Chiếc máy ảnh sẽ phát huy được hết công năng nếu bạn biết cách sử dụng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nếu bạn chưa biết cách sử dụng máy ảnh Sony A6000.
- Các loại máy ảnh Sony nào tốt nhất: Máy cơ, DSLR, Alpha Mirrorless
- 12 tiêu chí so sánh máy ảnh Sony và Fujifilm nên mua hãng nào
- Top 6 máy ảnh Sony rẻ nhất từ 2tr nhỏ gọn dễ sử dụng chụp hình đẹp
1. Thông số kỹ thuật, tính năng nổi bật trên máy ảnh Sony A6000
Sony A6000 có kiểu dáng gọn nhẹ, với trọng lượng khoảng 344g, rất dễ cầm nắm mà mang theo bên người. Máy được trang bị kính ngắm OLED có độ phân giải lên đến 1.44 triệu điểm ảnh và màn hình LCD có độ phân giải lên đến 921.600 điểm ảnh, màn hình có thể lật lên 90 độ và gập xuống 45 độ, rất tiện lợi.
Sony A6000 được trang bị cảm biến APS-C có độ phân giải lên tới 24.3MP cùng bộ xử lý hình ảnh Bionz X có khả năng lấy nét chi tiết, siêu nét với dải màu sâu, độ tương phản trong một khung ảnh rất sống động trong cùng một khung ảnh. Đặc biệt, Chiếc máy ảnh này có khả năng lấy nét tự động rất nhanh kết hợp với việc được trang bị hệ thống Hybrid AF nên các thao tác chụp ảnh trở nên rất dễ dàng và chuẩn xác. Ngoài khả năng chụp ảnh siêu nét thì A6000 còn có khả năng quay phim rất tốt. A6000 có khả năng quay video ở mức ISO tối đa 51.200, chất lượng lên tới 50p/50i/25p AVCHD hoặc MP4 720p và có độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixels. Ngoài ra, A6000 còn có khả năng kết nối đa phương tiện rất đơn giản, nhanh chóng, cho phép bạn chia sẻ hình ảnh qua các thiết bị di động hay mạng xã hội, email,… rất nhanh chóng.
Có thể thấy được Sony A6000 là một chiếc máy ảnh Mirroless sở hữu hệ thông số kỹ thuật ấn tượng, nhiều tính năng ưu việt, chất lượng hình ảnh hoàn hảo. Là một sản phẩm tốt song để có thể chụp được những bức hình đẹp bạn phải biết cách sử dụng sony A6000.
Máy ảnh Sony A6000 có dễ sử dụng không? (Nguồn: tosuphoto.com)
2. Giới thiệu nút chức năng quan trọng trên máy ảnh Sony A6000
Không ngoa ngôn khi nói rằng Sony A0006 là một trong những chiếc máy ảnh có chất lượng hàng đầu của Sony. Tuy có vẻ ngoài khá nhỏ gọn nhưng chiếc máy ảnh này lại rất mạnh mẽ, cho chất lượng hình ảnh rất tuyệt vời. Để Sony A6000 phát huy tốt mọi công năng và chụp được những bất hình đẹp thì bạn cần nắm được các nút chức năng của máy.
2.1. Các nút chút chức năng ở mặt trên máy
Ở trên mặt máy ảnh A6000 gồm các nút chức năng như nút On / Off / Chụp, Vòng chỉnh mode, Vòng chỉnh thông số và Nút chức năng C1. Mỗi nút sẽ có một có một chức năng và cách sử dụng riêng.
Đầu tiên là hệ thống các nút On / Off / Chụp, những phím này thì quá đơn giản phải không nào. Muốn bật chỉ cần xoay vạch trắng về ON, để tắt OFF, còn chụp là nút mềm ở giữa.
Vòng chỉnh Mode giúp mọi người lựa chọn chế độ chụp phù hợp. Vòng chỉnh gồm các các chữ như Auto, Auto +, A, S, P,…. mỗi ký tự sẽ tương ứng với từng chế độ chụp khác nhau. Đối với những người mới bắt đầu thì bạn nên chọn chế độ Auto hoặc mode A, bật chế chế độ này máy sẽ tự động thiết lập như tốc độ chụp và ISO, bạn chỉ cần quan tâm đến khẩu độ F và độ bù trừ sáng EV.
Tiếp theo là vòng chỉnh thông số được bố trí nằm cạnh vòng chỉnh mode. Nếu chọn chế A và M thì lúc này vòng được dùng để điều chỉnh khẩu độ F, còn nếu chọn ở chế độ S thì lúc này vòng được dùng để điều chỉnh tốc độ màn trập. Cuối cùng là Nút C1, nút này có chức năng chính là dùng để tùy chỉnh ở trong Menu. Cách sử dụng Sony A6000 không khó nếu các bạn nắm được chức năng của các nút trên.
