Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, những địa danh lịch sử hào hùng. Kinh nghiệm đi Cao Bằng từ A đến Z sẽ giúp bạn có chuyến đi hoàn hảo, chủ động về mọi mặt.
1. Kinh nghiệm đi Cao Bằng có gì đẹp?
1.1. Hướng dẫn đường đi Cao Bằng từ Hà Nội
Nếu bạn đi ô tô cá nhân hoặc xe máy từ Hà Nội tới Cao Bằng có thể chọn 1 trong 3 phương án là:
Đi từ Hà Nội theo Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn.
Đi từ Hà Nội theo Quốc lộ 4 qua Lạng Sơn.
Nếu bạn đi phượt tới Hà Giang, trên đường về có thể rẽ theo hướng Đồng Văn, Mèo Vạc qua Bảo Lâm, Bảo Lạc, Tĩnh Túc (Cao Bằng).
Bạn cũng có thể mua vé xe khách giường nằm từ bến xe Mỹ Đình tới Cao Bằng rồi thuê xe máy để tiếp tục khám phá vùng đất này. Nếu bạn là người đam mê chinh phục, khám phá thì cung đường bằng xe mát với những thắng cảnh của Cao Bằng sẽ làm bạn mê mẩn. Nhưng hãy chú ý tốc độ khi tới đèo dốc quanh co để chuyến đi an toàn.
Kinh nghiệm đi Cao Bằng trọn gói (Nguồn: travel.com.vn)
1.2. Đi Cao Bằng mùa nào đẹp
Lựa chọn du lịch Cao Bằng mỗi mùa chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng đặc biệt, dù bạn đến mùa nào cũng có những cảm nhận mới mẻ, khác biệt. Cao Bằng hút khách du lịch nhất là vào thời điểm tháng 8-9 vì lúc này sau những cơn mưa to, thác Bản Giốc nhiều nước đẹp hơn bao giờ hết và tháng 11-12 là lúc đất trời Cao Bằng ngập trong sắc hoa tam giác mạch, cúc quỳ vàng.
Mùa hè ở Cao Bằng cũng nắng nóng nhưng không oi bức như đồng bằng, bạn có thể trốn nắng trong những khu rừng, tán cây râm mát, nhất là được ăn đặc sản mận, các loại quả ngon của vùng đất miền biên ải xinh đẹp này. Do vậy bạn đừng lo nên đi Cao Bằng vào tháng mấy nhé!
1.3. Khách sạn ở Cao Bằng
Khách sạn Đức Trung: Số 085 phố Bế Văn Đàn, TP.Cao Bằng có 30 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao. Liên hệ theo số điện thoại: 026.385342.
Khách sạn Jeanne Hotel: 99 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng, liên hệ số điện thoại: 091 213 01 26.
Khách sạn Hoàng Anh: địa chỉ 131 Kim Đồng, phường Hợp giang, TP Cao Bằng, số điện thoại: 0983963889
Khách sạn Ánh Dương: 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, số điện thoại 02063858467.
Khách sạn Hoàng Long: Phố Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tp Cao Bằng, điện thoại 02063.852.477.
Nhà nghỉ Hoàn Lê: Thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, số điện thoại 0395 705 355.
Nhà nghỉ Thiện Tài: Thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, số điện thoại 0206 3826 537.
Nhà nghỉ Đình Văn 1: tổ 4 thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, số điện thoại 0263.602.789.
Nhà nghỉ Đình Văn 2: xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, số điện thoại 0263.828.082.
Non nước hữu tình Cao Bằng (Nguồn: tamnhinrong.org)
1.4. Du lịch Cao Bằng ăn món gì ngon?
Nhộng ong: kinh nghiệm đi Cao Bằng của những người đã trải nghiệm cho thấy các món ăn ở đây rất độc đáo, mang đậm phong cách của người dân tộc Tày, Nùng. Những con ong non xào với măng chua khi ăn có vị ngọt, giòn, chua, bùi, béo mặc dù nghe có vẻ hơi ghê nhưng khi được thưởng thức thì bạn sẽ mê ngay.
Cháo ong cũng rất hấp dẫn, mùa thu là mùa ăn ong ở Cao Bằng, cháo nấu bằng những con nhộng bép múp, trắng nõn. Khi nấu chọn thứ gạo ngon rồi thả nhộng còn sống vào nấu khi cháo đã chín nhừ. Số nhộng còn lại đem tẩm ướp gia vị và rang cùng hành, trộn ăn cùng cháo.
