Bạn mới mua quạt trần? Bạn chuyển quạt trần từ nơi cũ đến nơi mới nên cần lắp đặt lại? Thay vì phải phải thuê thợ đến lắp đặt, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn cách lắp quạt trần nhanh chóng, đơn giản tại nhà.
1. Các bước lắp quạt trần
Sau khi chọn được quạt trần ưng ý, thì công đoạn lắp đặt quạt là vô cùng quan trọng. Nhiều người lựa chọn giải pháp thuê thợ đến lắp đặt để đảm bảo được độ an toàn, khả năng vận hành của quạt. Tuy nhiên, nếu bạn có sẵn dụng cụ và muốn tiết kiệm chi phí lắp đặt, bạn vẫn có thể tự tìm hiểu và lắp quạt một cách đơn giản, nhanh chóng, thông qua các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết bao gồm
Các bộ phận của quạt: Mô tơ quạt, cánh quạt, điều khiển từ xa, ti quạt trần…
Các dụng cụ lắp đặt: Khung treo quạt, kìm tuốt dây, đầu nối dây điện, bút thử điện, tuốc nơ vít, cờ lê, bộ khoan với đầu ốc và mũi khoan, cái thang, chiếc mắt kính an toàn…
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nên đọc kỹ hướng dẫn cách lắp quạt trần của nhà sản xuất.
Cần chuẩn bị đầy đủ các bộ phận của quạt
Bước 2: Gắn khung treo quạt
Trong quá trình xây nhà, chủ nhà thường có sẵn dự tính lắp quạt trần do đó thợ hồ sẽ để sẵn đầu chờ, chừa chỗ để lắp quạt. Bạn chuẩn bị khung treo quạt bằng sắt có móc treo đảm bảo chịu được sức nặng của quạt khi vận hành. Móc hoặc khung treo có thể được đặt nổi hay chìm đều không ảnh hưởng nhiều đến việc treo quạt trần của bạn.
Sử dụng hộp điện kim loại dùng cho quạt để đảm bảo an toàn. Nếu hộp điện lắp không chắc chắn, bạn có thể lắp thêm khung treo nới rộng.
Lưu ý khi chọn vị trí gắn khung treo quạt, bạn nên cân nhắc đảm bảo khoảng cách từ sàn đến quạt, từ quạt đến tường, và giữa các quạt với nhau (nếu phòng rộng) để đảm bảo hiệu quả làm mát.
Hướng dẫn cách lắp hộp số quạt trần
Bước 3: Gắn khung treo vào hộp điện
Cần gắn chặt khung treo và hộp điện bằng đinh ốc và vòng đệm. Lưu ý để đảm bảo an toàn bạn hãy ngắt nguồn điện nối với chỗ bạn dự định lắp quạt trần và dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn hay chưa.
Bước 4: Chuẩn bị nguồn điện lắp đặt quạt trần
Trong quá trình xây dựng, bạn nên để sẵn dây điện chờ lắp quạt trần để đảm bảo tính thẩm mỹ, nếu không sau này bạn sẽ phải đi dây nổi. Hầu hết các loại quạt đều yêu cầu nguồn điện có công suất như nhau. Riêng đối với các loại quạt trần có đèn, cần chú ý lắp đặt dây điện sao cho đủ tải luôn đèn.
Bước 5: Lắp cánh quạt trần
Tiến hành lắp cánh quạt trần bằng cách tháo các ốc ở trên mô tơ quạt, sau đó lắp cánh quạt vào, siết chặt ốc để cố định cánh quạt. Trong quá trình lắp đặt, cần chú ý đến các nấc an toàn, không để nấc đó bị bắn ra ngoài.
Bước tiếp theo tiến hành đến lắp ti cho quạt, lưu ý lắp ti quạt vào đúng nấc chống rơi cánh và chốt an toàn.
Tiến hành lắp cánh quạt trần
Bước 6: Đấu điện
Cần lưu ý quạt thường có 3 dây gồm: dây nóng (màu đỏ), dây lạnh (màu xanh dương) và dây mát (xanh lá mạ hoặc trắng). Khi tiến hành đấu điện, đấu dây nóng và dây lạnh, nếu nhà bạn có dây mát thì đấu vào, còn không thì để nguyên.
