Được mệnh danh là cao nguyên đá khổng lồ ở khu vực ngoại thành Hà Nội lại rất phù hợp cho những chuyến picnic, dã ngoại cùng gia đình nhưng không phải ai cũng biết kinh nghiệm đi núi Trầm về lịch trình, chi phí… Vì thế, hãy để bài viết của Blog Useful dưới đây giúp bạn nhé!
1. Kinh nghiệm đi núi Trầm chi tiết
Để có một chuyến đi khám phá núi Trầm – 1 trong 17 địa điểm du lịch nổi bật gần Hà Nội thật suôn sẻ và thuận lợi thì tốt nhất mọi người đừng nên bỏ qua những thông tin cụ thể và rõ ràng ở phía dưới nhé!
1.1. Núi Trầm ở đâu
Núi Trầm hay còn có tên gọi khác là Tử Trầm San, là một ngọn núi tọa lạc tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ và cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 25-30km.
Núi Trầm (Nguồn: chungtadidau.com)
1.2. Đường đi núi Trầm có khó không?
Ngọn núi này nằm cách trung tâm Hà Nội không quá xa, do đó mọi người có thể đi lại rất dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn hình thức di chuyển theo phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.
Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân để chở gia đình, bạn bè thì có thể tham khảo lộ trình: đầu tiên, đi về hướng Hà Đông rồi đi theo quốc lộ 6, hướng đi Hòa Bình khoảng 25km tới thị trấn Chúc Sơn, hỏi người dân địa phương để được chỉ đường tới núi Trầm (khoảng 2-3km).
Còn phương tiện công cộng thì lại khá thoải mái với những tuyến xe buýt như 37,57 và 80. Leo lên xe thì bạn nhớ dặn phụ xe hoặc bác tài cho dừng xuống ở khu vực bến đỗ Vực Ninh, sau đó hỏi đường và chịu khó đi bộ 2km hoặc bắt xe ôm để nhờ họ đưa vào tới khu du lịch cho an toàn.
1.3. Núi Trầm nên đi mùa nào thì đẹp
Nhiều người cứ băn khoăn, thắc mắc không biết nên đi núi Trầm mùa nào thì đẹp và lý tưởng? Thực ra, mọi người có thể tổ chức cho gia đình, bạn bè chuyến đi picnic, dã ngoại ở núi Trầm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng được.
Tuy nhiên, nếu muốn có một chuyến đi thuận lợi, suôn sẻ với nhiều trải nghiệm thú vị thì bạn nên đến vào tháng 4, 5 bởi lúc đó nhiệt độ, thời tiết bên ngoài rất mát mẻ, chưa có nắng gắt nên cực kỳ thuận lợi cho các hoạt động cắm trại hay leo núi.
Hoặc có thể ghé vào mùng 2 tháng 2 âm lịch để được hòa mình trong không khí sôi động, náo nhiệt của lễ hội chùa Trầm. Ngoài ra, đến vào dịp cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 để có cơ hội chiêm ngưỡng phong cảnh hoa sưa nở trắng một vùng và ngào ngạt hương thơm sắc hoa thiên nhiên cũng được coi là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho giới trẻ.
1.4. Lịch trình đi núi Trầm
Tùy theo sự thống nhất mà mỗi gia đình sẽ có một lịch trình du lịch riêng. Nhưng nếu đi một mình hoặc song hành cùng bạn bè thì mọi người có thể tham khảo chương trình chi tiết như sau:
6 giờ sáng bắt đầu xuất phát để tránh nắng gắt vào buổi trưa. Theo kinh nghiệm đi núi Trầm, bạn không nên đi quá muộn vì sẽ kiệt sức trong quá trình leo núi hoặc cắm trại bởi sự ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ bên ngoài. Trên đường đi, nếu tìm được quán ăn ngon – bổ – rẻ có thể tranh thủ ghé vào ăn sáng và nghỉ ngơi một chút, tiếp sức cho chặng đường tiếp theo.
Khi đến nơi, đi thẳng vào bên trong chùa Trầm, gửi xe tại đó hoặc ở tại mấy quán ngay trước mặt cũng được (giá vé khoảng 5.000 đồng). Tham quan xong chùa Trầm thì di chuyển ra khu vực quần thể núi Trầm để chuẩn bị leo núi. Ngọn núi không quá cao nhưng có vô vàn điều thú vị đợi bạn ở phía trước.
Nhất là khi leo lên đến đỉnh núi thì cảm giác vô cùng tuyệt vời. Mọi người sẽ có không gian chụp ảnh, check-in… cực kỳ lý tưởng với phía trước là núi đá như cao nguyên còn đằng sau là đồng ruộng mênh mông, thẳng cánh cò bay.
Sau khi leo núi Trầm xong, cảm thấy còn tràn trề năng lượng thì mọi người có thể ghé thăm chùa Trăm Gian cách khoảng 3km rồi trên đường về thì ghé qua xã Tân Hòa nổi tiếng với nghề làm thúng nón… Cuối cùng là ra Đại lộ Thăng Long rồi trở về, kết thúc một ngày khám phá núi Trầm.