Vịt quay 7 vị: Món ngon nức tiếng này không thể thiếu khi bạn đặt chân tới Cao Bằng vì người ta dùng 7 loại gia vị tẩm ướp vịt như tỏi, gừng, hành, mật ong, hạt tiêu, mắc mật, đậu hũ và thứ gia vị bí mật gia truyền. Vịt chín có lớp da màu vàng bóng, dậy mùi thơm đặc trưng kích thích vị giác. Nước dùng ở trong bụng vịt sẽ đổ ra bát riêng để chấm khi ăn hoặc tưới lên đĩa thịt.
Vịt quay 7 vị thơm ngon giòn đẹp mắt (Nguồn: hoahoctro.vn)
Lạp xưởng: Món ăn này có hương vị độc đáo, mùi vị khác biệt không lẫn vào đâu được. Trước đây lạp xưởng là món ăn thường làm vào dịp Tết khi thời tiết khô ráo với cái nắng hanh của mùa đông.
Ngày nay, lạp xưởng là món ăn đặc sản được làm bằng lòng lợn bóp muối, dấm, rượu và nhồi thịt lợn đã tẩm ướp gia vị. Thông thường dùng mía tươi hong khô hoặc phơi nắng, treo bác bếp ăn quanh năm không sợ hỏng. Với kinh nghiệm đi Cao Bằng của nhiều người thì đây là món ăn không thể bỏ qua.
Bánh cuốn: Bánh có màu trắng đục, lớp bánh mỏng ôm lấy phần nhân gồm mộc nhĩ, thịt, hành. Nước chấm lấy từ xương ninh ngọt thanh, thêm chút rau mùi cho bùi miệng. Bánh ăn có vị béo, mềm mịn của lớp vỏ, nếu bạn ăn cay được thì cho chút măng ớt. Gọi thêm vài cái giò là bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng rồi.
Bánh cuốn (Nguồn: mokhoethanoi.com)
Phở chua: Món ăn chế biến cầu kì, nguyên liệu là bánh phở dẻo, dai. Thịt lợn ba chỉ tẩm ướp gia vị, rán giòn. Thịt vịt quay ngon cùng các nguyên liệu khác như khoai tàu, miến dong, gan lợn, dạ dày lợn, lạc rang, rau thơm… trộn cùng với nhau. Nước phở phải làm thật khéo gồm nước hầm pha gia vị, đun lên cho chút bột dong riềng hoặc bột đao tạo độ sánh vàng. Phở chua dùng để ăn nguội, nhưng ăn không có cảm giác ngấy.
Hạt dẻ Trùng Khánh: Lớp vỏ dày, cứng, nhiều lông tơ khi rang, hấp, luộc hoặc cho vào lò nướng mùi hương hạt dẻ thơm nức mũi. Mùa đông được ôm đĩa hạt dẻ bùi bùi ngọt tự nhiên, mềm bở ăn nóng thì thật quá đã. Hạt dẻ Trùng Khánh có vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch.
Hạt dẻ Trùng Khánh ăn bùi, ngọt (Nguồn: dacsancaobang.com.vn)
1.5. Cao Bằng có gì chơi?
Thác Bản Giốc: là thác nước nằm trên dòng sông Quây Sơn ở giữa biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đứng từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái, nửa phía tây thuộc chủ quyền Việt Nam tại xã Đàm Thuỷ (Trùng Khánh), nửa phía đồng thuộc chủ quyền Trung Quốc. Du lịch thác Bản Giốc cảnh đẹp hùng vĩ như trong tranh với nước bọt tung trắng xoá chắc chắn là điều bạn không nên bỏ qua.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc: Đây là ngôi chùa đầu tiên xây tại biên cương phía bắc tổ quốc. Chùa có ý nghĩa tôn giáo tâm linh, có tầm quan trọng đối với việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia.
Chùa Phật Tích (Nguồn: fbcdn.net)
Động Ngườm Ngao: Nằm ở bản Gun thuộc xã Đàm Thuỷ (Trùng Khánh), động có chiều dài 2.144m gồm 3 cửa là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (cửa gió mát lạnh quanh năm) và cửa Bản Thuôn phía sau núi ở Bản Thuôn. Tiếng tày Ngườm Ngao nghĩa là động hổ. Trong động có chia thành 3 khu chính là tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Động Ngườm Ngao mang vẻ đẹp tự nhiên của tạo hoá với lớp thạch nhũ rực rỡ nhiều hình dáng lung linh.
Động Ngườm Ngao (Nguồn: avtravel.com.vn)
Khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen: Kinh nghiệm đi Cao Bằng cho thấy bạn không nên bỏ qua quần thể hồ Thang Hen vì cảnh ở đây rất đẹp. Quần thể gồm 36 hồ tự nhiên liên thông qua hệ thống hang, sông – hang ngầm, các hồ này cách nhau vài chục tới vài trăm mét đều nằm trong thung lũng rộng lớn. Thang Hen trong tiếng bản địa nghĩa là “đuôi ong”, khu du lịch sinh thái đầu tư quy mô lớn có hệ thống nhà sàn gỗ, nhà hàng, sân chơi tennis… phục vụ khách hàng tham quan, nghỉ dưỡng.
