Sương mù là hiện tượng phổ biến vào mùa đông và đầu xuân, thường là thời điểm thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ thay đổi nhiều trong ngày, độ ẩm khi cao khi thấp và tình trạng sương mù vào buổi sáng và cuối chiều sang đêm tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ngay cả với những người cầm lái lâu năm, vì tầm quan sát bị hạn chế. Tình trạng này nguy hiểm hơn khi lái xe ở đường núi quanh co, nhiều dốc vì đường nhỏ,..
- 10 kinh nghiệm lái xe an toàn trong khu dân cư
- Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
- Kỹ thuật lái xe số tự động lên xuống dốc an toàn
Phải lái xe đường sương mù quả thực là không hề dễ dàng, kể cả đối với những bác tài già kinh nghiệm, thực tế thì khi lái xe trong điều kiện sương mù dày đặc, tầm nhìn của tài xế bị hạn chế, tốt nhất thì cũng ở khoảng cách 5-7m. Cùng với đó, hầu như tình trạng sương mù còn xảy ra quanh năm đối với khu vực miền núi, nơi mà địa hình dốc đèo khúc khuỷu, quanh co cực kỳ khắc nghiệt.
Ngoài kinh nghiệm lái xe lâu năm, các bác tài thật sự cần có kỹ năng lái cực tốt mới có thể điều khiển phương tiện vượt qua hành trình khó nhằn này. Bởi sương mù không chỉ đơn giản là hiện tượng thời tiết, nó còn là ‘tử thần giấu mặt’ trên những cung đường.
Để có thể vững tay lái trên đường, nhất là với tài xế mới nên nắm bắt một số kỹ năng để chạy xe trong đường sương mù như dưới đây
Danh mục bài viết
Nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe đường sương mù
Thực tế ghi nhận rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do tài xế bị hạn chế tầm nhìn mà không kịp xử lý khi điều khiển phương tiện di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc, từng có không ít vụ va chạm, lật đèo, đâm vào vách núi hay rơi xuống vực, đi chệch làn đường hay xảy ra va chạm với xe ô tô đi ngược chiều,..
Chính vì thế, đối với các bác tài thường xuyên phải di chuyển ở những cung đường đèo, sương mù thật sự là một nỗi ám ảnh khi mà tầm quan sát bị hạn chế do màn sương dày đặc bao phủ, bề mặt đường trơn ướt, dễ trượt,..
Tuy nhiên, với điều kiện kiến trúc hạ tầng đang ngày càng phát triển, cũng như việc các hãng xe chú trọng trang bị loạt tính năng hiện đại cho ô tô, có lẽ sẽ với bớt đi nỗi lo, áp lực của các tài xế khi lái xe đường sương mù. Chỉ cần tập trung cao độ, tâm lý vững vàng và nắm chắc một số quy tắc quan trọng, các bác tài sẽ sở hữu kỹ năng lái xe đường sương mù cực tốt, giúp cho chuyến hành trình diễn ra thuận lợi, đảm bảo được sự an toàn cho bản thân và cho cả những người lưu thông khác.
Lập hành trình tránh sương mù
Việc dễ nhất là tránh đối đầu trực diện. Nếu buộc phải di chuyển trong thời điểm sương mù dày đặc, tài xế cần xác định rõ cung đường đi thuận tiện và an toàn nhất, còn không quá gấp phải đi vào đoạn đường có nhiều sương mù, hãy lên kế hoạch để di chuyển khi sương đã tan bớt, tầm nhìn rộng hơn. Nên theo dõi các bản tin thời tiết thường xuyên để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Kiểm tra xe cẩn thận trước khi khởi hành
Trước khi xuất phát, dù đi xa hay gần bạn cần kiểm tra các bộ phận xe thật kỹ xem chúng có hoạt động tốt không, đặc biệt trong trường hợp di chuyển trong thời tiết sương mù, mưa phùn. Đây chính là kinh nghiệm lái xe cực kỳ hữu ích mà bất kỳ người cầm lái nào cũng nên ghi nhớ.
- Kiểm tra đai an toàn
- Kiểm tra hệ thống đèn xe
- Kiểm tra phanh, còi
- Kiểm tra cần gạt nước trên ô tô
- Kiểm tra lốp xe
- Kiểm tra hệ thống điều hòa
- Kiểm tra xăng, động cơ
Đèn là điều kiện bắt buộc cần có, hoạt động tốt nếu muốn chạy đường sương mù, bởi lẽ không chỉ giúp tăng tầm nhìn cho tài xế mà còn để những xe khác quan sát thấy xe của mình. Trước khi chạy hãy kiểm tra nhanh tất cả các đèn có hoạt động hay không.
Khi lái xe cần phải tập trung cao độ
Bình thường nếu di chuyển, rẽ hướng bạn có thể nhìn quanh một vòng và có thể nắm bắt được quang cảnh xung quanh, nhưng khi đi trong thời tiết sương mù thì lại khác, tầm nhìn rất hạn hẹp. Đừng chủ quan bất cứ phút giây nào khi lái xe. Việc quan sát kỹ các phương tiện xung quanh sẽ giúp bạn né được các phương tiện chạy cắt mặt mình hoặc vượt lên mình.
Tập trung lái xe, không để phân tâm như mải nghe nhạc, bật DVD, trò chuyện điện thoại… bởi cái giá phải trả cho việc không tập trung điều khiển phương tiện là quá đắt. Hãy luôn quan sát màn hình hiển thị để nắm rõ được tình hình đang diễn ra, đồng thời hạ cửa kính xuống một chút để lắng nghe mọi việc xung quanh.
Tốt nhất là không nên vượt khi lái xe trong sương mù dày đặc. Tầm nhìn chỉ vài mét trước mặt không thể khiến bạn an toàn khi vượt, đặc biệt khi đi trên đường đồi núi có làn đường nhỏ hẹp. Trong trường hợp bạn muốn vượt xe, chú ý nhìn kỹ có đèn của xe ngược chiều hay không, chọn đoạn đường thẳng và dài, ga dứt khoát và nhanh để vượt, sau đó nhanh chóng về làn của mình.
Di chuyển với tốc độ chậm
Nhiều người cho rằng cách lái xe trong sương mù đúng đắn đó là lái thật nhanh để mau chóng qua vùng có sương mù. Đặc biệt đối với người lái có tay lái cứng, họ càng tin tưởng vào khả năng di chuyển nhanh của mình. Tuy nhiên, ngay cả khi nắm rất rõ con đường đang đi, người lái cũng nên giữ tốc độ chậm và ổn định. Đây là kinh nghiệm làm chủ tốc độ lái xe để tránh những tình huống bất ngờ.
Duy trì tốc độ ổn định, tránh tăng tốc, giảm tốc đột ngột, ảnh hưởng đến những xe phía trước hoặc đang di chuyển phía sau và cũng gây nguy hiểm cho chính bản thân mình. Không phanh xe đột ngột, tránh nguy cơ bị trượt, lật xe do đường trơn. Thậm chí nếu sương mù quá dày, người lái nên đỗ xe tại vị trí an toàn và đợi đến khi sương mù tan, không nên chủ quan mà đi tiếp.
Một kinh nghiệm lái xe trời sương mù đó là tuyệt đối không được xao nhãng đồng hồ đo tốc độ. Màn sương dày đặc phía trước có thể khiến người lái có ảo giác mình đang đi chậm trong khi thực tế thì ngược lại. Vì vậy quan sát đồng hồ là cách đúng đắn nhất để kiểm soát tốc độ của xe.
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Sương mù luôn chứa đựng những hiểm nguy bất ngờ mà nếu không có đủ thời gian, tài xế sẽ không thể nào xử trí kịp. Giữ khoảng cách an toàn trên đường giảm thiểu nguy cơ tai nạn vì bạn sẽ có nhiều thời gian để đối phó với các tình huống nguy hiểm. Khi tầm nhìn bị hạn chế, cách tốt nhất là di chuyển chậm lại để có thể phản ứng nếu có vật cản bất ngờ xuất hiện trong màn sương mù dày đặc.
Rất nhiều người lái xe ô tô coi phương tiện trước mặt là cột mốc để xác định hướng phía trước. Tuy nhiên hành động này có thể gây ra tai nạn thảm khốc. Tốt nhất, hãy luôn giữ khoảng cách với xe đi phía trước một khoảng xa hơn so với lúc di chuyển trong điều kiện thời tiết bình thường.