1.5. Đi núi Trầm nên mặc gì phù hợp nhất
Khi đi núi Trầm mặc gì để phù hợp nhất? Nếu chưa biết chuẩn bị trang phục thời trang, quần áo, giày dép,… như thế nào thì tốt nhất, trước chuyến đi, mọi người cần theo dõi, kiểm tra và xem xét thật kỹ càng dự báo thời tiết. Để từ đó, mới xác định được mưa, nắng… để mặc đồ cho hợp lý. Thông thường, sẽ gồm có giày thể thao, mũ lưỡi trai chống nắng, một chiếc áo khoác mỏng nhẹ, quần áo rộng rãi, thoải mái, không bị gò bó, chật chội…
1.6. Cần chuẩn bị gì trước khi đi núi Trầm
Theo như kinh nghiệm đi núi Trầm của nhiều người thì bạn nên chuẩn bị thật đầy đủ, kỹ càng những vật dụng cần thiết cho chuyến hành trình. Có thể kể đến là quần áo, giày thể thao, ô dù để che mưa che nắng, vật dụng cá nhân như bàn chải, kem đánh răng quen thuộc, đồ ăn vặt, thức uống, hoa quả, trái cây tươi đảm bảo an toàn và chất lượng… Nếu tổ chức dã ngoại, cắm trại thì cần mang theo lều bạt, bếp nướng cồn hoặc sợ cồng kềnh, vướng víu thì mọi người nên thuê đồ ở dưới chân núi cũng được.
Về phương tiện di chuyển, nếu đi bằng xe máy hoặc sử dụng ô tô cá nhân để du lịch cùng gia đình, bạn bè, người thân… bạn nhớ nên kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ xe trước hành trình để tránh gặp các sự cố trên đường đi nhé!
Khám phá núi Trầm (Nguồn: jamja.vn)
1.7. Núi Trầm có gì hay?
Khu du lịch núi Trầm có khá nhiều địa danh du lịch tuyệt đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ!
1.7.1. Chùa Trầm
Đây là địa điểm tham quan cực kỳ nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng phải ghé qua. Đến với ngôi chùa này, du khách sẽ không chỉ được dâng hương, lễ Phật mà còn có cơ hội tận hưởng không gian yên bình, vô cùng dễ chịu và thoải mái. Đặc biệt, nếu bạn đến vào ngày 2/2 thì sẽ còn được tham dự lễ hội chùa Trầm cực kỳ thú vị, hấp dẫn.
1.7.2. Động Long Tiên (Chùa Hang)
Động Long Tiên còn được gọi là chùa Hang – ngôi chùa sở hữu công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Không những vậy, ở đây còn đang lưu giữ những bài thơ cổ ca tụng vẻ đẹp của núi Trầm được khắc trên vách đá rất đáng để khám phá.
1.7.3. Chùa Trầm Vô Vi
Ngôi chùa Trầm Vô Vi này cách chùa Hang khoảng 1km và sở hữu địa thế của núi nên di chuyển hơi khó khăn một chút. Bù lại, lên đến nơi, không khí thiên nhiên trong lành sẽ khiến cho bạn không hề thất vọng. Quang cảnh thật tuyệt vời với cánh đồng rộng mênh mông, bát ngát, dòng sông Đáy uốn lượn…
1.7.4. Núi Trầm – Tử Trầm Sơn
Chinh phục đỉnh núi Trầm được coi là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời mà nếu bỏ qua sẽ thật đáng tiếc. Bởi sau quá trình gian nan, vất vả để lên tới đỉnh núi, bạn sẽ được ngắm nhìn phong cảnh thơ mộng, trữ tình với những cánh đồng lúa xen lẫn dãy núi cao hùng vĩ…
1.8. Lưu ý khi đi dã ngoại núi Trầm
Nếu mọi người muốn có một hành trình thuận lợi, an toàn thì theo kinh nghiệm đi núi Trầm cần phải tham khảo một số lưu ý như: hãy xem dự báo thời tiết thật kỹ để lựa chọn được thời gian đi phù hợp, cắm trại, đốt lửa thì cần cẩn thận vì xung quanh có nhiều cỏ dại khô, đồng thời cần dọn dẹp rác thải xung quanh sạch sẽ để bảo vệ môi trường thật lý tưởng…
Đỉnh núi Trầm – Trầm Tử Sơn (Nguồn: chungtadidau.com)
2. Chi phí đi núi Trầm bao nhiêu?
Thông thường, nếu bạn muốn thay đổi không khí, thoát khỏi thành phố xô bồ, tấp nập thì có thể tự túc đi bằng xe máy để khám phá núi Trầm trong vòng 1 ngày với mức chi phí dao động khoảng 100.000 -150.000 đồng, bao gồm tiền xăng xe, ăn sáng, mua đồ ăn, thức uống, gửi xe… Còn nếu đi cắm trại, picnic dã ngoại cùng gia đình, bạn bè thì mức phí có thể là 200.000 – 300.000 đồng cho việc thuê đồ, lều bạt…
Mong rằng với những kinh nghiệm đi núi Trầm bổ ích và thú vị như trên thì mọi người sẽ có thêm được nhiều thông tin mới mẻ cho chuyến hành trình sắp tới của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể có thêm nhiều sự lựa chọn khác như đặt tour du lịch Hà Nội trên website Useful.vn để thỏa sức vi vu và khám phá.