một lượng máu lớn trong quá trình sinh nở càng làm tình trạng này trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe của các mẹ.
4.10. Ảnh hưởng quá trình cho bé bú
Khi mổ đẻ, cơ thể người mẹ sẽ phải sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc gây tê, gây mê, thuốc kháng sinh giảm viêm, sưng… Những loại thuốc này có thể bị tiết qua đường sữa mẹ, không tốt cho trẻ khi bú vào.
Trường hợp các mẹ sử dụng nhiều thuốc cộng thêm cơ thể mệt mỏi có thể dẫn đến tình trạng mất sữa, không có sữa cho con bú.
Da kề da với con khi sinh thường (Nguồn: marrybaby.vn)
5. Kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 an toàn nhất
5.1. Sinh mổ lần 3 nên nhập viện khi nào
Tương tự như những lần sinh mổ trước đây, các mẹ cần thăm khám sản khoa tại các bệnh viện uy tín đầy đủ suốt quá trình mang bầu. Từ những kết quả thăm khám đó, các y bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá và lựa chọn thời gian phù hợp để các mẹ nhập viện.
- Những mẹ sức khỏe tốt, có thể duy trì hết thai kỳ và mổ từ tuần 39 trở đi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
- Những mẹ sức khỏe yếu hơn, có hiện tượng bất thường cần cân nhắc việc mổ sớm để đảm bảo an toàn.
5.2. Đẻ mổ lần 3 có cần chờ đau chuyển dạ không
Tùy tình trạng cơ thể mẹ mà các y bác sĩ sẽ khuyến cáo có nên chờ chuyển dạ hay không. Thông thường đối với các mẹ khỏe mạnh, nguy cơ giảm thấp, các bác sĩ có thể để các mẹ chờ đau chuyển dạ.
Tuy nhiên, với các mẹ sức khỏe yếu, lần mổ trước có hoặc thời gian gần đây thai có dấu hiệu bất thường sẽ bị yêu cầu mổ sớm để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
5.3. Mổ đẻ lần 3 mẹ bầu cần chuẩn bị gì
Cũng như những lần sinh trước, các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ về tinh thần và sức khỏe để vượt cạn thành công. Trước khi sinh, các mẹ cần thăm khám đầy đủ. Lựa chọn bệnh viện phụ sản đáng tin cậy, các bác sĩ lành nghề để gửi gắm sự an toàn của cả mẹ và con.
Nếu các bạn chưa có địa chỉ lựa chọn cụ thể, các bạn hãy tham khảo bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Đây là bệnh viện có chất lượng dịch vụ hàng đầu Việt Nam với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ khắp các nơi trên thế giới.
Hiện nay trên Useful có cung cấp gói dịch vụ sinh thai sản chuyên nghiệp cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị hiện đại tại Vinmec, các bạn sẽ thấy thuận tiện hơn trong việc đăng ký cũng như nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Điều cuối cùng, trước khi đi sinh, các bạn lưu ý không ăn uống trong vòng 8 tiếng để tránh trào ngược gây nghẽn thở khi gây mê sinh mổ nhé!
5.4. Mổ đẻ lần 3 có đau hơn không
Tùy thể trạng của từng mẹ mà vết mổ lần 3 đau hay không đau hơn 2 lần trước đó. Những mẹ giữ gìn sức khỏe tốt thì thường ít đau hơn và ngược lại những mẹ sức khỏe kém thì đau nhiều hơn.
5.5. Sinh mổ lần 3 bao lâu quan hệ được
Theo khuyến nghị của các y bác sĩ, các mẹ sau sinh cần thời gian từ 4 đến 6 tuần để phục hồi cơ bản các chức năng của tử cung. Tuy nhiên trong thực tế, các mẹ có thể cần nhiều thời gian hơn nữa mới có thể tiếp nhận và quan hệ bình thường với chồng.
Phục hồi sau sinh (Nguồn: tamtresosinh.com)
Sau khi đọc hết những chia sẻ kinh nghiệm mổ đẻ lần 3 trên đây chắc hẳn các bạn đã tưởng tượng được những vất vả và nguy hiểm khi sinh mổ lần 3. Điều quan trọng nhất để giảm thiểu nguy cơ chính là nâng cao sức khỏe. Các mẹ hãy chuẩn bị thật tốt cho bản thân trước khi “vượt cửa tử” lần nữa nhé!