2.2. Hệ thống nút ở phía sau máy
Hầu như hệ thống các nút bấm điều chỉnh của Sony A6000 đều nằm ở mặt sau của máy. Bắt đầu ở mặt sau, nhìn từ trái qua nút đầu tiên mà các bạn bắt gặp là nút bánh xe, nằm cạnh kính ngắm, đây là nút dùng để chỉnh độ cận của kính ngắm viewfinder.
Và một trong những nút quan trọng nhất mà các bạn cần nắm rõ đó là nút Fn hữu dụng, bạn có thể nhanh chóng thiết lập các chức năng quan trọng của máy như ISO, WB, Focus Mode, Focus Area,… thay vì phải bấm vào menu.
Một nút cũng hữu dụng không kém đó là bánh xe thông số của Sony A6000, nút này rất đa chức năng, bạn có thể sử dụng để cài đặt nhiều tính khác năng cho máy như điều chỉnh tốc độ màn trập hay khẩu độ F, dùng để điều hướng trong menu hoặc cũng có thể được sử dụng như nút truy cập nhanh các chức năng ở 4 góc.
Và phía dưới bánh xe thông số là nút Playback dùng để xem hình và nút chức năng C2. Nếu bạn đang xem hình thì nút C2 lúc này sẽ có vai trò dùng để xóa., còn nếu như đang ở chế độ bình thường thì nút C2 sẽ đóng vai trò chứa các thông tin về cách sử dụng máy ảnh, diễn giải các chế độ chụp,… giúp ích cho người mới bắt đầu.
Việc hiểu được chức năng và cách sử dụng của các nút điều khiển là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn nắm được cách sử dụng máy ảnh Sony A6000.
3. Cách chụp hình đẹp với từng điều kiện chụp
Để chụp được những bức ảnh đẹp, ngoài việc nắm được chức năng các phím điều khiển và cách sạc pin máy ảnh sony A6000 để máy luôn ở tình trạng tốt nhất thì bạn còn phải biết cách điều khiển máy ảnh sao cho phù hợp với điều kiện chụp lúc đó mới có thể có ảnh đẹp.
3.1. Chụp hình với đối tượng đang hoạt động
Đối với đối tượng đang hoạt động bạn cần chuyển máy ảnh sang chế độ cảnh hành động. Xoay bánh xe chọn chế độ SCN, nhấn nút giữa bên trong bánh xe để chọn chế độ. Sau đó điều chỉnh tốc độ màn trập chuyển sang chế độ ưu tiên. Đối với những đối tượng ít chuyển động, tốc độ màn trập 1/80 giây. Đối với đối tượng chuyển động nhanh, chẳng hạn như một người hoặc động vật đang chạy, thì tốc độ màn trập khoảng 1/320 hoặc nhanh hơn. Điều này cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tham khảo cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp bắt nét hình động tĩnh.
3.2. Chụp hình chân dung
Điều chỉnh bánh xe thông số để điều chỉnh khẩu độ ưu tiên cho bức ảnh chân dung. Bạn có thể chọn khẩu độ khoảng f13 hoặc cao hơn nếu muốn chụp cả khuôn mặt. Còn nếu bạn muốn nhấn mạnh hoàn toàn vào người đó, hãy sử dụng khẩu độ lớn hơn để làm mờ thêm nền và nổi bật chân dung của người chụp. Khẩu độ thấp nhất của ống kính A6000 dao động từ f / 3.5 đến f / 5.6.
3.3. Chụp ảnh phong cảnh
Để chụp ảnh phong cảnh đẹp bạn cần xác định được khoảng cách bạn muốn hụp để điều chỉnh khẩu độ phù hợp. Nếu mọi thứ ở xa, thì bạn nên thiết lập khẩu độ f / 9 để chụp được toàn cảnh sắc nét. Còn nếu bạn muốn chụp phong cảnh ở khoảng cách gần hơn, hãy đẩy khẩu độ lên cao để nhận đủ ánh sáng và chụp được một bức ảnh phong cảnh đẹp.
3.4. Chụp hình điều kiện ánh sáng yếu
Ống kính A6000 có khẩu độ tối đa f / 3.5, không lý tưởng cho ánh sáng yếu. Các ống kính Sony có khẩu độ thấp nhất f / 1.8 – một sự khác biệt lớn, vì mỗi nửa số f đều thể hiện lượng ánh sáng tăng gấp đôi. Bạn có thể nghe thấy các ống kính được gọi theo tốc độ. Ống kính có khẩu độ lớn thường có khả năng lấy nét tốt, vì chúng có tốc độ màn trập nhanh và nhận được mức phơi sáng tốt.
Với điều kiện ánh sáng yếu bạn cần điều chỉnh tốc độ màn trập nhanh lên để thì khả năng lấy nét mới chính xác được. Đối với trường hợp ánh sáng yếu, đối tượng di chuyển nhiều bạn cần điều chỉnh tốc độ màn trập cao và tăng ISO lên đến 3.200 thì chất lượng hình ảnh sẽ rất tốt.
