Hội chứng truyền máu song thai là gì, xảy ra tuần mấy, các biểu hiện

Truyền máu song thai là hội chứng phổ biến thường gặp ở những cặp song sinh và đa thai hiện nay. Vậy hội chứng truyền máu song thai có nguy hiểm không, biểu hiện và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai (Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là hiện tượng thường xảy ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng và đa thai do mạch máu của nhau thai liên kết và chia sẻ cho nhau. Hội chứng này khiến cho 2 bào thai phát triển không tương đồng. Một bào thai nhận được nhiều máu hơn trong khi bào thai còn lại nhận được lượng máu ít và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của cả hai thai nhi và cả người mẹ.

Truyền máu song thai thường dễ xảy ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng

Truyền máu song thai thường dễ xảy ra ở những cặp sinh đôi cùng trứng (Nguồn: conlatatca.vn)

2. Bà bầu nào có nguy cơ truyền máu song thai cao?

Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai ở bà bầu chiếm khoảng 10-17% và thường gặp ở những bà mẹ mang thai song sinh cùng trứng và đa thai có 1 bánh rau. Ngoài ra nhiều người còn thắc mắc truyền máu song thai thường xảy ra tuần thứ mấy? Truyền máu song thai cấp tính thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, trong khi đó tình trạng mãn tính lại xảy ra sớm hơn trong khoảng từ tuần 12 đến tuần thứ 26 thai kỳ. Chính vì thế bà bầu cần thường xuyên đi siêu âm và khám sức khỏe khi thai 26 tuần tuổi để phát hiện sớm những tình huống không tốt có thể xảy ra với thai nhi.

3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng truyền máu song thai

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể là do thụ tinh trong ống nghiệm hoặc do bánh rau trong mạch máu có những bất thường gây nên. Ngoài ra hội chứng này còn có thể xảy ra do máu truyền đến hai bào thai không đồng đều nhau. Hiện nay các nguyên nhân dẫn đến hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên truyền máu song thai hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chủng tộc, độ tuổi,…

4. Các giai đoạn truyền máu song thai

Truyền máu song thai được chia thành 5 giai đoạn tương ứng với 5 mức độ của bệnh bao gồm 3 mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ 5 là mức độ nặng nhất. Sự phân chia mức độ bệnh phụ thuộc vào kết quả siêu âm, tình trạng bệnh lý về tim của thai nhi để kết luận mức độ.

Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh khác nhau mà các phương pháp điều trị cũng khác nhau. Nếu hội chứng ở mức độ nhẹ thì cách tốt nhất là mẹ bầu nên đi siêu âm và khám thai thường xuyên hơn, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp. Ngược lại đối với những trường hợp bệnh nặng, cần đến sự can thiệp của phẫu thuật như chọc dịch ối, phẫu thuật bằng laser,… Một số trường hợp bác sĩ buộc phải tiến hành hủy thai chọn lọc. Ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có từng phương pháp điều trị khác nhau.

5. Biểu hiện của truyền máu song thai

5.1. Các triệu chứng thường gặp ở mẹ

Khi mang thai song sinh mắc chứng truyền máu song thai người mẹ thường mắc phải những triệu chứng như đau và co thắt bụng, tử cung phát triển nhanh và có kích thước lớn, tình trạng tăng cân thiếu kiểm soát, tay và chân bị sưng phù ngay ở những tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu còn luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu và huyết áp tăng cao,…Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có thể có những biểu hiện mắc bệnh khác nhau. Do đó trong quá trình mang thai nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường vào về sức khỏe các mẹ cũng cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

5.2. Các biểu hiện ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh mắc hội chứng truyền máu song thai thì biểu hiện thường thấy nhất chính là sự chênh lệch về cân nặng. Đối với trẻ sơ sinh được nhận nhiều máu sẽ có cân nặng lớn hơn, da đỏ và huyết áp thường cao hơn. Trong khi đó trẻ sơ sinh cho máu thường có cân nặng nhẹ hơn rõ, da xanh xao và cơ thể bé thường yếu hơn do không được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng từ mẹ trong giai đoạn thai kỳ.

5.3. Các phương pháp kiểm tra chẩn đoán chính xác

Có nhiều phương pháp kiểm tra chẩn đoán chính xác chứng truyền máu song thai được các bác sĩ áp dụng như siêu âm, thông qua nghe tim thai, chọc dò dịch ối,… Trong đó phương pháp siêu âm được áp dụng nhiều nhất. Do đó trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là mang thai song sinh và đa thai các mẹ nên thường xuyên đi siêu âm để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé cũng như kịp thời xử lý những tình huống không may có thể xảy ra.

Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong giai đoạn thai kỳ cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời

Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong giai đoạn thai kỳ cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời (Nguồn: Useful.com)

6. Các biến chứng nguy hiểm của truyền máu song thai

6.1. Tiên lượng tử vong rất xấu cho cả 2 thai

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của chứng truyền máu song thai chính là tình trạng tử vong cao. Trong trường hợp bệnh phát triển thì tiên lượng tử vong rất xấu cho cả 2 thai nhi và tỉ lệ tử vong trong tử cung có tỉ lệ cao lên tới trên 60%. Những trường hợp thai nhi sống sót có thể gặp phải những biến chứng không tốt sau sinh. Mức độ nguy hiểm của hội chứng này còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi, tuổi thai càng thấp thì nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm càng cao.

