Trên thị trường mua bán xe cũ, những mẫu xe cũ Ford rất được ưa chuộng bởi sự bền bỉ và khả năng vận hành mạnh mẽ bất chấp thời gian của những chiếc xe đến từ Mỹ này. Dưới đây là một số điều bạn nên biết trước khi quyết định lựa chọn mua một chiếc xe Ford cũ
Chuẩn Bị Ngân Sách
Trước khi quyết định mua một chiếc xe, bạn phải chuẩn bị đủ tài chính để mua xe, bao gồm cả phí đăng kí sang tên, bảo hiểm và chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí nuôi xe… Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài chính, công việc tiếp theo cần làm là tìm hiểu thông tin về dòng xe mình muốn mua và giá cả thị trường và cả những kinh nghiệm mua xe ô tô đã qua sử dụng từ trên các diễn đàn và bạn bè xung quanh. Việc làm này rất quan trọng và nó có thể giúp bạn nắm được ưu-nhược điểm của dòng xe muốn mua và không bị “hớ” giá.
Trong trường hợp bạn có ý định vay tiền để mua ô tô đã qua sử dụng thì yêu cầu khoản vay không được vượt quá 20% mức thu nhập hàng tháng của bạn. So với việc mua xe mới thì việc mua xe cũ có thể phải bỏ ít chi phí hơn, tuy nhiên chi phí bảo dưỡng sẽ khá cao, ngoài ra còn có các khoản phí khác mà người mua xe ô tô cũ giá rẻ thường quên đó là vấn đề bảo hiểm, nhiên liệu…Do vậy, số tiền vay ít sẽ giúp bạn dự trù những khoản phí còn lại, đặc biệt là với những trường hợp bạn có mua dòng xe đã hết hạn bảo hành.Khoản vay mua xe không được vượt quá 20%.
Tìm Hiểu Thông Tin Về Dòng Xe Mình Muốn Mua
Không quá khó hiểu khi vì sao nhiều người mua xe hơi cũ Ford Ranger hay xe Ford Transit mặc dù giá bán của nó đắt hơn nhiều so với những dòng xe khác. Điều quan trọng nhất là hai sản phẩm này mang thương hiệu uy tín, đặc biệt chất lượng và độ uy tín của sản phẩm cũng khá cao. Do vậy, nếu muốn tiết kiệm được chi phí bạn nên liệt kê những dòng xe có giá nằm trong khoản ngân sách của bạn, sau đó chọn lọc và đưa ra quyết định nào là tốt nhất. Nếu bạn muốn mua xe ô tô cũ Ford giá rẻ dưới 5 năm thì cần phải đảm bảo rằng nó có đầy đủ các giấy tờ của người chủ trước đó. Những chiếc xe có chính sách bảo hành dài hạn và được sự hỗ trợ của nhà sản xuất ô tô sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí kha khá.
Kiểm Tra Xe
Khi đã tìm được chiếc xe ưng ý, công việc tiếp theo là đi xem trực tiếp và kiểm tra tổng quát chiếc xe. Hãy kiểm tra nội, ngoại thất, khả năng vận hành máy móc, mức tiêu thụ nhiên liệu,.. của chiếc xe. Nếu không rành về xe, bạn nên yêu cầu đem xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra chi tiết chính xác hơn. Hoặc tốt nhất là mua xe đã qua sử dụng ở các trung tâm có bảo hành chính hãng của Ford
Ngoại Thất Phần Đầu Xe
Đầu xe là khu vực thường xuyên xảy ra và chạm nhất, và do đó, những dấu vết của va chạm cũng khó có thể hoàn toàn bị xóa khỏi khu vực này.
Việc đầu tiên nên kiểm tra là các đường gân, đường chỉ trên nắp ca pô. Đây là những khu vực mà sau tai nạn nặng, khó có thể phục hồi nguyên trạng. Việc miết tay theo những đường gờ này là cần thiết để phát hiện ra những khu vực được bả, đắp, phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng nên nhìn kỹ khắp các khu vực phẳng của nắp ca pô để phát hiện những vết tiêm tút.
Tiếp đó, khe hở giữa hàng loạt các chi tiết cũng là khu vực mà lịch sử va chạm của xe có thể để lại dấu vết. Sau các va chạm nặng, các khe hở này thường không còn được đều, hoặc sẽ được sơn lại với phần viền dày hơn.
Cản trước của xe tiếp tục là một khu vực cần được kiểm tra, “sờ nắn” kỹ càng.
Phần Thân Xe
Tất cả các mẫu xe bán ra đều có la zăng nguyên bản. Nếu chủ xe cũ đã thay la zăng, đây là một dấu hiệu nghi vấn về tình trạng của xe. Ngoài ra, những vết va chạm trên la-zăng sẽ là cơ sở để đặt ra nghi vấn với lịch sử sử dụng của mẫu xe bạn đang xem xét.
Tương tự phần đầu, phần thân xe cũng có những đường gờ nổi khá khó phục hồi một cách sắc nét sau những va chạm nặng.
Khe hở giữa các cánh cửa cũng là một yếu tố bạn nên dành nhiều thời gian quan sát. Nếu khe hở không đều, hay mép cửa có dấu hiệu chắp vá, bạn sẽ có thêm cơ sở để đặt ra nghi vấn.
Những đường mép hoặc góc khuất sẽ là nơi chủ cũ, nếu muốn che giấu lịch sử tai nạn, sẽ khó có thể làm “sạch sẽ” hoàn toàn.
