Kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy cấp tại nhà đầy đủ chi tiết nhất

Tiêu chảy là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, làm thế nào để có một kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy cấp là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng đang quan tâm. Hãy cùng theo dõi một số thông tin bổ ích bên dưới bài viết này nhé!

1. Đánh giá tình trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng và thắc mắc bị tiêu chảy cấp phải làm sao. Trước tiên, để có thể đưa ra kế hoạch chăm sóc trẻ tiêu chảy phù hợp và hiệu quả, phụ huynh nên đi vào đánh giá tình trạng bệnh qua những phương diện như:

Trẻ bị tiêu chảy cấp phụ huynh phải làm sao (Nguồn: photo-3-baomoi.zadn.vn)

1.1. Dấu hiệu mất nước

Phụ huynh sẽ dựa vào một số biểu hiện bên ngoài cơ thể của trẻ như nếp véo da, mắt, miệng, lưỡi, nước mắt để nhận biết dấu hiệu mất nước. Ngoài ra, tình trạng mất nước sẽ phụ thuộc vào việc trẻ có khát hay không, có biếng ăn và suy dinh dưỡng hay không.

1.2. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Nếu quan sát thấy trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có lẫn máu thì chắc chắn rằng trẻ đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do tiêu chảy gây ra. Bên cạnh đó, cần xác định được trẻ có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn kèm theo không, có suy dinh dưỡng hay gặp phải tình trạng biếng ăn không.

1.3. Theo dõi tình trạng

Mỗi một dấu hiệu bất thường của trẻ phụ huynh đều cần phải nắm được. Nếu có thể, hãy lập ra một bảng thống kê để theo dõi tình trạng bệnh một cách chuẩn xác nhất. Khi đó, những vấn đề như thời gian trẻ tiêu chảy, số lần bị tiêu chảy, phân có lẫn máu, có kèm theo tình trạng ho, nóng sốt hay không, số lần nôn là bao nhiêu, có nôn không, thuốc và dịch đã sử dụng, những thức ăn cho trẻ trước và sau khi bị tiêu chảy.

1.4. Đưa trẻ đi khám và chẩn đoán

Nếu tình trạng trở nặng hoặc cha mẹ quá lo lắng về bệnh tình của trẻ, có thể đưa trẻ đến thăm khám nhi tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp. Khám bệnh có thể giúp chúng ta nắm được một số thông tin như mạch đập, huyết áp, nước tiểu, nhiễm khuẩn trong phân, tình trạng mất nước của trẻ đang ở giai đoạn nào.

2. Kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy cấp

2.1. Cân bằng điện giải và bù dịch

Với trẻ chưa bị mất nước

Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà bằng cách cho trẻ bú lâu và thường xuyên hơn. Có thể cho trẻ dùng thêm ORS trong trường hợp bú được hoàn toàn hoặc bổ sung thêm ORS, nước cam, cháo, muối nếu trẻ không thể bú được.

Mất nước mức độ nhẹ và vừa

Đối với tình trạng mất nước ở mức độ nhẹ và trung bình, phụ huynh sẽ tiến hành bù dịch bằng ORS trong 4h đầu tại cơ sở y tế.

Số ORS uống được xác định bằng công thức như sau: số ORS = cân nặng x 75 ml.

Sau 4 giờ, tiếp tục đánh giá và phân loại tình trạng mất nước của trẻ. Nếu đã ổn định, có thể giảm lượng ORS và bổ sung kẽm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Mất nước mức độ nặng

Trong kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy cấp, nếu trẻ được chẩn đoán gặp phải tình trạng mất nước ở mức độ nặng thì phải tiến hành truyền dịch ngay.

2.2. Cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì cân nặng

Sau khi đã tiến hành bù nước và điện giải, cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ lúc này đã lấy lại được cân bằng. Các bà mẹ tiếp tục cho con bú như bình thường kèm theo việc bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng để duy trì được sức khỏe cũng như cân nặng ban đầu.

Nên theo dõi sát phản ứng của trẻ sau khi ăn, để biết rằng trẻ có hấp thu hay không, thức ăn có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay không. Nên tìm hiểu một chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn có nhiều năng lượng, protein, nhiều dầu mỡ vì sẽ không tốt cho dạ dày lúc này.

2.3. Phòng chống nguy cơ nhiễm khuẩn

Để phòng chống nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hoặc khả năng lây lan bệnh tiêu chảy sang cơ thể trẻ khác. Phụ huynh cần lưu ý phải xử lý phân, lau nhà, vệ sinh dụng cụ cá nhân một cách kỹ càng để tạo môi trường sống lành mạnh. Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sử dụng tã bỉm một lần và nhất là “ăn chín uống sôi”.

