Hà Nội ngàn năm văn hiến với vô số điểm đến mang ý nghĩa lịch sử và Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điển hình nổi bật nhất. Nơi đây là một khu vực dùng để thờ tự với quy định khắt khe nên sẽ gây bối rối cho những ai chưa có kinh nghiệm đi Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Kinh nghiệm đi Văn Miếu Quốc Tử Giám
1.1. Địa chỉ Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở đâu
Điều đầu tiên bạn sẽ tự hỏi: Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu? Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội được bao quanh bởi 4 tuyến phố của quận Đống Đa: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học, Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm tại 58 Quốc Tử Giám, phố Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những niềm tự hào của Hà Nội (Nguồn: vietbao.vn)
1.2. Đường đi Văn Miếu – Quốc Tử Giám như thế nào
Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể chọn nhiều tuyến đường để di chuyển. Tuy nhiên, khu vực quanh Văn Miếu – Quốc Tử Giám có rất nhiều đường một chiều, bạn cần xem xét kỹ bản đồ trước khi đi để tránh lạc đường hoặc không tìm được chỗ đậu xe. Bạn cũng có thể chọn những tour du lịch tham quan Văn Miếu – Bát Tràng bằng xe đạp do các công ty lữ hành tổ chức. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị khi đi tham quan Hà Nội.
Đối với khách di chuyển bằng xe bus thì bạn sẽ không cần băn khoăn về đường đi Văn Miếu Quốc Tử Giám. Hiện nay, một số tuyến xe bus đang có điểm dừng gần Văn Miếu: tuyến 2, 23, tuyến xe 32, 38 và 41.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ xe buýt 2 tầng được cung cấp bởi Your Vacation Travel để dễ dàng hơn trong việc di chuyển giữa các địa điểm tham quan trong thành phố.
1.3. Văn Miếu – Quốc Tử Giám giờ mở cửa – đóng cửa
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ, Tết. Tuy nhiên, giờ mở cửa sẽ phụ thuộc theo mùa.
Vào mùa nóng, tính từ 15-04 đến 15-10, Văn Miếu Quốc Tử Giám giờ mở cửa đón khách từ 7h30. Còn mùa lạnh, tính từ 16-10 đến 14-4 của năm sau, du khách có thể đến tham quan Văn Miếu từ 8h00. Có người sẽ thắc mắc: Văn Miếu Quốc Tử Giám mấy giờ đóng cửa? Trong cả hai mùa, Văn Miếu đóng cửa vào 18h00 hàng ngày.
1.4. Vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám có mất tiền không?
Giá vé vào Văn Miếu Quốc Tử Giám 2022 là 30.000VNĐ/ người/ lượt. Tuy nhiên, một số đối tượng sẽ được giảm giá 50% hoặc miễn phí vào cửa.
Giá vé vào cổng giảm 50% với: người khuyết tật nặng, người trên 60 tuổi, người dân đến từ vùng sâu, người có công với đất nước và học sinh, sinh viên trên 15 tuổi. Với những người bị khuyết tật đặc biệt nặng và người dưới 15 tuổi, Văn Miếu không thu vé vào cổng.
1.5. Đi Văn Miếu – Quốc Tử Giám nên mặc gì
Đi Văn Miếu Quốc Tử Giám mặc gì là câu hỏi của những người chưa có dịp đến đây. Khi tham quan, du khách cần lưu ý cách ăn mặc không mặc những trang phục gây phản cảm, hở hang. Nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng vì Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, được suy tôn như một trong những người tạo ra Nho giáo.
Nên ăn mặc chỉnh tề khi đến thăm Văn Miếu (Nguồn: baoquangninh.com.vn)
1.6. Văn Miếu – Quốc Tử Giám có gì chơi?
Hoạt động chủ yếu tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là tham quan các di tích lịch sử. Ngoài ra, vào dịp đầu năm hoặc trước các kỳ thi, sĩ tử thường tập trung đến đây để cầu may, cầu cho công thành danh toại. Không có hoạt động vui chơi diễn ra trong Văn Miếu.
1.6.1. Lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và những bậc hiền tài Nho học xưa. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám để dạy học. Nơi đây từng đào tạo hàng nghìn tiến sĩ, thám hoa, trạng nguyên, cung cấp một nguồn hiền tài lớn cho đất nước.