Phần Đuôi Xe
Tương tự phía đầu xe, phần đuôi xe cũng là nơi có khả năng gặp va chạm cao. Những đường gờ, mép gấp hay khe hở là những khu vực cần kiểm tra kỹ lưỡng.
Khe hở giữa các khu vực có còn đều nhau, có bị sơn bồi, độ chắc chắn của bộ đèn hậu…
Khoang Máy
Khoang máy quá sạch sẽ không hẳn là một dấu hiệu tốt. Đó có thể là dấu hiệu của việc “dọn” xe.
Trong khoang máy, hàng loạt các chi tiết kim loại màu sáng sẽ xỉn màu theo thời gian. Đây là một yếu tố để đánh giá tuổi đời của xe.
Ngoài ra, một khoang máy tốt cần phải thực sự khô ráo. Những dấu vết của việc chảy dầu, chảy chất lỏng như này cho thấy động cơ của xe đang có vấn đề.
Bên cạnh đó, hàng loạt các đường gờ bên trong nắp ca pô, các vết hàn bấm của nhà sản xuất là cơ sở để đánh giá độ nguyên trạng của chiếc xe.
Các chi tiết kim loại biến màu, lão hóa như này cũng cho thấy tuổi đời cao.
Nội Thất Xe
Mở cửa xe, bạn hãy cũng dành thời gian để kiểm tra các đường gờ, đường dập ở bên trong cửa xe và mép cửa. Đặc biệt là những khu vực nằm dưới ron cửa, thường sẽ bị bỏ qua khi thực hiện phục hồi.
Phần sàn xe và mặt dưới của ghế xe cũng là những nơi dễ phát hiện tuổi thọ hay thậm chí việc ngập nước. Bỏ qua phần thảm mới được lắp đặt phía bên trên, phần thảm gốc của xe cũng như phần mặt dưới của ghế, sẽ dễ dàng lưu lại dấu vết của việc ngập nước qua các chi tiết han gỉ.
Một mẹo nhỏ để phát hiện dấu hiệu bất thường đó là bạn hãy đỗ xe ra giữa trời nắng, trong khoảng nửa tiếng, rồi mở cửa bước vào xe để ngửi mùi nội thất. Mùi ẩm mốc của những mẫu xe ngập nước sẽ ngay lập tức bốc lên với “thử thách” này.
Hàng loạt các chi tiết thường xuyên bị ma sát như vô lăng, bề mặt ghế da, các nút bấm, cần gạt cũng để lộ tuổi xe rõ nét.
Nút bấm chỉnh gương, kính đã bị tróc, cho thấy tuổi đời của xe cũng đã khá cao. Chi tiết này chủ xe hoàn toàn có thể thay thế mới, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả về mặt chi phí khi bán xe cũ.
Bạn cũng đừng quên dùng thử các nút bấm, ấn tay lên thử các bề mặt nội thất để xem những chi tiết này có còn chắc chắn hay không.
Vận Hành Thử
Tuy không thể có những nhìn nhận ở mức chuyên gia nhưng việc vận hành thử cũng giúp chúng ta có những đánh giá ban đầu về xe: nổ máy có tiếng động lạ? Lên ga có đều? Các chi tiết như đèn xe, điều hòa, gạt nước, v.v… có còn hoạt động hiệu quả?
Việc quan trọng nữa là bạn nên vận hành ở đầy đủ các dải tốc độ, để xe lên đủ các cấp số, rồi thử thách ở đầy đủ các bề mặt đường, để phát hiện những chi tiết già cỗi, ọp ẹp.
Một số tính năng tự động như đèn chiếu sáng tự động, gạt mưa tự động, cửa sổ trời, v.v… cũng cần được thử thách kỹ lưỡng để đảm bảo còn hoạt động tốt.
Sau quá trình kiểm tra này, chúng tôi tin là bạn đã có thể lựa chọn được một mẫu xe cũ tương đối tốt. Tuy nhiên, nhiều “bệnh” của ô tô xuất hiện ở dạng tiềm ẩn, khó có thể thấy trong chỉ vài tiếng thử nghiệm. Lời khuyên cuối cùng, là bạn hãy mang mẫu xe muốn mua tới kiểm tra chi tiết tại các đại lý chính hãng để đảm bảo có thể có những nhìn nhận xác thực nhất về tình trạng hiện tại của xe.
Lái Thử Xe
Không có cách nào để đánh giá chiếc ô tô đã qua sử dụng tốt bằng việc lái xe thử. Thay vì tin vào những lời quảng cáo, PR không có thực thì tốt nhất bạn nên yêu cầu người bán cho lái thử ở trên nhiều cung đường và điều kiện khác nhau. Xem xét nội ngoại thất, đánh giá động cơ vận hành, các trang thiết bị ở bên trong xe vẫn còn hoạt động tốt hay không, đảm bảo mang lại sự thoải mái cho bạn hãy không,…Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm tìm mua xe cũ cũng như kiểm tra chi tiết xe ô tô thì bạn nên tìm một chuyên gia đi cùng để được hỗ trợ tốt hơn.
Sau cùng, hãy khéo léo “đàm phán” để giảm bớt chi phí mua xe. Bạn nên tận dụng những điểm yếu của chiếc xe và khả năng đàm phán của mình để thương lượng giá cả cuối cùng với chủ xe hoặc doanh nghiệp mua bán. Với những chia sẻ về kinh nghiệm mua xe ô tô cũ trên đây, hy vọng bạn sẽ có được sự lựa chọn chính xác và hợp lý nhất.