3.5. Chụp hình với Flash sao cho tự nhiên nhất
Một trong những điều cần lưu ý khi tìm hiểu hướng dẫn chi tiết menu máy ảnh Sony A6000 là sử dụng đèn Flash sao cho hiệu quả. Để chụp hình có đèn Flash không bị chói và đảm bảo độ tự nhiên thì bạn cần lưu ý một số thủ thuật sau. Nhấn nút có biểu tượng tia chớp nằm ở phía sau của máy ảnh để bật đèn flash lên. Nếu ánh sáng tràn ngập trên đối tượng của bạn, bạn có thể nghiêng đèn flash lại để tản bớt ít ánh sáng hơn, đỡ bị lóa. Còn nếu bạn đang ở nơi trần thấp, ánh sáng màu, phương pháp này cũng sẽ giúp ánh sáng mềm mại hơn.
Một số lưu ý nhỏ để chụp hình đẹp với Sony A6000 (Nguồn: alphanews123.000webhostapp.com)
3.6. Đo sáng và phơi sáng phù hợp nhất với điều kiện chụp
Để đo ánh sáng để coi nó có phù hợp với điều kiện chụp bạn có thể thực hiện bằng các cách Pattern xem xét toàn bộ khung cảnh như nhau rồi sau đó Spot nhấn mạnh một khu vực rất nhỏ ở ngay chính giữa để xác định độ sáng cho ảnh.
Để truy cập chế độ đo sáng, bạn cần nhấn nút Fn ở bên phải màn hình phía sau và xoay bánh xe để chọn một trong ba biểu tượng đo chế độ đo sáng. Nhấn nút Enter và xoay bánh xe sang trái hoặc phải để cuộn qua các chế độ (sau đó nhấn Enter lần nữa để chọn).
3.7. Bù phơi sáng
Chẳng hạn như những cảnh có cả khu vực rất tối và rất nhẹ có thể gây nhầm lẫn cho máy ảnh, ngay cả khi bạn chỉnh chế độ phơi sáng. Thay vì chụp bằng tay, bạn có thể sử dụng bù phơi sáng để ghi đè lên độ phơi sáng tự động của máy ảnh để làm sáng hoặc làm tối hình ảnh.
Để cài đặt, bạn cần nhấn vào lựa chọn dưới cùng của bánh xe để chọn thang đo từ -5 đến 5+ (gọi là EV, giá trị phơi sáng) và xoay bánh xe để làm tối ảnh (di chuyển sang trái) hoặc làm sáng nó ( di chuyển sang phải). Đây là một trong những yếu tố bạn cần lưu ý khi học cách sử dụng máy ảnh Sony A6000.
3.8. Điều chỉnh màu sắc
Để điều chỉnh màu sắc được sâu và sống động nhất bạn cần vào MENU> Camera> kéo thanh cuộn xuống Color Space, và cài đặt từ sRGB sang AdobeRGB. Bạn có thể kiểm soát cường độ màu bằng cách sử dụng các chế độ mặc định hoặc có thể điều chỉnh colorcast bằng các điều khiển cân bằng trắng. Trong chế độ Cân bằng trắng tự động mặc định, máy ảnh sẽ đánh giá màu sắc của ánh sáng trên một đối tượng và loại bỏ các hiệu ứng màu sắc cực đoan.
3.9.Tùy chỉnh quay phim tốt nhất
Sony A6000 quay video có độ phân giải 1920 x 1080 HD ở định dạng cao cấp được gọi là AVCHD, tạo ra các tệp lớn, chứ không phải định dạng MP4 mà hầu hết các máy ảnh và điện thoại di động khác sử dụng. May mắn thay, hầu hết các chương trình chỉnh sửa video cơ bản đều có thể chuyển đổi AVCHD thành MP4 để đăng trực tuyến dễ dàng hơn.
Hiện nay người ta thường tùy chỉnh để quay được video HD vì rất ít người hiện đang sở hữu máy tính hoặc TV với màn hình 4K. Bước đầu tiên trong quay video là chuyển camera từ độ phân giải 1080i sang 1080p (MENU> Camera> 2> Cài đặt ghi hình), có nhãn 60p 28M (PS). Khi đó máy sẽ báo rằng bạn không thể ghi video vào đĩa DVD. Nhấn OK để bỏ qua nó. Cài đặt 1080p sẽ giúp bạn ghi hình chi tiết và sống động hơn rất nhiều.
Máy ảnh Sony có thể điều chỉnh màu sắc được sâu và sống động (nguồn: vnreview.vn)
Với những chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã phần nào biết cách sử dụng máy ảnh Sony A6000 cho từng điều kiện chụp cụ thể. Để chụp được những khung hình đẹp, chất lượng hình ảnh tốt thì việc nắm được các lưu ý trên vô cùng cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn biết cách chụp được những bức hình đẹp khi mua chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, tốt nhất.