1.6.2. Kiến trúc
1.6.3. Các khu tham quan ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Để trả lời cho câu hỏi: Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì? Mời bạn đến tham quan 5 khu của Văn Miếu, mỗi khu sẽ có những chức năng khác nhau.
Khu thứ nhất: tính từ cổng chính đến cổng Đại Trung Môn. Đây khu vực lối vào của Văn Miếu.
Khu thứ hai: sau khi qua Đại Trung Môn, du khách đi đến Khuê Văn Các. Đây là biểu tượng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các không lớn nhưng gây ấn tượng nhờ phong cách kiến trúc mang vẻ đẹp tinh tế. Đi vào Khuê Văn Các, bạn sẽ nhìn thấy 2 cổng tên Súc Văn và Bi Văn được đặt 2 bên.
Khu thứ 3: đi theo 2 cổng phía trên, du khách sẽ đến khu vực bia Tiến sĩ và giếng Thiên Quang. Giếng Thiên Quang có hình vuông, hai bên là khu nhà để bia Tiến sĩ. Có tất cả 82 tấm bia được chia thành 2 hàng, mỗi tấm bia đều được đặt trên lưng một con rùa đá. Đây là những hiện vật quý giá nhất còn tồn tại của Văn Miếu.
Khu thứ tư: sau khi tham quan khu vực bia Tiến sĩ, du khách tiếp tục đi qua cửa Đại Thành để đến Đại Bái Đường. Thượng Điện (hay Thượng cung) nằm phía sau dùng để thờ Khổng Tử và các vị Tứ Phối (Tăng Tử, Nhan Tử, Mạnh Tử, Tử Tư).
Khu thứ năm: khu vực này được gọi là Thái Học, trước đây dùng để thờ thân mẫu và thân phụ của Khổng Tử. Ngoài ra, ở đây còn có Tiền Đường và Hậu đường là nơi thờ một số vị vua và Chu Văn An.
1.7. Lưu ý khi tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Theo kinh nghiệm đi Văn Miếu Quốc Tử Giám, do đây là nơi thờ tự nên du khách cần đi nhẹ, nói khẽ, tránh gây mất trật tự. Cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không ăn mặc hở hang, phản cảm, không đội nón mũ khi vào khu vực thờ tự. Cần giữ gìn vệ sinh chung, chấp hành những quy định và hướng dẫn của nhân viên quản lý di tích. Du khách tuyệt đối không được hút thuốc cũng như mang vũ khí, các loại chất có thể gây cháy nổ vào khuôn viên di tích.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám chứa rất nhiều bảo vật có ý nghĩa quốc gia nên du khách cần có ý thức bảo vệ và tôn trọng các di vật, không tô vẽ lên bia đá, rùa hay tượng thờ. Quy định tại Văn Miếu nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến không gian tín ngưỡng. Bạn có thể mang theo các loại máy ảnh có khả năng chụp hình chuyên nghiệp hoặc smartphone để lưu giữ những hình ảnh đáng nhớ của bạn khi đi tham quan.
2. Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám trong lịch sử, văn hóa của Việt Nam
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, với những bia đá khắc tên những vị hiền tài kéo dài hơn 300 năm lịch sử từ 1442 đến 1779.
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám thường được chọn để tổ chức trao các học hàm, học vị viện sĩ, giáo sư, tiến sĩ và là nơi khen tặng cho học sinh, sinh viên xuất sắc nhằm cổ vũ mọi người tiếp tục nỗ lực trên đường học vấn, vươn tới đỉnh cao trí thức nhân loại.
Tại đây, vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm còn tổ chức hội thơ thu hút nhiều văn sĩ và du khách từ khắp nơi đến tham dự.
Hội thơ được tổ chức ở Văn Miếu (Nguồn: baodulich.net.vn)
Với ý nghĩa lịch sử to lớn của mình, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã và đang là một trong những điểm đến thú vị của Hà Nội. Nếu có dịp đến Hà Nội, với kinh nghiệm đi Văn Miếu Quốc Tử Giám được đúc kết từ bài này, bạn có thể ghé thăm nơi đây để cảm nhận được tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam luôn trải dài suốt thời gian lịch sử. Đó sẽ là một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn.