Ở giai đoạn dậy thì, trẻ phát triển rất nhanh và có nhiều biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi. Những sự thay đổi đột ngột khiến nhiều em rơi vào tình trạng không làm chủ được bản thân, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ đang khủng hoảng tâm lý giai đoạn này?
1. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì?
Khi bước vào tuổi dậy thì các em có nhiều thay đổi về thể chất, cơ thể phát triển hơn so với trước kia. Con trai thì bắt đầu vỡ giọng, có ria mép; con gái thì có kinh nguyệt, ngực phát triển lớn hơn,…
Những thay đổi về thể chất thường khiến các em cảm thấy bối rối, bạn bè trêu chọc. Các em dễ bị xấu hổ trước những lời trêu chọc của bạn bè, đôi lúc khiến các em hoang mang và khủng hoảng.
Những áp lực về tâm lý khi đến tuổi dậy thì này nếu không được ai tư vấn sẽ khiến các em có thể bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì dẫn tới các bệnh rối loạn về hành vi, cảm xúc và tâm thần.
Khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn rất nguy hiểm (Nguồn: schoolcrisiscenter.org)
2. Các bệnh tâm lý ở tuổi dậy thì thường hay gặp
Khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì nếu không được tư vấn, xoa dịu thì các em rất dễ bị rối loạn cảm xúc, trở nên stress và trầm cảm, rối loạn tâm thần hoặc hành vi.
2.1. Rối loạn cảm xúc
Những biến đổi về tâm sinh lý khiến cảm xúc các em trở nên nhạy cảm hơn. Rối loạn cảm xúc gây nên những bất ổn về tinh thần, buồn vui vô cớ, tâm trạng thất thường, thoắt buồn thoắt vui. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là ăn không ngon miệng, khó ngủ, ốm yếu, vận động chậm chạp, hay quên, mất tập trung,… Các em rất nhạy cảm trước những lời trêu chọc, hay suy nghĩ đến những vấn đề tiêu cực…
2.2. Stress và trầm cảm
Ở độ tuổi dậy thì trẻ rất nhạy cảm trước những câu nói của bạn bè, áp lực từ học tập, sự quan tâm của gia đình. Trẻ hay có những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình và trình độ của bản thân, hay đòi hỏi những thứ vượt quá khả năng dẫn đến stress.
Một khi tình trạng stress kéo dài sẽ khiến các em mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, suy nghĩ luẩn quẩn, mất ngủ… Do đó, kết quả học tập giảm sút, sức khỏe suy nhược. Bên cạnh đó, khủng hoảng tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì còn khiến các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm tuổi mới lớn, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, xuất hiện các hành vi tiêu cực.
Nguy hiểm hơn cả là trẻ chưa ý thức được những nguy hiểm mình sẽ gặp (Nguồn: lifealth.com)
2.3. Rối loạn tâm lý và hành vi
Ở lứa tuổi dậy thì, các em hay có cảm giác tự ti, cảm thấy bản thân kém cỏi, dễ mất bình tĩnh. Không tự tin, tự ti về bản thân khiến các em ngại giao tiếp, nhút nhát, nghi ngờ chính bản thân, không thích biểu lộ cảm xúc,… Rối loạn tâm lý khi bước vào tuổi dậy thì còn khiến các em dễ bị stress, trầm cảm, suy nhược, béo phì,… Đây là cội nguồn khiến các em dễ bị hội chứng trầm cảm, hoang tưởng, dẫn đến rối loạn hành vi.
Khủng hoảng tuổi dậy thì có nguy hiểm không (Nguồn: who.int)
3. Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi mới lớn rất nguy hiểm nên phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân để giúp trẻ tránh những sai lầm không đáng có.
3.1. Những rối loạn cảm xúc
Khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì được cho là do sự phát triển nhanh chóng của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Nếu những người xung quanh không hiểu rõ những cảm xúc của trẻ, tác động vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến chúng cảm thấy không được tôn trọng, dễ làm nảy sinh xung đột, dẫn đến rối loạn cảm xúc.
3.2. Rối loạn tâm lý
Sự thay đổi về tâm sinh lý được cho là nguyên nhân chủ yếu gây khủng hoảng tâm lý khi trẻ bước vào tuổi dậy thì. Độ tuổi này trẻ chịu nhiều áp lực học tập, thi cử. Đồng thời, lứa tuổi này trẻ thường có sinh hoạt, ăn uống vô độ, dễ mắc chứng rối loạn tâm lý. Biểu hiện thường gặp là mệt mỏi, hay lo âu, dễ cáu gắt, mất ngủ, ngại tiếp xúc với người khác, sụt cân, dễ hoảng sợ.
Trẻ có dấu hiệu thay đổi nhiều về mặt tâm lý (Nguồn: npr.org)
3.3. Rối loạn hành vi
Trẻ ở tuổi dậy thì thường chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm sống nên rất dễ gây khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị tác động từ những thứ xung quanh, nếu ảnh hưởng tiêu cực thì sẽ gây ra thói quen xấu và có thể khiến trẻ rối loạn hành vi với những biểu hiện như chống đối, trộm cắp, đua xe, bạo lực,….
3.4. Biến đổi sinh dục
Tuổi dậy thì sẽ có những sự trưởng thành về mặt sinh lý, bé trai sẽ xuất tinh lần đầu tiên còn bé gái thì bắt đầu có kinh nguyệt. Những thay đổi về mặt sinh lý có thể gây khủng hoảng tâm lý cho trẻ. Trẻ tò mò về giới tính, muốn tìm hiểu các trạng thái cảm xúc, hứng thú với những hành vi tính dục, dễ gây ra hậu quả ngoài ý muốn.