Hồ Thang Hen được mệnh danh là “tuyệt tình cốc” ở Cao Bằng (Nguồn: cattour.vn)
Hàng Pác Bó – Suối Lê Nin: Nơi đây là địa danh lịch sử gắn với giai đoạn hoạt động cách mạch của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, khi về nước Bác Hồ đã sống ở hang Pác Bó, Người đặt tên cho dòng suối phía trước cửa hang là suối Lê Nin, ngọn núi có hang này tên Các Mác. Nước suối Lê Nin sạch, trong, mát lạnh. Từ trên bờ trông xuống sẽ thấy những đàn cá nhỏ nhẹ nhàng bơi lội, khung cảnh bình dị, tự do tự tại.
Cột mốc 108: Nằm trong quần thể Di tích lịch sử Pác Bó, cột mốc 108 đã được dựng lên từ cuối thế kỉ 19 để phân định biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là địa điểm check in hấp dẫn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc luôn được giữ vững và bảo tồn qua nhiều thế hệ.
Di tích đồn Phai Khắt (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình), ngày 22/12/1944 tại đây, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã được thành lập. Di tích này cách rừng Trần Hưng Đạo khoảng 7km, nếu bạn tới đây hãy ghé thăm luôn để không bỏ lỡ các địa điểm du lịch hấp dẫn.
Làng rèn Phúc Sen: Trong lịch trình đi Cao Bằng không nên bỏ qua làng Phúc Sen. Nghề rèn thủ công ở đây tồn tại khoảng hơn 1000 năm, theo hình thức cha truyền con nối. Những người thợ làm theo kinh nghiệm lâu năm từ cách chọn nguyên liệu, tôi luyện thép và áp dụng bí quyết riêng để tạo ra dao, kéo, xẻng, cuốc… chất lượng tốt phục vụ bà con. Không khí tất bật, bễ lò rèn đỏ lửa, những người thợ vất vả quai búa là hình ảnh đẹp ở làng rèn Phúc Sen.
Đèo Mã Phục: có chiều dài 3,5km, cao khoảng 620km so với mực nước biển với 7 vòng xoáy cùng những khúc cua hiểm trở là nơi lý tưởng cho những bạn trẻ ham thích phượt.
Chợ phiên Cao Bằng: Kinh nghiệm đi Cao Bằng ở các chợ phiên là bạn nên tới sớm để thưởng thức được hết nét văn hoá, phong tục của người dân. Chợ bán nhiều sản vật hấp dẫn mà bạn có thể mua một chút về làm quà.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén: Tổng diện tích là 10.593,5ha, nơi này lưu giữ 90 loại thực vật, 58 loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn, nghiên cứu khoa học. Đây được coi là lá phổi xanh của Cao Bằng, đến mùa đông là địa điểm săn tuyết “bất bại”.
1.6. Đi Cao Bằng mặc gì?
Kinh nghiệm đi Cao Bằng là bạn nên mang những vật dụng cá nhân đầy đủ như giấy tờ tuỳ thân vì đây là vùng biên giới có lúc cần xuất trình giấy tờ. Ưu tiên trang phục thoải mái vận động, không quên đem theo áo quần dài tay, mũ, khăn vì ban đêm vùng núi có sương mù khá lạnh. Nếu tới đây vào mùa đông bạn cần trang bị mũ, áo, khăn ấm đầy đủ. Hãy cho vào ba-lô những đôi giày thể thao êm, có độ bám đường tốt.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén là nơi “săn” tuyết hấp dẫn (Nguồn: metrip.vn)
2. Phi phí du lịch Cao Bằng
Tuỳ vào cách di chuyển, bạn chọn đi Cao Bằng đông người hay ít người mà chi phí du lịch thay đổi, thấp nhất là khoảng 1 triệu đồng bạn đã có 2 ngày 1 đêm trải nghiệm thú vị. Bạn nên đặt tour du lịch tại Useful để có lịch trình khoa học, không lo nơi ăn chốn nghỉ, đặc biệt đi vào ngày lễ Tết không bị “cháy” phòng.
Kinh nghiệm đi Cao Bằng với những thông tin thiết thực sẽ giúp bạn có chuyến đi chủ động, vui vẻ. Hãy dành thời gian khám phá mọi miền trên đất nước Việt Nam xinh đẹp này nhé!