Hướng dẫn mẹ cách vắt sữa non trước khi sinh và bảo quản an toàn

Sữa non được đánh giá là một nguồn dinh dưỡng hàng đầu và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của bé sau khi sinh. Hiện nay có nhiều bà mẹ thường vắt sữa non trước khi sinh để đề phòng bé có sữa non uống nếu bị cách ly với mẹ sau khi sinh.

1. Có nên vắt sữa non trước khi sinh

1.1. Cơ chế sữa non của mẹ bầu trước khi sinh

Cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu sản sinh ra sữa non từ khi bước vào giữa thai kỳ. Thông thường vào giai đoạn khoảng từ 16 đến 20 của thai kỳ thì trong bầu vú của mẹ sẽ diễn ra quá trình các tế bào sữa sẽ hình thành hoàn chỉnh. Và lúc này những giọt sữa đầu tiên sẽ được bắt đầu tạo ra.

Trong thành phần của sữa non có chứa rất nhiều kháng thể tốt cho cơ thể của bé, chính vì thế nhiều người ví sữa non như một liều vacxin dành cho bé khi mới chào đời. Việc bé được dung nạp sữa non sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó sữa non còn có tác dụng nhuận tràng giúp bé có thể dễ dàng tống được phân su ra ngoài cơ thể.

Sữa non còn giàu các dưỡng chất B12, K, vitamin A, kẽm, canxi … giúp cho bé được tăng trưởng và phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Sữa non là nguồn dưỡng chất dồi dào cho bé nhưng trước khi sinh lượng sữa non thường rất ít (Nguồn: afamily.com)

1.2. Có nên vắt sữa non trước khi sinh không?

Ngoài những lợi ích trên, việc vắt sữa non trước lúc sinh còn giúp bạn có được lượng sữa dự trữ quan trọng trong trường hợp bé sinh non phải được bơm sữa nuôi ăn, chăm sóc trong lồng kính. Tuy nhiên các bác sĩ cũng không hoàn toàn khuyến khích việc này ngoại trừ trường hợp vì lý do khác nhau dẫn đến mẹ không thể cho con bú trực tiếp như bị lao phổi, viêm hô hấp trên, tổn thương vú do herpes, nhiễm cúm A/H1N1… thì bắt buộc thực hiện.

1.3. Một số tác hại của việc vắt sữa non trước sinh

1.3.1. Kích thích cơn co tử cung, gây sinh non

Trong thực tế hiện nay cơ thể người phụ nữ bắt đầu xuất hiện sữa non từ tam cá nguyệt lần thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên thì lượng sữa non lúc này rất ít, mẹ sẽ tốn sức và đau đớn để có thể vắt được lượng sữa này ra. Trong khi đó sau khi sinh xong thì các hormone trong cơ thể người mẹ sẽ kích thích tạo nên phản xạ tiết sữa tốt hơn, đồng thời với tác động mút lượng sữa từ bầu ngực của mẹ sẽ tiết ra dễ dàng hơn. Việc vắt sữa non trước khi bạn sinh sẽ kích thích các cơn co tử cung, điều này có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ và sinh non.

1.3.2. Mẹ bị nhau tiền đạo

Với những người mẹ bị nhau tiền đạo, nếu có những cơn đau tử cung do việc vắt sữa non này gây ra có thể gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo ở người phụ nữ vô cùng nguy hiểm.

Bên cạnh đó nếu mẹ vắt sữa non quá sớm và không biết được cách bảo quản phù hợp thì cũng sẽ gây tình trạng sữa bị ôi và hư hỏng.

Nếu em bé uống phải sữa non không đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể bị dẫn đến khả năng bị nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy hay viêm ruột hoại tử… Vì thế việc bạn có nên hút sữa non trước khi sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cả cơ thể người mẹ và thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu không bảo quản sữa non đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Hướng dẫn mẹ cách vắt sữa non trước khi sinh an toàn

2.1. Vắt sữa non thời điểm nào là hợp lý

Thời điểm vắt sữa non hợp lý nhất là vào tuần thứ 36 của thai kỳ, khi sữa non đã bắt đầu nhỏ giọt và thu hoạch một cách dễ dàng hơn. Bạn không nên vắt sữa non quá sớm vì lượng sữa chưa đủ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai trong bụng mẹ.

2.2. Vắt sữa non như thế nào là đúng cách

Mẹ tuyệt đối không nên dùng máy hút sữa để hút sữa non mà phải dùng bằng tay để vắt sữa non. Cách vắt sữa non bằng tay cực kỳ dễ dàng và sau một vài lần thực hành trực tiếp mẹ sẽ hình thành được kỹ năng thuần thục và cực kỳ có lợi cho mẹ trong thời gian cho cho con bú.

Mẹ sẽ tiến hành dùng tay vắt sữa khoảng 3 đến 5 phút trên 1 lần và khoảng 3 đến 5 lần trên một ngày. Bạn nên dùng ống tiêm tiệt trùng để thu từng giọt sữa non sau khi vắt. Dùng túi nilon tiệt trùng để cho ống tiêm sữa non này vào, ghi nhãn ngày thu được sữa non dán lên từng túi rồi trữ lạnh.

Trong giai đoạn này lượng sữa non rất ít nên thường dẻo và đặc chảy chậm chứ không thành tia như bình thường.

Lượng sữa non lấy được thường rất ít vì cơ thể mẹ chưa kích thích tiết nhiều sữa (Nguồn: conlatatca.vn)

Hy vọng với những thông tin về việc vắt sữa non trước khi sinh trên đây sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho quá trình sinh con và nuôi con của mình. Bên cạnh đó để mẹ có thể đưa ra quyết định có nên vắt sữa non trước khi bé chào đời hay không bạn cũng phải tham khảo thêm những ý kiến của người thân xung quanh, đặc biệt là của bác sĩ chuyên khoa sản để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.

Để đem lại những điều tốt nhất cho con yêu ngay từ khi trong thai kỳ đến khi chào đời, các mẹ nên chủ động trang bị những kiến thức thai giáo cần thiết đúc kết qua sách vở, Internet có chọn lọc… Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên đăng ký các gói thai sản và sinh con trọn gói đến từ các bệnh viện uy tín hiện nay để nhận được sự tư vấn và chăm sóc tốt nhất nhé.