Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp


Đây là một bệnh lý về tiêu hóa khá thường gặp, gây nên những khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần hiểu rõ hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiên trì tuân theo một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

Bàn ren

1. Hội chứng ruột kích thích và chế độ ăn uống

Còn được biết đến với cái tên khác là đại tràng co thắt, Đây là bệnh phổ biến thuộc về dạ dày ruột. Người bệnh sẽ có hiện tượng rối loạn chức năng ruột trong một khoảng thời gian nhất định.

Mặc dù không gây tổn thương như viêm loét ruột, nhưng nó lại khiến cuộc sống của bệnh nhân trở nên khá bất tiện, ảnh hưởng tới công việc. Hội chứng ruột kích thích có 4 nhóm chính: Hay táo bón, hay tiêu chảy, không hay tiêu chảy cũng như táo bón, vừa tiêu chảy vừa táo bón.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hội chứng tiêu hóa này. Có thể do: ruột nhạy cảm với sự căng duỗi ruột, tăng phản xạ dạ dày ruột, không dung nạp thực phẩm, nghề nghiệp ảnh hưởng đến đường ruột, xáo trộn tâm lý,…

Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như uống nhiều rượu bia, stress kéo dài, ngủ nghỉ không điều độ, dùng chất kích thích, điều trị kháng sinh. Nhìn chung, các bệnh về đường tiêu hóa phần lớn xuất phát từ chế độ ăn chưa đúng cách và khoa học. Vì vậy, để cải thiện hội chứng bệnh này, cách đầu tiên và tốt nhất đó là thay đổi thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh hơn.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp

Hội chứng ruột kích thích gây cho người bệnh những đau đớn, khó chịu (nguồn: scientificanimations.com)

2. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Người mắc hội chứng này nên ăn theo chế độ FODMAP (oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols). Đây là các loại carbohydrate kém hấp thu vào ruột, có thể gây viêm đường tiêu hóa. Người mắc chứng này nên có chế độ ăn FODMAP thấp. Nên ăn các chất tốt cho hệ tiêu hóa như chất xơ, omega-3, vitamin. Tránh ăn các đồ ăn khó tiêu, gây đầy bụng, kích thích dạ dày ruột.

2.2. Thịt nạc

Lí do bạn nên ăn thịt nạc đó là bởi trong thịt nạc có ít chất béo, nhiều protein nên dễ tiêu hóa. Giúp ổn định lại hệ vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ không có cảm giác sình bụng, khó chịu. Một số loại thịt mà bạn thể lựa chọn: thịt heo nạc, thăn bò, ức gà, thịt nguội,… Bạn nên mua thịt sạch, tươi và có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhé.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp

Người mắc chứng ruột kích thích nên chọn các loại thịt nạc. (Nguồn: gallowayfamilybutchers.co.uk)

2.3. Cá béo và hải sản

Để chống lại tình trạng viêm nhiễm – nguyên nhân khiến bệnh nhân hội chứng ruột kích thích bị đau và khó chịu, nên cung cấp thêm cá và hải sản tươi ngon chứa nhiều axit béo omega-3. Bạn nên lựa chọn ăn các loại các béo như: cá trích, cá mòi, cá thu, cá cơm, cá hồi,…

2.4. Rau

Rau cung cấp chất xơ, một chất không thể thiếu đối với hệ tiêu hóa. Một số loại rau củ organic tươi ngon giúp giảm triệu chứng khó chịu của người mắc chứng này đó là: bông cải xanh, ớt chuông, măng, rau diếp, cải bó xôi, cà tím, cà rốt, bí đao, củ cải, cà chua, thì là, bắp cải. Nên chọn thêm các loại rau dễ tiêu hóa, dễ chịu đường ruột.

2.5. Các loại trái cây

Bạn cũng nên thêm một lượng trái cây phù hợp trong chế độ ăn của mình. Một số loại trái cây phù hợp như: dưa hấu, bơ (1/8 quả/ngày), chuối (1 quả/ngày), đu đủ, trái cây họ cam quýt, nho, dâu, dứa, các loại hạt (10 hạt/ngày). Bạn nên ăn đúng lượng, không ăn quá, bởi có một số loại trái cây có thể gây nóng trong, đầy bụng, khó tiêu, không phù hợp với người mắc chứng bệnh tiêu hóa.