Khi đấu điện chú ý đấu đúng các loại dây nóng, dây lạnh và dây mát
6 bước đấu quạt điện trên đây bạn có thể áp dụng với tất cả các loại quạt trần 3 cánh, 4 cánh, 5 cánh và với hầu như tất cả các thương hiệu quạt trần hiện nay trên thị trường.
Bước 7: Treo quạt
Khi treo quạt cần chú ý về cách lắp quạt trần sao cho khi lắp dây an toàn vào khung treo phải đảm bảo được độ chắc chắn, sức chịu lực khi quạt đứng yên cũng như lúc vận hành.
Cách lắp quạt trần và treo quạt an toàn
2. Lưu ý lắp quạt trần an toàn
Một số yêu cầu kỹ thuật sau đây mà bạn cần phải nắm rõ trước khi lắp đặt :
●Biết được chiều quay của quạt căn cứ vào nhu cầu sử dụng. Nếu quay thuận theo chiều kim đồng hồ có tác dụng tăng hiệu quả sưởi ấm nếu trời lạnh. Còn thông thường, cánh quạt trần sẽ quay ngược với chiều kim đồng hồ nhằm mục đích tăng gió tự nhiên, làm mát phòng vào mùa hè.
●Đọc chính xác các đầu dây của quạt. Thông thường các loại quạt có 5 dây là R-S-Hi-Me-Lo. Trong đó: R là dây chạy, S là dây khởi động, Hi là dây chỉnh tốc độ, Me là dây tạo tốc độ trung bình, Lo là dây chỉnh tốc độ thấp.
●Hiểu cách đấu hộp số vào mạch quạt trần.
- Kiểm tra hộp số có chất lượng không làm méo sóng điện hay gây ảnh hưởng tới lưới điện nói chung.
- Không để cánh quạt chạm vào bất cứ vật thể nào trong tầm quay.
- Độ cao tối thiểu giữa cánh quạt và trần nhà là 2.3m
- Khoảng cách tối thiểu giữa tường và mũi cánh quạt là 0.6m.
- Thanh xà, móc quạt phải là phụ kiện chính hãng chịu tải trọng tối thiểu 16kg.
3. Khi nào nên bảo dưỡng quạt trần
Thông thường sau 1 thời gian dài sử dụng bạn cần bảo dưỡng tất cả các thiết bị điện máy trong nhà chứ không riêng gì quạt trần. Thời gian định kỳ là khoảng 2 – 3 tháng bạn nên làm vệ sinh quạt 1 lần để giảm bụi giúp cho máy quạt hoạt động mượt mà hơn.
Ba bước bảo dưỡng quạt trần đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà là:
- Vệ sinh cánh quạt và ốp đèn trang trí (nếu có).
- Kiểm tra đinh vít
- Tra dầu
4. Dùng sao để quạt trần không hỏng
Thật ra thì thiết bị điện hay bất cứ vật dụng nào khi mình sử dụng cũng phải có hỏng mình mới có cơ hội để mua sắm và sử dụng thiết bị mới. Tuy nhiên, vẫn cố gắng tìm mọi cách để sử dụng chúng lâu hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng.
Vậy thì để quạt trần lâu không hỏng, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là chọn thương hiệu và dòng quạt chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình. Quạt bền công thêm bạn giữ kỹ thì quạt sẽ dùng lâu hơn.
Khi sử dụng quạt, bạn lưu ý không nên bật quạt trần ở tần số cao thường xuyên. Thường xuyên vệ sinh quạt trần cũng là cách giúp giữ quạt bền hơn mà không cần tốn nhiều công sức. Nếu có thời gian, bạn nên lên mạng và tìm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thiết bị gia dụng, những cách đó không chỉ giúp bạn giảm tiền tiêu tốn hàng tháng mà cũng giúp quạt và các thiết bị khác hoạt động hiệu quả và bền hơn nữa.
Trên đây là các bước hướng dẫn cách lắp quạt trần đơn giản, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể tìm hiểu và lắp quạt trần. Khi có nhu cầu chọn mua quạt trần, bạn có thể truy cập Useful.vn để tìm hiểu thêm về các dòng sản phẩm tại đây.