6.2. Sinh non

Những trường hợp mang thai mắc hội chứng truyền máu song thai ở mức độ nhẹ có thể dẫn tới tình trạng sinh non. Trong trường hợp sinh non các bé cần được chăm sóc một cách đặc biệt nếu không sẽ rất dễ mắc phải biến chứng hoặc tử vong sau khi sinh.

6.3. Biến chứng nặng nề cho thai nhi về sau

Thai nhi mắc hội chứng này cũng có nguy cơ mắc phải nhiều biến chứng nặng nề sau khi sinh. Đối với thai nhi nhận có thể mắc các chứng bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp cao,… Trong khi đó ở thai nhi cho lại có thể mắc phải các chứng bệnh thiếu máu, suy tim,…

Sinh non là một trong những biến chứng thường gặp khi mắc hội chứng này

Sinh non là một trong những biến chứng thường gặp khi mắc hội chứng này (Nguồn: utemshop.r.worldssl.net)

7. Hội chứng truyền máu song thai có thể được điều trị không?

Truyền máu song thai có điều trị được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ bạn chỉ cần thường xuyên thăm khám và siêu âm để theo dõi cũng như có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp là được. Trong khi đó đối với những trường hợp bệnh nặng hơn cần tiến hành chọc nước ối, phẫu thuật laser,….

7.1. Chọc nước ối

Chọc nước ối là một trong những phương pháp điều trị chứng truyền máu song thai đối với những trường hợp bệnh nặng. Bác sĩ sử dụng phương pháp này để làm giảm lượng dịch dư thừa và cải thiện lượng máu có trong nhau thai nhờ đó giảm thiểu nguy cơ sinh non. Phương pháp chọc nước ối được sử dụng khá phổ biến với khả năng thành công lên tới 60%.

7.2. Phẫu thuật laser

Phương pháp phẫu thuật laser được sử dụng trong trường hợp 1 trong 2 thai nhi đang gặp tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Phẫu thuật laser giúp các mạch máu không thể kết nối với nhau nhờ đó có thể cứu sống trẻ sơ sinh. Tỉ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật này cũng lên tới khoảng 60%.

7.3. Chủ động sinh

Đối với những trường hợp mắc hội chứng truyền máu song sinh mà các em bé trong bụng đã đủ lớn và có thể sống ngoài tử cung thì mẹ có thể chủ động sinh sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

7.4. Hủy thai chọn lọc

Hủy thai chọn lọc cũng là một trong những phương pháp điều trị chứng truyền máu song thai. Trong trường hợp tình trạng bệnh nặng, các bác sĩ có thể khuyên bạn hủy thai chọn lọc để đảm bảo an toàn cho mẹ và 1 thai nhi còn lại.

7.5. Laser đốt mạch giữa 2 thai

Sử dụng laser để đốt mạch máu kết nối giữa hai thai cũng là một trong những phương pháp điều trị truyền máu song thai được các bác sĩ áp dụng hiện nay.

Khám thai định kỳ và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là điều các mẹ bầu nên làm

Khám thai định kỳ và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là điều các mẹ bầu nên làm (Nguồn: cloudfront.net)

8. Ngăn ngừa truyền máu song thai cho mẹ bầu

Để ngăn ngừa hội chứng này có thể xảy ra các mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ, đặc biệt khi mang thai song sinh các mẹ nên đi siêu âm nhiều hơn và nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ sinh hoạt, ăn uống để sức khỏe của mẹ và bé luôn được đảm bảo. Ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất mẹ nên tiến làm làm xét nghiệm để chẩn đoán sớm và chính xác tình trạng của thai kỳ. Không nên chủ quan cũng như không tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian, mẹo, mê tín…. nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Trong những trường hợp bệnh nặng cần nhập viện ngay để có thể điều trị kịp thời.

Thai phụ mang thai song sinh cần nghỉ ngơi nhiều và đặc biệt cần được chăm sóc một cách đặc biệt. Bổ sung những món ăn tốt cho bà bầu hay những loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, axit folic,… hạn chế ăn đồ chiên nóng hoặc những thực phẩm có chứa nhiều đường. Đặc biệt, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bạn cũng nên tham khảo 20 cách vượt qua stress khi mang thai để giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhất.

Ở những tháng cuối thai kỳ mẹ không nên vận động mạnh, đặc biệt trong trường hợp mắc hội chứng này các mẹ có thể nhập viện hoặc chuyển chỗ ở tới gần bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để có thể điều trị kịp thời trong những trường hợp nguy hiểm.

Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, chính vì thế các mẹ hãy tự chăm sóc bản thân mình và con thật tốt ngay từ khi mang thai những ngày đầu bằng cách đăng ký gói khám thai trọn gói tại Vinmec. Đây là một trong những bệnh viện cao cấp cung cấp các gói khám thai, chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trước và sau sinh chất lượng tốt giúp mẹ có thể yên tâm trong thai kỳ của mình, tránh hội chứng truyền máu song thai. Việc sử dụng, chọn các gói khám thai trọn gói Vinmec lợi ích toàn diện cũng giúp mẹ theo dõi sức khỏe được thường xuyên hơn, cũng như được các bác sĩ tư vấn về chế độ sinh hoạt, ăn uống để giúp thai nhi phát triển tốt nhất.