Ngày nay, du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được phát triển. Rất nhiều lễ hội đã được khôi phục và bảo tồn tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách. Kinh nghiệm đi đền Bảo Hà sau đây sẽ là gợi ý cho chuyến du ngoạn tiếp theo của bạn.
1. Giới thiệu về đền Bảo Hà
1.1. Địa chỉ đền Bảo Hà ở đâu
Đền Bảo Hà là ngôi đền thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Đền là di tích văn hóa lịch sử đạt cấp quốc gia. Đền được xây dưới chân đồi Cấm với thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Lưng đền Bảo Hà có thế tựa núi, mặt của đền hướng ra sông Hồng và được bao bọc bởi núi rừng bao la, rộng lớn. Không có địa chỉ đền Bảo Hà cụ thể tuy nhiên đường đi đến nơi đây rất dễ và rõ ràng, các bạn chỉ cần hỏi qua người dân là biết.
Cổng tam quan đền Bảo Hà (Nguồn: aulactravel.com.vn)
1.2. Sự tích ly kỳ về đền Bảo Hà
Theo truyền thuyết vào năm Cảnh Hưng cuối đời Lê, khắp vùng đất Lào Cai khi xưa bị giặc phương Bắc xâm lược, chúng cướp phá tài sản, giết hại dân chúng gây tạo nên thảm cảnh cho cả một vùng đất. Triều đình nhà Lê đã phái tướng Nguyễn Hoàng Bảy đi trấn áp vùng biên ải.
Vị tướng anh dũng này đã dẫn quân dọc sông Hồng để đánh giặc và giải phóng cả một vùng Châu Bàn rộng lớn đồng thời cho xây dựng căn cứ vững chắc tại Bảo Hà. Trong một lần giao chiến với giặc, tướng Hoàng Bảy hy sinh và thi thể ông đã bị giặc đem thả trôi sông Hồng, điều kỳ lạ là thi thể của ông trôi đến Bảo Hà thì dạt vào bờ.
1.3. Đền Bảo Hà thờ ai
Theo truyền thuyết, khi thi thể của tướng Nguyễn Hoàng Bảy dạt vào bờ sông Hồng thuộc địa phận Bảo Hà, nhân dân đã đưa thi thể ông đi an táng với một sự kính trọng và biết ơn. Cũng để tưởng nhớ công lao của vị tướng này, một đền thờ đã được lập ra lấy tên là đền Bảo Hà hay dân gian còn gọi là đền Hoàng Bảy. Đền trở nên nổi danh khắp vùng vì sự linh thiêng và công đức của vị tướng quân Hoàng Bảy.
2. Khám phá Đền Bảo Hà có gì
Đền Bảo Hà sở hữu nét độc đáo riêng có. Đền sở hữu vẻ ngoài uy nghiêm, trầm mặc cần có của nơi thờ vị tướng quân anh dũng. Vị trí kiến trúc của đền tuyệt đẹp với cảnh sơn thủy trên bến dưới thuyền rất hài hòa, tĩnh lặng. Bên ngoài đền có núi, có rừng, có sông Hồng êm đềm.
Đến với đền Bảo Hà bạn sẽ bắt gặp cổng Tam quan cổ kính sơn đỏ với mái cong vút. Qua cổng Tam Quan là sân chính của đền, rất rộng rãi. Đi qua sân vào sâu hơn là gian thờ chính của ông Hoàng Bảy và là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh cho mọi tín đồ trên cả nước.
Đền Bảo Hà có gì đặc biệt? (Nguồn: sapalaocai.com)
3. Tìm hiểu về lễ hội đền Bảo Hà
3.1. Lễ hội đền Bảo Hà tổ chức vào ngày nào
Tín đồ trên cả nước thường đi lễ ông Hoàng Bảy vào rằm tháng Giêng – Lễ thượng nguyên, ngày 25 tháng 5 âm lịch – lễ tiệc quan tuần tranh, ngày 27 tháng 7 – giỗ ông Hoàng Bảy, cuối năm – lễ Tất niên. Lễ hội chính của đền là từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 cũng là ngày giỗ ông Hoàng Bảy theo tích truyền.
3.2. Lịch trình hoạt động lễ hội đền Bảo Hà
Theo kinh nghiệm đi đền Bảo Hà của những người đi trước, bắt đầu vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, đền Bảo Hà sẽ tổ chức lễ cầu an, thả đèn hoa đăng và tế thần. Thời gian có thể kéo dài từ 6 giờ tối đến đêm khuya.
