Hướng dẫn cách giặt nệm không hỏng và bảo quản sạch sẽ chi tiết

Nệm là vật dụng được dùng thường xuyên trong mỗi gia đình. Nệm nằm lâu ngày sẽ xuất hiện bụi bẩn từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần làm sạch chúng bằng các cách giặt nệm đơn giản và đỡ tốn sức nhất cho chị em phụ nữ dưới đây mà nhiều người chưa biết nhé!

1. Hướng dẫn các bước làm sạch nệm tại nhà chi tiết hiệu quả

1.1. Các vật dùng chuẩn bị

Để giặt đệm tại nhà bước đầu tiên các bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau: Baking Soda, nước xà phòng loãng để tẩy những vết bụi bẩn bám trên bề mặt đệm; máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn từ trong khe, nếp vải, khăn ẩm sạch để lau bề mặt đệm… một số các vật dụng khác có thể bổ sung nếu cần thiết.

Sử dụng máy hút bụi để làm sạch nệm

Sử dụng máy hút bụi để làm sạch nệm (Nguồn: clean24h.com.vn)

1.2. Tháo ga giường và nệm

Trước hết bạn cần di chuyển hết các đồ vật đang đặt trên bề mặt đệm như chăn, màn, gối, sách báo… ra ngoài. Sau đó bạn tháo lớp ga phủ của nệm, lớp cố định nệm, và lớp bảo vệ nệm… chỉ để lại chiếc nệm không.

1.3. Tiến hành giặt ga giường và nệm

Các bạn nên phân ra từng loại vải và đánh giá xem chăn, ga, vỏ gối của mình có thể giặt chung với nhau hay không. Các bạn nên giũ và đập xơ để loại bỏ bớt bụi bám trên bề mặt sau đó cho vào máy giặt để làm sạch. Tiếp đến lựa chọn chế độ giặt nước nóng nhất để có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn lâu ngày hình thành trên các vật dụng này. Đây là cách giặt nệm hiệu quả được nhiều chị em chia sẻ.

1.4. Làm sạch bụi trên nệm

Các bạn sử dụng máy hút bụi để vệ sinh nệm. Máy hút bụi sẽ giúp loại bỏ những hạt bụi li ti, tóc rụng, bọ, da chết… ra khỏi bề mặt của nệm và sâu trong thớ vải. Nên sử dụng đầu hút có gắn bàn chải và vòi dài trong quá trình vệ sinh để giúp lấy được chất bẩn ở các khe kẽ xung quanh nệm. Sau đó dùng khăn ẩm sạch lau qua bề mặt đệm

1.5. Xử lý các vết bẩn, vết nước đổ trên nệm

Các bạn có thể dùng xà phòng loãng và oxy già để xử lý các vết bẩn bám trên bề mặt nệm. Sử dụng thêm 1 chiếc bàn chải nhỏ để chấm dung dịch này chà lên vết bẩn sau đó dùng khăn ẩm lau đi. Cách làm sạch nệm có thể áp dụng với các vết bẩn do thực phẩm để lại.

1.6. Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch enzyme

Các bạn xịt dung dịch làm sạch Enzyme lên khăn sạch sau đó chấm phần khăn đã phun dung dịch lên vết bẩn và giữ trong vòng 15 phút. Các bạn có thể di, lau chiếc khăn chỉ ở khu vực vết bẩn để loại bỏ nó, sau đó dùng khăn ẩm sạch lau lại vị trí vừa xử lý. Các vết máu, nước tiểu của trẻ, mồ hôi, dầu mỡ sẽ loại bỏ bằng cách này.

1.7. Làm sạch nệm bằng Baking Soda

Xử lý vết bẩn xong, bạn sử dụng bột baking soda rắc lên bề mặt nệm để khử mùi và bụi bẩn. Để rắc đều, các bạn có thể sử dụng một chiếc sàng để đảm bảo lượng baking soda ở mọi chỗ trên nệm là như nhau. Sau đó chờ 30 phút để baking soda hút mùi, chất bẩn và ẩm còn lại trên nệm.

