Khám sức khỏe theo Thông tư 14 và những quy định cần biết

1. Đối tượng thuộc phạm vi áp dụng khám sức khỏe theo Thông tư 14

Thông tư 14/2013/TT-BYT đề cập khá chi tiết các hướng dẫn về hồ sơ cũng như thủ tục, nội dung thăm khám, quy định về phân loại tình trạng sức khỏe, điều kiện cơ sở y tế được phép triển khai khám sức khỏe. Trong đó, đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của thông tư này là: 

  • Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam cần kiểm tra sức khỏe khi ứng tuyển công việc, khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe khi thi tuyển vào đại học, trung cấp hoặc cao đẳng chuyên nghiệp, trường dạy nghề; cùng một số đối tượng khác. 
  • Lao động là người Việt Nam nhưng làm việc ở quốc gia khác có ký kết hợp đồng. 

Người lao động Việt Nam và nước ngoài làm việc tại nước ta cần khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14

Người lao động Việt Nam và nước ngoài làm việc tại nước ta cần khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14

Như vậy, người lao động Việt Nam và nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều nằm trong nhóm đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư 14. Hằng năm, mỗi tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động cần triển khai khám sức khỏe định kỳ theo quy định pháp luật hiện hành. 

2. Nội dung khám sức khỏe theo thông tư 14

Theo Thông tư 14, danh mục khám sức khỏe cơ bản cho đối tượng thuộc phạm vi áp dụng bao gồm khám lâm sàng và khám cận lâm sàng. 

2.1. Khám lâm sàng

Thông qua hoạt động khám lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra các nhận định tổng quan về thể trạng và sau đó chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu (nếu cần thiết). Dưới đây là một số nội dung cơ bản trong khám lâm sàng: 

  • Kiểm tra tình trạng thể lực: Nhân viên y tế sẽ tiến hành đo chiều cao, cân nặng, xác định chỉ số huyết áp và tính toán chỉ số cơ thể BMI. 
  • Kiểm tra các hệ cơ quan quan trọng: Bao gồm hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tiết niệu. 
  • Khám ngoại khoa và da liễu: Kiểm tra chẩn đoán bệnh lý ngoại khoa, xương khớp, bệnh lý liên quan đến da liễu. 
  • Khám mắt: Đo thị lực, kiểm tra khả năng nhìn, chẩn đoán bệnh lý về mắt. 
  • Khám tai mũi họng: Bác sĩ kiểm tra thính lực, chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tai mũi họng. 
  • Khám răng hàm mặt: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, chẩn đoán sớm bệnh lý liên quan.
  • Khám phụ khoa: Đối với lao động nữ. 

Khám lâm sàng giúp bác sĩ xác định khái quát tình trạng sức khỏe khách hàng

Khám lâm sàng giúp bác sĩ xác định khái quát tình trạng sức khỏe khách hàng

2.2. Khám cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, người lao động sẽ được làm các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đã được đăng ký trong gói khám, có thể kể đến như: 

  • Chụp X-quang phổi: Cung cấp hình ảnh vùng tim, phổi giúp chẩn đoán bệnh lý về tim, phổi. 
  • Xét nghiệm công thức máu: Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý về máu. 
  • Xét nghiệm Glucose: Giúp chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường.
  • Xét nghiệm Creatinin: Kỹ thuật xét nghiệm giúp kiểm tra chức năng thận. 
  • Xét nghiệm SGOT, SGPT: Kỹ thuật xét nghiệm hỗ trợ đánh giá chức năng gan. 
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Giúp chẩn đoán bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng nước tiểu, bệnh lý về thận, bệnh lý đái tháo đường. 

Chụp X-quang tim, phổi cho phép bác sĩ chẩn đoán hiệu quả bệnh lý liên quan đến tim, phổi

Chụp X-quang tim, phổi cho phép bác sĩ chẩn đoán hiệu quả bệnh lý liên quan đến tim, phổi 

Ngoài ra, nếu quá trình khám lâm sàng bác sĩ phát hiện bất thường gì hoặc tiền sử bệnh cụ thể, người lao động có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết khác.