3.5. Trầm cảm
Trầm cảm cũng là nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, tâm lý trẻ khá nhạy cảm,dễ bị những tư tưởng tiêu cực tác động, hay bị áp lực từ việc học tập, bạn bè, gia đình. Trẻ dễ bị rơi vào tình trạng buồn bã, lo âu, thích một mình, ngại giao tiếp, hay chán nản.
Trẻ dậy thì rất dễ bị khủng hoảng tâm lý (Nguồn: tuvanchuyenrieng.com)
4. Dấu hiệu stress tuổi dậy thì
Tuổi mới lớn trẻ phải trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý, hay xuất hiện các dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng mà cha mẹ nên quan tâm để nhận biết.
4.1. Con bạn có biểu hiện buồn bã và ngày càng tệ hơn
Trẻ xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, cáu kỉnh suốt ngày và kéo dài trong nửa tháng. Một số trường hợp trẻ thường biểu hiện mệt mỏi, chán nản, dễ dàng tức giận, cáu gắt.
4.2. Con của bạn mất hứng thú với những thứ chúng vẫn thích thường ngày
Trẻ bắt đầu có biểu hiện mất hứng thú với những bộ môn hoặc những thứ mà hằng ngày chúng vốn rất đam mê. Trẻ có dấu hiệu ngại tiếp xúc, không muốn ra ngoài, không muốn gặp gỡ bất cứ ai, thậm chí những người trẻ từng thân thiết.
4.3. Mất tập trung và hay cãi vã
Trẻ thường có tâm lý bất ổn, mất tập trung, đầu óc mơ hồ, thường xuyên gây xung đột với những người xung quanh, hay cãi vã và gây hấn.
Trẻ trở nên gắt gỏng, khó chịu kể cả với người thân (Nguồn: .toiimg.com)
4.4. Thay đổi thói quen ăn ngủ
Trẻ rất ít khi thấy đói, thường xuyên chán ăn, thích ăn những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Trẻ cũng bắt đầu cảm thấy khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều nhưng lúc nào cũng thiếu năng lượng, rất mệt mỏi.
4.5. Cảm thấy không hài lòng về bản thân
Trẻ cảm thấy tự ti về ngoại hình và trình độ của bản thân, trẻ thấy tuyệt vọng, mệt mỏi với chính bản thân một cách vô cớ.
4.6. Có những dấu hiệu của lạm dụng chất kích thích
Nhiều trường hợp trẻ tìm đến hoặc làm dụng chất kích thích hay tình dục để giải tỏa tâm lý: tập hút thuốc, uống bia hay thậm chí là quan hệ tình dục,…
4.7. Có suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân
Trẻ hay có những suy nghĩ tiêu cực, có các dấu hiệu làm đau bản thân. Đây là dấu hiệu stress ở tuổi dậy thì rất nghiêm trọng, phụ huynh cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để thăm khám.
Nên theo dõi trẻ để phát hiện các biểu hiện kịp thời (Nguồn: blogtamly.com)
5. Cách phòng ngừa khủng hoảng tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm, nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý thì bố mẹ cần nhanh chóng can thiệp kịp thời.
5.1. Luôn theo dõi và quan tâm con của bạn
Hãy luôn ở bên cạnh để chia sẻ, quan tâm và theo dõi mọi biểu hiện của trẻ. Điều này sẽ giúp phụ huynh nhận ra những điểm bất thường, kịp thời can thiệp để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.
5.2. Lưu ý đến những thay đổi của con
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với con trẻ, mọi sự thay đổi của trẻ cần được quan tâm và theo dõi kỹ. Lưu ý đến những thay đổi của trẻ có thể giúp bố mẹ phát hiện ra được những điểm bất thường, biết được trẻ có khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì hay không.
5.3. Nói chuyện và chia sẻ cùng con
Hãy luôn là người bạn để đồng hành và chia sẻ cùng con, thường xuyên trò chuyện và chia sẻ sẽ giúp trẻ thổ lộ những bất ổn của bản thân, từ đó bố mẹ có thể nhận biết và cho con những lời khuyên và định hướng đúng đắn.
5.4. Lắng nghe con của bạn nhiều hơn
Thay vì giảng giải cho con nên làm như thế này hay thế kia thì bố mẹ nên lắng nghe con, tâm sự cùng con. Đừng có giải quyết vấn đề hãy là một người bạn giúp con thổ lộ mọi tâm sự, lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn mà con đang trải qua.
Trò chuyện với trẻ vừa nắm bắt được tâm lý vừa làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn (Nguồn:stopabuse.com)
5.5. Gợi ý giải pháp cho con hơn là chỉ trích
Thay vì chỉ trích, la mắng thì phụ huynh nên động viên con, nhẹ nhàng gợi ý cho con những giải pháp để có thể thoát được những khó khăn. Hãy để con thoải mái, không bị áp lực, hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng.
5.6. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy nhờ chuyên gia tâm lý trợ giúp
Nếu trường hợp trẻ có các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý nặng, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nhờ chuyên gia tâm lý trợ giúp. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp tìm được liệu pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.
Bố mẹ nên ở bên để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn ở tuổi dậy thì (Nguồn: generalivietnam.vn)
Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày của con em mình, các bậc phụ huynh nên đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch, chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với đa dạng cách chế biến kèm theo đó có thể dùng thêm thực phẩm chức năng bổ não, tăng cường sức khỏe hệ thần kinh.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì vô cùng nguy hiểm. Trẻ bước vào giai đoạn dậy thì rất nhạy cảm, dễ xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, tâm lý cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng tiêu cực.
Do đó, phụ huynh, nhà trường cần quan tâm và giáo dục trẻ, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn về khủng hoảng tâm lý.