Hướng dẫn thủ tục bán và sang tên xe đang trả góp tại ngân hàng

Xe ô tô đang trả góp tại ngân hàng có được quyền bán không? Nếu bán thì thủ tục, hồ sơ, giấy tờ chuẩn bị như thế nào? Ai sẽ là người tiếp tục thực hiện nghĩa vụ góp tiền hằng tháng cho ngân hàng?

 

Xe ô tô đang trả góp tại ngân hàng có bán được không?
Xe ô tô đang trả góp tại ngân hàng có bán được không?

 

Danh mục bài viết

Xe ô tô đang trả góp tại ngân hàng có bán được không?

 

Có rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi, thắc mắc “Không biết, xe ô tô còn đang trả góp tại ngân hàng thì có được bán cho người khác không?”. Bài viết hôm nay, Anycar sẽ giải đáp thắc mắc này và một số thông tin liên quan về vấn đề này. 

 

Hiện tại, theo quy định thì chủ sở hữu của xe ô tô đang trả góp tại ngân hàng có quyền bán xe bình thường. Về vấn đề số tiền trả góp đang còn nợ ai là người trả tiếp thì có thể giải quyết theo quy định tại Khoản 01 Điều 453 Bộ Luật Dân Sự 2022 hướng dẫn về mua trả chậm, trả dần như sau: 

 

“Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

 

Trước tiên gọi người bán xe trả góp là A, người mua là B và ngân hàng là C. Thì bên A và bên C ban đầu đã có thỏa thuận về việc vay tiền mua xe ô tô trả góp, trong trường hợp này bên C có quyền bảo lưu quyền sở hữu tài sản là xe ô tô đang trả góp cho đến khi bên A thanh toán đầy đủ số tiền góp theo thỏa thuận trong hợp đồng. 

 

Vậy, A mặc dù có quyền sử dụng xe nhưng không có quyền định đoạt tài sản khi chưa thanh toán đủ số tiền trả góp. Mặc dù có quyền bán xe nhưng A và B cần phải làm hợp đồng rõ ràng, minh bạch để tránh phát sinh tranh chấp về sau. Trừ khi có thỏa thuận khác, nếu không thì nghĩa vụ thanh toán tiền góp cho ngân hàng vẫn là bên A. 

 

**Lưu ý: Mua bán xe theo hình thức này ẩn chứa rất nhiều rủi ro, trong lúc Bên A và Bên B đang giao dịch thì tài sản (là xe đang trả góp) vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nên nếu bên A nhận tiền rồi nhưng không thanh toán phần tiền góp chưa trả xong ở ngân hàng thì ngân hàng vẫn có quyền thu hồi tài sản bất cứ lúc nào. 

 

Tuy nhiên, nếu cả hai có mối quan hệ mật thiết, họ hàng, bà con thì vẫn có thể tin tưởng giao dịch theo hình thức này, nếu cả hai đồng ý mua bán chúng ta cùng tham khảo qua thủ tục sang tên xe ô tô đang trả góp ngân hàng nhé. 

 

Thủ tục sang tên xe ô tô đang trả góp ngân hàng

 

Thủ tục sang tên xe ô tô đang trả góp ngân hàng
Thủ tục sang tên xe ô tô đang trả góp ngân hàng

 

Thủ tục sang tên xe ô tô đang trả góp ngân hàng cũng giống như việc sang tên xe ô tô cùng tỉnh và khác tỉnh.

 

Sang tên xe ô tô cùng tỉnh

 

Nếu người mua và người bán cùng tỉnh hãy sang tên xe ô tô theo các bước sau đây: 

 

  • Bước 1: Làm hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ 
  • Bước 4: Sang tên, đổi chủ xe ô tô

 

Sang tên xe ô tô khác tỉnh

 

Sang tên xe ô tô khác tỉnh cũng có các bước tương tự như sang tên xe ô tô cùng tỉnh nhưng khác biệt ở chỗ rút hồ sơ gốc chuyển sang địa phương khác quản lý, cụ thể như sau: 

 

  • Bước 1: Làm hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô
  • Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ 
  • Bước 4: Rút hồ sơ gốc
  • Bước 5: Sang tên, đổi chủ xe ô tô.

 

Để rút hồ sơ gốc ở bước 4, bạn đọc cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau: 

 

  • Giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu có sẵn)
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận biển số xe
  • Hợp đồng mua bán xe ô tô đã được công chứng
  • Chứng minh hoặc căn cước công dân
  • Chứng từ đã nộp lệ phí trước bạ

 

Kết Luận Chung

 

Nhìn chung, việc mua bán xe ô tô đang trong quá trình trả góp không bị cấm nhưng chỉ nên mua bán bằng hình thức này đối với người thân trong gia đình hoặc có mối quan hệ mật thiết để tránh việc tranh chấp phát sinh sau này. 

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.