Hướng dẫn cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm hiệu quả

Là triệu chứng phổ biến và gây khó chịu cho người mắc phải hiện nay. Theo đó, cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm cũng như một số bài tập trị liệu đơn giản tại nhà là một trong những mối quan tâm của nhiều người.

1. Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

1.1. Chẩn đoán bệnh

Trước tiên, trong quá trình chẩn đoán bệnh bạn sẽ được các bác sĩ hoặc nha sĩ thảo luận về một số triệu chứng liên quan và tiến hành kiểm tra khung hàm của bạn. Kế đến, bác sĩ tiến hành quan sát trong phạm vi chuyển động khung hàm của người bệnh. Trực tiếp nhấn vào những khu vực xung quanh hàm để xác định các vị trí đau hoặc khó chịu mà căn bệnh gây ra.

Rối loạn khớp thái dương hàm điều trị như thế nào?

Rối loạn khớp thái dương hàm điều trị như thế nào? (Nguồn: vnmedbook.com)

Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu làm một số phương pháp nhằm xác định rõ hơn về tình trạng bệnh và tìm ra cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, chẳng hạn như: chụp X-quang nha khoa để kiểm tra răng và hàm, chụp CT scan để cung cấp hình ảnh chi tiết của xương liên quan đến khớp, chụp MRI để phát hiện các vấn đề với đĩa khớp hoặc mô mềm khu vực xung quanh.

1.2. Cách điều trị

1.2.1. Điều trị bằng thuốc

Một trong những loại thuốc điều trị rối loạn cơ khớp thái dương hàm được sử dụng chính là thuốc giảm đau và chống viêm. Nếu thuốc giảm đau không kê đơn không đủ lượng để giảm đau tình trạng của người bệnh, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau có mức độ mạnh hơn và được giới hạn trong khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như loại thuốc ibuprofen kê đơn.

Loại thuốc thứ hai phải kể đến là thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline được sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhân trầm cảm, tuy nhiên dùng với liều lượng thấp, có thể được sử dụng để giảm đau, kiểm soát chứng nghiến răng và mất ngủ.

Đối với thuốc giãn cơ để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, thì loại thuốc này đôi khi được sử dụng trong một vài ngày hoặc vài tuần, để giúp giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm gây nên bởi co thắt cơ bắp.

1.2.2. Các liệu pháp không trị liệu

Với phác đồ điều trị rối loạn cơ khớp thái dương hàm, bạn có thể áp dụng phương pháp nẹp miệng hoặc dùng dụng cụ bảo vệ miệng. Thông thường, những người bị đau quai hàm sẽ đeo một thiết bị mềm hoặc cứng cáp ở trên răng.

Thêm vào đó, phương pháp vật lý trị liệu triệu chứng rối loạn cơ khớp thái dương hàm sẽ áp dụng một số bài tập kéo dài và làm tăng cường cơ ở hàm. Phương pháp chữa trị có thể bao gồm siêu âm, nhiệt ẩm và sử dụng nước đá.

Không những thế, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn các yếu tố làm giảm bệnh, giúp bạn hiểu các yếu tố và hành vi có thể làm nặng thêm cơn đau, chính vì vậy bạn có thể hạn chế được sự khó chịu này do bệnh gây ra. Đừng quên bổ sung những thực phẩm nhiều dưỡng chất giảm cơn đau nhức khớp hữu hiệu bạn nhé.

Sự khó chịu do rối loạn cơ khớp thái dương hàm gây ra

Sự khó chịu do rối loạn cơ khớp thái dương hàm gây ra (Nguồn: nhakhoalovely.com)

1.2.3. Phẫu thuật khi

Có thể bạn sẽ thắc mắc rối loạn khớp thái dương hàm có chữa được không và có cần phải phẫu thuật nếu bệnh nặng? Theo đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm phẫu thuật nếu như gặp phải một số tình trạng sau đây.

Nếu gặp phải tình trạng hẹp khớp hoặc thoái hóa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp, bạn sẽ được làm một thủ thuật xâm lấn tối thiểu liên quan đến việc đưa kim nhỏ vào khớp để chất lỏng có thể được đi qua khớp, từ đó loại bỏ mảnh vụn và những chất phụ gây viêm.

Ở một số người, tiêm corticosteroid vào khớp là một việc có thể hữu ích. Bên cạnh đó, tiêm các loại độc tố botulinum loại A vào cơ hàm có thể làm giảm đau liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi khớp TMJ có thể có hiệu quả và là cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm khác nhau như phẫu thuật khớp mở. Sử dụng ống nhỏ (ống thông) được đặt vào không gian khớp, sau đó dùng một ống soi khớp và dụng cụ phẫu thuật nhỏ được sử dụng để tiến hành phẫu thuật. Nội soi khớp TMJ có ít rủi ro và biến chứng hơn so với phẫu thuật khớp mở, nhưng nó cũng có một số hạn chế.