Vào đêm 16 tháng 7, các chương trình nghệ thuật của hội sẽ diễn ra cho du khách thưởng lãm. Sáng 17 tháng 7 sẽ là các hoạt động chính của lễ hội đền Bảo Hà bao gồm cả rước kiệu và lễ hội đường phố.
3.3. Nét văn hóa tín ngưỡng ngày hội đền Bảo Hà
Nếu các bạn chưa biết đến ông Hoàng Bảy và không biết đi đền Bảo Hà cầu gì thì phần sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Đền Bảo Hà nổi tiếng linh thiêng với những người đến cầu may, cầu tài lộc. Đền có biệt danh là “Đền Số Má” và thu hút rất nhiều tín đồ tham gia.
Các giá đồng ông Hoàng Bảy luôn rất đông đúc và vô cùng sinh động. Ông Hoàng Bảy là một vị tướng quân thiện chiến và cũng rất hào sảng. Giá đồng của ông có hút thuốc lá, thuốc lào, nhảy múa, ăn chơi vui vẻ rất sảng khoái.
Điện thờ ông Hoàng Bảy đền Bảo Hà (Nguồn: baomoi.vn)
4. Kinh nghiệm đi đền Bảo Hà
4.1. Đường đi đền Bảo Hà cho nhanh thuận tiện
Nếu không tự đi được đến Bảo Hà, các bạn có thể đặt vé xe giường nằm hoặc tàu hỏa để di chuyển đến thành phố Lào Cai. Từ Lào Cai, các bạn bắt xe để đến với Bảo Hà. Nếu gia đình có điều kiện tự đi, các bạn từ Hà Nội đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai, khi đến nút giao 279 thì rẽ theo biển chỉ dẫn khoảng 1km là đến với Bảo Hà. Nếu tính Hà Nội đi đền Bảo Hà bao nhiêu km thì quãng đường đi sẽ dài khoảng hơn 230km.
4.2. Sắm lễ vật gì khi cúng đền Bảo Hà
Tương tự như kinh nghiệm sắm lễ đầu năm đi chùa, các bạn có thể mang lễ mặn như xôi, gà trống nguyên con… để đến lễ ông Hoàng Bảy. Lễ chay sẽ bao gồm: bia, rượu, nước khoáng, nước ngọt, trầu cau; vàng bốn phủ, vàng tím mỗi loại 1000… ngoài ra các bạn có điều kiện có thể sắm ngựa tím cùng áo, quần, mũ, hia…
4.3. Trang phục khi đến đền Bảo Hà
Khi đi lễ đền Bảo Hà các bạn cần lưu ý lựa chọn trang phục phù hợp với không khí trang nghiêm nơi đây. Nam giới không nên mặc trang phục ở nhà, quần quá ngắn… Nữ giới tránh các loại trang phục hở hang, hay quá diêm dúa, cầu kỳ không cần thiết. Các loại trang phục nhã nhặn, lịch sự quần dài áo có tay là phù hợp nhất khi đến với nơi đây.
4.4. Một số địa điểm du lịch hấp dẫn gần đền Bảo Hà
Khi đến lễ tại đền Bảo Hà các bạn có thể tranh thủ kết hợp du lịch Lào Cai, ghé thăm phố núi Sapa mù sương đượm hồn cảnh sắc đặc trưng vùng Tây Bắc. Các bạn có thể ghé Useful để tìm hiểu về các tour tham quan quanh đây. Thời gian đặt mua trên Useful rất nhanh, các bạn không cần phải đến tận công ty du lịch mà còn được hưởng ưu đãi giảm giá Useful nữa. Một số điểm có thể du lịch kết hợp đó là: chợ phiên Bắc Hà, thị trấn Sapa, đèo Ô Quy Hồ…
Ngựa tím lễ ông Hoàng Bảy (Nguồn: sggp.org.vn)
Du lịch kết hợp với văn hóa tâm linh truyền thống sẽ cho bạn những trải nghiệm rất sâu sắc. Với những kinh nghiệm đi đền Bảo Hà trên đây, các bạn chắc chắn sẽ có được sự chủ động cần thiết. Hãy lên kế hoạch ngay hôm nay và rủ thêm đồng đội lên đường đến với Bảo Hà – Lào Cai khám phá những nét đẹp nơi núi rừng Tây Bắc nhé!