2.6. Tinh bột nguyên cám

Tinh bột nguyên cám chuyển hóa chậm, với carbohydrate tốt. Một số loại tinh bột được xếp vào mục thực phẩm FODMAP thấp bạn có thể ăn như: bánh mì không gluten, hạt quinoa, gạo lứt nguyên cám, bỏng ngô, khoai tây, bánh tortilla. Ngoài ra, các tinh bột này còn giữ được nhiều chất xơ cũng như vitamin nhóm B, tốt cho hệ tiêu hóa.

3. Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì

3.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Không chỉ quan tâm tới việc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, chúng ta cũng nên quan tâm các thực phẩm cần tránh ăn. Các thực phẩm chiên rán rất dễ gây kích thích ruột và dẫn tới tiêu chảy. Bên cạnh đó, dầu mỡ khá khó tiêu khi đi vào hệ tiêu hóa, khiến bạn dễ bị đầy bụng, khó chịu. Mặc dù các món này thường ngon miệng và hấp dẫn nhưng không tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân nên tránh các món này.

3.2. Sữa, thực phẩm nhiều đường

Trong sữa có khá nhiều chất béo, khiến đầy hơi và đau đối với những người bệnh. Vì vậy nên hạn chế việc uống sữa hay các sản phẩm nhiều đường. Bạn nên lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc không có chất béo, sử dụng trong lượng cho phép.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp

Tránh ăn các thực phẩm sữa béo và thực phẩm chứa nhiều đường. (Nguồn: amazonaws.com)

3.3. Trái cây nhiều axit

Trái cây khá tốt đối với người mắc hội chứng tiêu hóa này, tuy nhiên bạn hãy lựa chọn sao cho phù hợp. Ở một số hoa quả có nhiều chất xơ không hòa tan và axit gây ảnh hưởng tới ruột mà bạn nên hạn chế ăn như: táo, đào, lê, quả mọng. Không nên ăn các quả quá chua.

3.4. Các loại rau đầy hơi

Một số loại rau củ như tỏi, hành tây, bông cải xanh không nên ăn quá nhiều. Nó khá gây đầy hơi và khó chịu cho người bệnh. Nên ăn mức độ vừa phải. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn các loại đậu, đặc biệt là đậu đen. Trong đậu có hàm lượng protein cao, nếu ăn quá nhiều, dễ gây chướng bụng, chuột rút và đầy hơi.

3.5. Các loại gia vị cay nóng

Đây là các món không tốt cho dạ dày và ruột. Những người bệnh nên kiêng để tránh tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt các gia vị cay và nóng như hạt tiêu, ớt khiến niêm mạc ruột bị kích thích, gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.

3.6. Rượu, bia, cà phê

Cafein gây ra nhiều các kích thích không tốt cho hệ tiêu hóa. Nó sẽ khiến bạn trở nên lợi tiểu, nhưng sau đó là tình trạng mất nước trầm trọng. Chất này có khá nhiều trong đồ uống có cần, trà, cà phê, đặc biệt trong đó là rượu, có thể gây mất nước nặng do triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, người bị hội chứng ruột kích thích nên hạn chế uống các loại đồ uống có cồn, kích thích.

4. Thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích

4.1. Thực đơn FODMAP thấp dành cho người hội chứng ruột kích thích

Đây là thực đơn ăn được nghiên cứu và phát triển từ Đại học Monash. Để giải đáp nỗi băn khoăn hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, ông Peter Gibson (trưởng nhóm nghiên cứu) đã chứng minh rằng, chế độ ăn này có thể cải thiện tình trạng người mắc chứng bệnh này.