Ví dụ, nếu tốc độ cho phép là 60 km/h thì bạn nên chạy 50 km/h. Điều này giúp ích cho lái xe có thêm thời gian để phản ứng với các tình huống giao thông bất ngờ có thể xảy ra
Cẩn thận không bao giờ thừa, đó là những gì mà các chuyên gia giàu kinh nghiệm về ô tô luôn chia sẻ với những người cầm lái.
Sử dụng đèn xe hợp lý
Một trong nhũng kỹ năng lái xe đường sương mù đó chính là sử dụng đèn xe hợp lý. Theo đó, nên sử dụng chế độ đèn cốt chiếu gần thay vì chế độ đèn pha. Nếu sử dụng đèn pha, ánh sáng sẽ phản xạ lại khi gặp hơi nước trong sương mù càng khiến cho người lái khó quan sát hơn. Trong khi nếu sử dụng chế độ đèn cốt, ánh sáng chiếu trong phạm vi gần giúp tài xế nhìn rõ hơn mọi việc, kết hợp với điều chỉnh tốc độ hợp lý thì chuyến hành trình sẽ diễn ra nhẹ nhàng.
Nếu sương mù ngày càng dày đặc, tài xế có thể bật đèn sương mù phía sau xe và đèn khẩn cấp để các xe di chuyển xung quanh có thể nhận diện được vị trí của mình rõ ràng hơn.
Nếu xe không trang bị đèn sương mù mà phải thường xuyên di chuyển vào khu vực có sương mù, có thể dùng một miếng đề can màu vàng dán đến nửa đèn pha, chuyển về chùm chiếu gần là đã có một đèn sương mù nhân tạo. Sử dụng ánh sáng vàng vì bước sóng của ánh sáng vàng ngắn hơn ánh sáng ban ngày, năng lượng lớn hơn nên có khả năng xuyên qua màn sương mù mà không bị phản xạ.
Do vậy, hãy ghi nhớ nguyên tắc lái xe an toàn khi di chuyển trong đường có sương mù đó là không sử dụng đèn pha, thay vào đó hãy sử dụng đèn cốt. Để tăng độ an toàn cho xe, người lái có thể trang bị thêm đèn sương mù, đây là đèn chuyên dụng cho việc di chuyển trong điều kiện thời tiết có sương mù.
Đạp phanh đột ngột
Theo các kỹ thuật phanh ô tô, khi lái xe đường sương mù chính là không đạp phanh một cách đột ngột. Người lái chỉ nên nhả ga để xe giảm tốc độ dần dần, khi muốn dừng phải phát đèn tín hiệu để các xe đằng sau biết. Trong trường hợp không còn cách nào khác thì người lái mới được sử dụng phanh.
Tuyệt đối tránh dừng xe giữa đường hoặc nơi đông người qua lại khi có sương mù. Trong trường hợp, xe bị sự cố, hãy cố gắng nhanh chóng đưa xe vào lề đường, tắt hết các loại đèn có ánh sáng trắng, bật đèn cảnh báo khẩn cấp và rời khỏi xe.
Bám vạch kẻ đường
Theo thói quen di chuyển, nhiều người hay nhìn vào đèn hậu xe phía trước để chạy theo trong đường sương mù. Việc này nhiều khi dẫn tới những pha tai nạn liên hoàn vì không xử lý kịp. Hãy quan sát vạch kẻ đường, và đi theo nó ở làn đường của mình, bạn sẽ an toàn hơn vì luôn đi ở giữa đường và có thể xử lý tình huống dễ dàng hơn.
Lưu ý điều kiện mặt đường
Với những đoạn đường mới, chưa quen thì ngoài đi chậm còn phải tập trung quan sát để biết điều kiện mặt đường. Bởi lẽ nếu chỉ bám vào ánh đèn xe trước để di chuyển mà không lưu tâm bên dưới bánh xe có gì thì rất dễ sa vào hoàn cảnh xấu như đường lầy lội, trơn trượt.
Kích hoạt chức năng sấy kính lái ô tô
Trời sương mù thường đi kèm với nhiệt độ bên ngoài thấp, tác động trực tiếp lên bề mặt kính lái. Mặt trong kính lái sẽ nhanh chóng mờ đi do lượng hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu kính xe bị mờ do hơi nước ngưng tụ, tài xế nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm để không bị hạn chế tầm nhìn.