2.4. Ngăn ngừa nguy cơ tổn thương da

Đối với vấn đề chăm sóc trẻ sau khi bị tiêu chảy cấp, khi trẻ đi tiêu chảy nhiều có thể khiến cho mông của trẻ bị hăm hoặc kích ứng. Lúc này, phụ huynh nên tránh sử dụng những loại khăn lau có chứa cồn, thay tã thường xuyên để tránh cho tổn thương bị bội nhiễm.

2.5. Giúp trẻ trấn an tinh thần, tránh gây hoảng loạn

Nếu trẻ cảm thấy lo lắng, chán ăn, mệt mỏi. Phụ huynh cần đóng vai trò là một người bạn tâm sự, khuyến khích và động viên con mình, giúp bé có tinh thần thoải mái hơn và yên tâm trong suốt quá trình điều trị.

3. Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì?

3.1. Nước cháo muối

Nước cháo muối được biết là một trong những loại thức ăn “lành tính” và có khả năng bổ sung lượng muối khoáng cũng như nước đã mất trong quá trình bị tiêu chảy một cách hữu hiệu. Bạn chỉ cần dùng một nắm gạo, nửa thìa cà phê muối đen đun nhừ với 6 bát nước sạch. Sau đó lọc lấy nước và chia thành nhiều bữa cho trẻ uống dần.

3.2. Nước gạo rang muối

Cũng tương tự như việc thực hiện nước cháo muối, nước gạo rang có tác dụng bổ trợ cho dạ dày của trẻ, cung cấp nước và làm ấm bụng. Phụ huynh chỉ cần chuẩn bị khoảng một vốc gạo thơm rồi đem rang xém vàng trên chảo. Sau đó cho vào khoảng 6 chén nước sạch, 1 muỗng cà phê muối ăn rồi nấu nhừ, lọc lấy nước và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

3.3. Nước chuối, nước hồng xiêm

Được biết rằng, chuối và hồng xiêm là hai loại hoa quả chứa nhiều Vitamin A, C cùng các loại năng lượng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng an toàn đối với hệ tiêu hóa con trẻ. Phụ huynh dùng chuối và hồng xiêm xay nhuyễn với 1 lít nước sôi nguội, pha thêm nửa muỗng cà phê muối và cho trẻ uống dần.

3.4. Súp cà rốt muối

Để bù vitamin và khoáng cho trẻ, cà rốt cũng là một trong những sự chọn lựa an toàn, hiệu quả. Chúng ta lấy 3 củ cà rốt tươi, không thuốc bảo vệ thực vật, gọt vỏ rồi đem xay nhuyễn, thêm vài thìa cà phê đường, nửa thìa muối rồi đem hỗn hợp đun sôi và bón cho trẻ ăn khi đói. Trong một số trường hợp, người lớn cũng nên thay đổi thực hiện 6 cách làm nước ép cà rốt cho trẻ dễ uống hơn.

3.5. Chuối

Chúng ta chọn chuối vì đơn giản nó mềm rất thích hợp cho hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ tiêu chảy. Bên cạnh đó, chuối có vitamin và nhiều Kali, giúp bổ sung chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

3.6. Táo

Theo nghiên cứu, táo là một trong những loại trái cây có chứa chất xơ hòa tan Pectin giúp dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung vitamin cùng lượng đường tự nhiên để giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho trẻ. Những loại trái cây tươi này có thể được mua ở những cơ sở uy tín như trang bán hàng Useful để đảm bảo chất lượng một cách tuyệt đối.

3.7. Bánh mì nướng

ít ai biết được rằng bánh mì nướng lại là một trong những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa triệu chứng tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra, tinh bột có trong bánh mì giúp cân bằng tiêu hóa và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

3.8. Sữa chua

Sữa chua cung cấp men vi sinh sống tự nhiên, là nguồn thực phẩm bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chính vì vậy, trong kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy, chúng ta cũng không quên nhắc đến loại thực phẩm này. Sau mỗi bữa ăn, nên cho trẻ uống hoặc ăn một hũ sữa chua vi sinh giúp lợi đường tiêu hóa.

3.9. Trà hoa cúc, vỏ cam

Nhiều trường hợp tiêu chảy được khuyên uống trà vỏ cam và hoa cúc. Vì trong thành phần của hai loại này có chứa tanin, giảm co thắt ruột và hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm ruột khi bị tiêu chảy.

Trong giai đoạn thời tiết đang diễn biến thất thường như hiện nay thì tình trạng tiêu chảy ở trẻ rất dễ xảy ra. Vì vậy, hy vọng một bảng kế hoạch chăm sóc trẻ em tiêu chảy cấp mà Blog Useful cung cấp trên đây, sẽ giúp bạn có cách xử lý kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.