Bạn nên áp dụng chế độ ăn FODMAP để cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt hơn. Tuy nhiên, không phải mọi người đều đủ kì luật và kiên trì để tuân thủ chế độ này. Để cho ra được một thực đơn FODMAP chuẩn chỉnh cho tình trạng cơ thể, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Về các loại tinh bột bạn có thể ăn: khoai tây, quinoa, gạo nâu, bỏng ngô, bánh mì nguyên cám

Chất béo: đậu phộng, óc chó, hạt, dầu,… Cá: tôm, cua, cá ngừ, cá hồi, tôm hùm… Thịt: bò, gà, lợn, thịt nguội.. Hoa quả bạn nên ăn những quả như: dâu tây, kiwi, nho, việt quất,…

4.2. Một số món ăn FODMAP cao hội chứng ruột kích thích cần tránh

Có một số thực phẩm FODMAP cao không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ gây viêm đường tiêu hóa mà bạn cần tránh. Bạn không nên ăn các tinh bột như: đậu lăng, lúa mì, đỗ, muffins, mì ống, bánh ngọt.

Một số chất béo không tốt cho người bệnh từ: hạt điều, hạnh nhân, quả bơ, hạt dẻ cười cần tránh xa. Bạn nên tránh các loại cá, thịt có tẩm bột hay sốt hành tỏi. Một số trái cây và ray cấm kỵ như: dưa hấu, chà là, bơ, mận, đào, hành tây, tỏi, đậu đen, nấm, hành lá bạn cũng nên chú ý kiêng ăn.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp

Lựa chọn chế độ FODMAP Diet để cải thiện tình trạng chứng ruột kích thích. (Nguồn: nutritionstripped.com)

5. Lưu ý khi ăn uống dành cho người hội chứng ruột kích thích

5.1. Chọn thực phẩm nguồn gốc organic

Nên chọn thực phẩm organic tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ, cải thiện sức khỏe mỗi ngày. Nếu bạn đã chọn đúng thực phẩm, nhưng lại chưa đảm bảo về độ vệ sinh, an toàn thì sẽ khó có thể cải thiện bệnh tình. Thậm chí bệnh sẽ nặng hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã biết tới các địa chỉ uy tín và giá thành các sản phẩm organic chất lượng để lên thực đơn phù hợp cho mình.

5.2. Ăn uống đúng cách, đúng bữa

Nên sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, để tránh việc rối loạn hệ tiêu hóa. Việc ăn uống không có giờ giấc, sẽ khiến đường tiêu hóa của bạn không làm việc hiệu quả, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Đồng thời, bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Khi bạn bỏ bữa, sẽ tạo khoảng trống trong dạ dày và ruột, không khí đi vào hệ tiêu hóa, gây cảm giác đầy hơi, căng tức bụng. Khi ăn, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Đặc biệt nên uống nhiều nước. Không nên uống các đồ ngọt, có ga.

5.3. Tránh xa stress, căng thẳng

Cần tự tạo các thói quen tốt để thay đổi bản thân từ cơ thể đến tinh thần. Điều này giúp bạn đối mặt với các cơn stress dễ dàng hơn. Bạn có thể giảm stress bằng biện pháp tâm lý trị liệu với một số loại thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các bài tập đơn giản giúp giảm stress, thư giãn nhanh chóng bằng việc thả lỏng cơ thể.

5.4. Lối sống khoa học

Nên tạo kỉ luật cho bản thân, từ chế độ ăn uống, luyện tập và đời sống tinh thần lành mạnh. Nên làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp sức khỏe được cải thiện, tâm trí được thư thái, sảng khoái. Hệ miễn dịch của bạn được nâng cao, các triệu chứng bệnh được kiểm soát. Từ đó cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ tốt với người hội chứng kích thích ruột mà còn với tất cả mọi người nói chung.

5.5. Kết hợp với luyện tập thể dục

Đây là biện pháp tốt cho người táo bón. Tập luyện thể thao giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Kích thích co thắt bình thường của cơ ruột. Ngoài ra, khi thường xuyên vận động, máy sẽ được lưu thông trên toàn bộ cơ thể tốt hơn. Không những thế còn giúp tinh thần sảng khoái, giảm trầm cảm.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn phù hợp

Người mắc chứng ruột kích thích nên vận động, tập thể dục hằng ngày (nguồn: amazonaws.com)

Trên đây là các gợi ý về thực đơn siêu lành mạnh trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích nên ăn gì. Chế độ ăn đúng cách chính là chiếc chìa khóa để bạn đẩy lùi được các chứng bệnh tiêu hóa này. Còn chần chừ gì, hãy lên thực đơn hôm nay với việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon, an toàn cho sức khỏe tại Adayroi nhé!