Đối với phẫu thuật mở khớp, nếu cơn đau ở hàm của bạn không giải quyết được bằng các phương pháp điều trị khác nhau và dường như là do vấn đề cấu trúc ở khớp, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật mở khớp để khắc phục hoặc thay thế khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật khớp mở có nhiều rủi ro hơn các thủ tục khác và nên được xem xét rất cẩn thận, sau khi thảo luận về những ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Các trường hợp áp dụng phẫu thuật là gì

Các trường hợp áp dụng phẫu thuật là gì (Nguồn: rangthuyanh.com)

2. Bài tập hỗ trợ tạm thời

2.1. Bài tập thư giãn hàm

Một cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm mà bạn có thể áp dụng chính là những bài tập hỗ trợ tạm thời. Người bệnh có thể tập thư giãn hàm, đặt lưỡi nhẹ nhàng trên đỉnh miệng phía sau răng cửa trên và cho răng tách ra trong khi thư giãn cơ hàm.

2.2. Tập mở một phần hàm

Đặt lưỡi trên vòm miệng và một ngón tay trước tai là vị trí khớp thái dương hàm của bạn. Sau đó, đặt ngón tay giữa hoặc ngón trỏ lên cằm. Thả hàm dưới xuống một nửa và sau đó đóng lại. Bên cạnh đó, một biến thể khác của bài tập này là đặt một ngón tay trên mỗi khớp thái dương hàm và thực hiện thả nửa hàm dưới xuống rồi đóng lại. Bạn có thể áp dụng bài tập này 6 lần/ngày.

2.3. Tập mở nguyên hàm

Tập mở nguyên hàm là bài tập hỗ trợ trong việc điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, thông qua việc giữ lưỡi trên vòm miệng, đặt một ngón tay lên khớp thái dương hàm và một ngón tay khác trên cằm. Sau đó, thả hàm dưới của bạn xuống và lên. Không những thế, bài tập này còn có một cách khác là đặt một ngón tay trên mỗi khớp thái dương hàm, khi bạn thả lỏng hoàn toàn hàm dưới và lưng.

2.4. Chống mở miệng

Đặt ngón tay cái dưới cằm của bạn. Mở miệng từ từ và đẩy nhẹ cằm để có thể chống cự. Giữ từ ba đến sáu giây, rồi từ từ ngậm miệng lại.

Tham khảo một số bài tập hữu ích cải thiện tình trạng bệnh

Tham khảo một số bài tập hữu ích cải thiện tình trạng bệnh (Nguồn: sovanightguard.com)

2.5. Chống miệng

Siết cằm bằng ngón trỏ và ngón tay cái của bạn bằng một tay. Ngậm miệng và mở ra khi bạn đáng siết cằm. Bài tập này sẽ giúp tăng cường cơ bắp và giúp bạn nhai dễ hơn.

2.6. Bài tập cong lưỡi lên

Trong phác đồ điều trị rối loạn cơ khớp thái dương hàm với các bài tập, người bệnh có thể thực hiện bài tập cong lưỡi lên. Dùng lưỡi chạm vào vòm miệng, từ từ mở và ngậm miệng lại

2.7. Bài tập “Chin tucks” (bài tập đẩy cằm)

Đưa vai ra sau và nâng ngực lên, kéo cằm thẳng ra sau để tạo cằm đôi. Giữ trong ba giây và lặp lại 10 lần.

2.8. Chuyển động hàm bên

Đặt một vật có kích thước khoảng 0,5cm giữa các răng cửa của hàm dưới và hàm trên, sau đó từ từ di chuyển hàm của bạn từ bên này sang bên kia. Khi bài tập trở nên dễ dàng hơn, hãy tăng độ dày của vật thể giữa các răng của bạn bằng cách xếp chồng chúng lên nhau.

2.9. Bài tập chuyển động hàm

Tương tự, đặt một vật khoảng 0,5cm giữa răng cửa của bạn. Thực hiện di chuyển hàm dưới của bạn về phía trước để răng dưới của bạn ở phía trước răng trên. Khi bài tập trở nên dễ dàng hơn, hãy tăng độ dày của vật giữa răng của bạn.

Thường xuyên luyện tập cơ hàm để mau khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường

Thường xuyên luyện tập cơ hàm để mau khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường (Nguồn: healthline.com)

Thông qua những cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm trên đây, hy vọng giúp bạn đọc gom góp cho mình được các kiến thức hữu ích cho bản thân, từ đó chữa bệnh được hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua các gói dịch vụ khám chuyên khoa tổng quát, đặc biệt là bộ phận xương khớp để có thể theo dõi trạng thái bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.