1.8. Hút sạch bụi một lần nữa

Sau khi baking soda làm xong phần việc của mình, bạn sử dụng máy hút bụi để loại bỏ chúng. Nhớ sử dụng đầu hút bàn chải, ống dài để hút sạch hết các khe kẽ trên nệm nhé!

1.9. Phơi khô nệm

Ánh sáng mặt trời rất tốt cho việc loại bỏ vi khuẩn. Sau khi thực hiện các cách giặt nệm bạn cần đưa nệm ra phơi ngoài không khí nhất là nơi có ánh nắng. Tia UV và sức nóng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn còn sót lại, tránh nấm mốc.

1.10. Trải lại ga giường và sử dụng

Vậy là hướng dẫn cách vệ sinh nệm tại nhà đã hoàn tất, điều bạn cần làm là đưa đệm trở lại giường, trải lại ga đã được giặt sạch sẽ và sử dụng như bình thường. Để có chất lượng nằm tốt nhất, bạn có thể chọn top 7 chất liệu ga trải giường hè mát đông ấm ngủ ngon nhất.

Trải lại ga giường sau khi vệ sinh nệm

Trải lại ga giường sau khi vệ sinh nệm (Nguồn: kenh14cdn.com)

2. Cách bảo quản nệm khi sử dụng được bền lâu

2.1. Nên đặt đệm trong mặt phẳng

Các bạn lưu ý luôn đặt nệm trên mặt phẳng, tránh để nệm ở những bề mặt mấp mô, dưới tác động của lực ngồi hoặc nằm hay dẫm lên, đệm có thể bị gãy hoặc biến dạng, ảnh hưởng đến độ bền.

2.2. Thường xuyên lật lại và xoay nệm

Việc thường xuyên lật lại đệm từ trên xuống dưới hay xoay đệm từ chân lên đầu từ đầu xuống chân giường sẽ giúp đệm bền hơn, độ lún của đệm sẽ trở lên đồng đều hơn, tránh biến dạng đệm.

2.3. Nên dùng topper bảo quản và trải phía trên nệm

Topper là một tấm bảo vệ nệm được phủ lên bề mặt. Topper không chỉ đem lại sự êm ái, bồng bềnh cho người nằm mà còn giúp ngăn chặn các chất bẩn ngấm vào đệm làm mốc và hư hỏng đệm. Nếu chưa biết chọn loại topper nào bạn có thể tham khảo 7 topper nệm tốt nhất 2022 mềm mại, chống xì gòn.

2.4. Vệ sinh nệm định kỳ

Vệ sinh nệm đinh kỳ là công việc cần thiết để kéo dài tuổi thọ của tấm nệm. Khi nệm để quá lâu tại 1 chỗ có thể bị ẩm, mốc và ảnh hưởng đến chất lượng của đệm. Đệm lâu ngày không vệ sinh còn chứa nhiều bụi bặm và vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

2.5. Nên phơi nắng nệm thường xuyên

Nệm là sản phẩm dạng bông vải, ánh nắng mặt trời sẽ rất có ích trong việc khử khuẩn và làm sạch đệm. Bên cạnh đó ánh nắng mặt trời còn khử mùi và mang lại sự tươi mới cho người sử dụng.

Phơi nắng nệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Phơi nắng nệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn

Phơi nắng nệm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn (Nguồn: sieuthidem.vn)

Hướng dẫn cách giặt nệm trên đây không hề khó và các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể tự mình thực hiện. Bên cạnh đó, bạn đừng quên những lưu ý về cách giữ gìn nệm để tăng độ bền cho nội thất phòng ngủ cần thiết này. Còn nếu chiếc nệm nhà bạn đã quá cũ và không còn mềm mại, êm nữa, gây đau lưng thì đừng ngần ngại sắm nệm mới chính hãng, dùng bền, giá tốt cho giấc ngủ ngon, tốt cho sức khỏe nhé!