Hội chứng truyền máu song thai là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Hội chứng truyền máu song thai là rối loạn khá nghiêm trọng vì sự bất thường ở bánh nhau. Xuất hiện những triệu chứng nào để mẹ bầu dễ dàng nhận biết và có cách điều trị kịp thời và hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết về hội chứng này qua bài viết sau nhé!

1. Hội chứng truyền máu song thai là gì?

1.1. Hội chứng truyền máu song thai

Hội chứng này chỉ xảy ra với phụ nữ mang thai song sinh cùng trứng và hai đứa trẻ chia sẻ cùng một bánh nhau để tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ. Đây là một dạng rối loạn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hai thai nhi. Hội chứng truyền máu song thai xảy ra khi việc phân phối máu giữa hai trẻ không đồng đều, các mạch máu liên kết với nhau dẫn đến một trẻ chỉ truyền máu đi gây thiếu ối và trẻ còn lại nhận được lượng máu quá nhiều gây phù hoặc suy tim. Tỉ lệ gặp phải hội chứng này khá thấp, tuy nhiên khi đã mắc phải nếu không điều trị thì khả năng thai chết lưu rất cao, từ 90% trở lên.

Hội chứng truyền máu song thai chỉ xảy ra ở phụ nữ mang song sinh cùng trứng (Nguồn: conlatatca.vn)

1.2. Nguyên nhân hội chứng truyền máu song thai

Khi mẹ bầu mang đa thai và chỉ có một bánh nhau để truyền máu đến thai nhi, khiến một trẻ phải nhận máu thông qua trẻ còn lại, từ đó xuất hiện những bất thường ở các mạch máu tại bánh nhau, gây ra hội chứng truyền máu song thai ở mẹ bầu. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng hội chứng này.

1.3. Triệu chứng hội chứng truyền máu song thai

Việc áp dụng các phương pháp sàng lọc giúp chẩn đoán dị tật của thai nhi giúp mẹ có cơ sở phù hợp để can thiệp ngay trước cả các triệu chứng thông thường. Cụ thể hơn, thông qua một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh, mẹ bầu có thể phát hiện hội chứng truyền máu song thai ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu mang song thai nên thận trọng với các triệu chứng sau đây để phát hiện và kịp thời điều trị hội chứng này:

Lượng máu không đồng đều ở hai bào thai dễ gây ra tình trạng một bên thiếu ối, một bên đa ối khiến mẹ bầu cảm giác tử cung lớn nhanh và lớn hơn so với kỳ hạn thông thường. Kích thước và trọng lượng hai thai nhi không cân bằng, thay đổi bất thường có thể khiến mẹ tăng bất ngờ về cân nặng cơ thể. Ngoài ra, nếu mẹ bầu cảm thấy đau thắt ở bụng hoặc co thắt, mẹ nên đến gặp bác sĩ để siêu âm và nhận chẩn đoán kịp thời.

Phù chân, tay thường xảy ra ở các tháng cuối kỳ như một dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết việc sắp sinh. Nhưng khi cảm thấy chân, tay bị sưng phù ở thời kỳ đầu, mẹ mang song thai nên cân nhắc về triệu chứng hội chứng truyền máu song thai. Bởi hội chứng này đặc biệt nguy hiểm cho thai nhi ở các tuần đầu thai kỳ.

Tùy vào thể trạng của mỗi người, các triệu chứng có thể xuất hiệu khác nhau nên mẹ bầu hãy đảm bảo khám và theo dõi thai đôi định kỳ từ các bệnh viện uy tín để tránh các biến chứng và nguy hiểm cho con.

Cảm thấy đau bụng co thắt cũng là một triệu chứng của hội chứng truyền máu song thai (Nguồn: mekheochamcon.com)

2. Điều trị hội chứng truyền máu song thai

2.1. Phương pháp chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai

Siêu âm thai kỳ giúp chẩn đoán hội chứng này dựa vào lượng ối của mỗi thai nhi. Mẹ mang song thai nên siêu âm mỗi tuần để theo dõi và phòng ngừa hội chứng, đặc biệt khi thai được 16 tuần tuổi trở về sau. Khám thai thường xuyên và đúng lịch rất quan trọng bởi nếu hai thai nhi chỉ có một bánh nhau để dùng chung, bác sĩ có thể phát hiện kịp thời và thực hiện sàng lọc trước sinh.

Siêu âm thai kỳ là phương pháp phổ biến để chẩn đoán hội chứng này (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)

2.2. Phương pháp điều trị

Tùy vào mức độ và giai đoạn của hội chứng truyền máu song thai mà có phương pháp điều trị thích hợp cho ba mẹ con.

Khi tình trạng mẹ không quá nghiêm trọng, mẹ bầu có thể nằm nghỉ ngơi với tư thế phù hợp kết hợp siêu âm theo dõi đều đặn giúp mẹ kiểm soát hội chứng tốt hơn. Chuẩn bị cho mình chiếc gối thoải mái và phù hợp cho bà bầu, nằm ngang hoặc nghiêng một bên để làm giảm áp lực xuống tử cung. Khi ngủ mẹ có thể nằm ngửa để cải thiện lưu lượng máu cho tử cung và thận. Bởi tử cung là nơi chứa bánh nhau bất thường khi xuất hiện hội chứng truyền máu song thai và thận giúp điều hòa lượng ối dư thừa của trẻ nhận.

Bác sĩ sẽ dùng chọc ối để giảm lượng dịch thừa, cải thiện máu cho những trường hợp bị nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật laser cũng có thể được xem là tối ưu đặc biệt ở tuần thai 16 – 26, sử dụng để ngăn chặn sự liên kết giữa các mạch máu.

Chế độ dinh dưỡng tác động khá lớn trong quá trình điều trị hội chứng này ở mẹ bầu. Cơ thể mẹ bị thiếu máu hoặc đạm gây ảnh hưởng đến thai nhi, thường gặp ở giai đoạn giữa thai kỳ. Các loại thực phẩm bổ sung sắt giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu cũng là một lựa chọn phù hợp để mẹ có thể tự điều trị tại nhà.

Lựa chọn thực phẩm bổ sung nhiều sắt để điều trị hiệu quả tại nhà (Nguồn: conlatatca.vn)

Hội chứng truyền máu song thai là dạng hội chứng khá nguy hiểm cần được theo dõi đều đặn và can thiệp kịp thời. Từ tuần thai thứ 16, mẹ bầu mang song thai nên theo dõi chặt chẽ và siêu âm Doppler màu 2 tuần/ một lần để đảm bảo sức khỏe cả ba mẹ con.