Sau quá trình khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ có thể đưa ra kết luận, phân loại sức khỏe. Theo Điều 7 của Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc phân loại tình trạng sức khỏe cần thực hiện theo quy định sau: 

  • Người chịu trách nhiệm khám lâm sàng và cận lâm sàng phải ghi kết quả chi tiết, tình trạng sức khỏe cụ thể theo chuyên khoa. Đồng thời, người chịu trách nhiệm thăm khám phải ký tên, cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đã đưa ra. 
  • Dựa theo kết quả thăm khám theo từng chuyên khoa, người chịu trách nhiệm phân loại sức khỏe cần tiến hành ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe, kết luận phân loại theo quy định, cụ thể:
  • Thực hiện phân loại tình trạng sức khỏe cho người được khám sức khỏe dựa theo quy định đề cập chi tiết trong Quyết định 1613/BYT-QĐ. Ngoài ra, việc phân loại tình trạng sức khỏe có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn về sức khỏe chuyên ngành, áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt về sức khỏe chuyên ngành. 
  • Ghi chi tiết danh sách bệnh (nếu bệnh nhân bị mắc). Nếu đối tượng được kiểm tra sức khỏe có bệnh, bác sĩ đưa ra kết luận cần tư vấn cách thức điều trị hoặc giới thiệu người bệnh đến chuyên khoa liên quan để được khám chữa kịp thời. 
  • Sau quá trình phân loại tình trạng sức khỏe, người chịu trách nhiệm thăm khám đưa ra kết luận cần tiến hành ký rõ họ tên, đóng dấu đầy đủ vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám bệnh định kỳ. 

3. Vì sao doanh nghiệp cần tuân thủ quy định khám sức khỏe theo Thông tư 14 cũng như các thông tư và bộ luật liên quan khác? 

Mỗi tổ chức doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định về triển khai khám sức khỏe cho người lao động. Vì nếu không cho người lao động kiểm tra sức khỏe hằng năm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp không triển khai khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra bệnh nghề nghiệp cho nhân viên, người sử dụng lao động phải nộp phạt từ 1 đến 3 triệu đồng/người lao động, mức phạt cao nhất không quá 75 triệu đồng. 

Nếu đối tượng vi phạm là tổ chức sử dụng lao động, mức phạt sẽ là từ 2 đến 6 triệu đồng/người lao động, tối đa không quá 150 triệu đồng (chiếu theo Khoản 1 Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP). 

Doanh nghiệp cần tuân thủ triển khai khám sức khỏe cho người lao động theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp cần tuân thủ triển khai khám sức khỏe cho người lao động theo quy định của pháp luật

4. MEDLATEC – hỗ trợ gói khám sức khỏe cho người lao động theo thông tư, bộ luật hiện hành 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ thăm khám sức khỏe cho người lao động theo quy định của các thông tư, bộ luật hiện hành. Trong suốt gần 30 năm phát triển, MEDLATEC luôn là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước trong hành trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động. 

Các gói dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp tại MEDLATEC được thiết kế khoa học, đáp ứng nhu cầu thực tế của từng khách hàng. Với thế mạnh là Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học trong Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP; trang thiết bị chẩn đoán hiện đại nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ; quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm;… MEDLATEC có thể thăm khám cho số lượng lớn người lao động, theo yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp. 

Người lao động được bác sĩ của MEDLATEC tư vấn, thăm khám tại doanh nghiệp

Người lao động được bác sĩ của MEDLATEC tư vấn, thăm khám tại doanh nghiệp

Bên cạnh khám trực tiếp tại phòng khám, bệnh viện, MEDLATEC sẵn sàng triển khai khám lưu động tại công ty. Như vậy, người lao động dễ tiết kiệm thời gian đi lại, phía doanh nghiệp cũng tiết giảm phần nào chi phí. Hiện nay, MEDLATEC đang triển khai gói ưu đãi lên tới 50% dành cho doanh nghiệp và 15% đối với dịch vụ NIPT hoặc dịch vụ HPV tự lấy mẫu tại nhà cho khách hàng là đối tác sử dụng dịch vụ khám sức khỏe doanh nghiệp tại MEDLATEC.

Ngoài hỗ trợ khám sức khỏe Theo thông tư 14, MEDLATEC đã cập nhật danh mục thăm khám bổ sung theo thông thông tư, bộ luật hiện hành. Nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn về từng gói dịch vụ, đặt lịch khám cụ thể, Quý khách hãy liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

—————————————————

Source