Hội chứng ruột kích thích diễn ra phổ biến ở Việt Nam đặc biệt ở các đối tượng có chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên căng thẳng. Dưới đây là các thông tin bổ ích giúp bạn phòng ngừa cũng như có cách điều trị hiệu quả.
1. Hội chứng ruột kích thích là gì
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là hội chứng phổ biến gây tác động trực tiếp tới ruột già, ảnh hưởng đến chức năng của ruột dẫn đến các dấu hiệu dễ nhận biết như chuột rút, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai.
IBS còn được gọi bởi các tên gọi khác như viêm đại tràng chức năng, có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng mãn tính trong một thời gian dài. Ngoài ra viêm đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích cũng gây ra các triệu chứng tương tự nhau.
Tìm hiểu về bệnh ruột kích thích (Nguồn: indiatimes.com)
2. Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Hầu như không có chính xác một nguyên nhân hội chứng ruột kích thích nào mà nó là hệ quả của một vài tác động từ cơ thể bạn khiến dạ dày không thể hoạt động ổn định.
2.1. Stress
Hầu hết những người bị IBS đều trải qua các dấu hiệu và triệu chứng bệnh trầm trọng hoặc các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn trong thời gian căng thẳng gia tăng.
2.2. Thực phẩm
Nhiều người bắt đầu có triệu chứng của IBS hoặc các dấu hiệu bệnh trầm trọng hơn khi họ ăn hoặc uống một số loại thực phẩm đặc biệt như lúa mì, các sản phẩm từ sữa, trái cây rau củ họ cam quýt, đậu, bắp cải, sữa và đồ uống có ga.
2.3. Di truyền
Theo một số nghiên cứu yếu tố di truyền cũng có thể khiến bạn gia tăng khả năng mắc hội chứng IBS. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân cốt lõi sinh bệnh, nó chỉ tác động và kết hợp với các yếu tố khác làm tiền tố phát sinh.
2.4. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thành phần của thuốc dị ứng với ruột khiến chúng bị thay đổi một số chức năng. Trước khi dùng thuốc bạn cần đọc kỹ thành phần hoặc tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
2.5. Các rối loạn khác (lợi khuẩn, hocmon)
Hocmon ảnh hưởng khá lớn tạo nên tỷ lệ mắc hội chứng IBS tại Việt Nam, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân lớn gây IBS thể hiện ở tỷ lệ phụ nữ mắc cao hơn nam giới. Nhiều phụ nữ thấy rằng các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những điều kiêng kỵ cần tránh khi mắc chứng ruột kích thích (Nguồn: explus.vn)
3. Triệu chứng ruột kích thích
Không có nhiều người rơi vào tình trạng quá nghiêm trọng mà có thể khắc phục để thuyên giảm nhanh bằng cách quản lý tốt hơn chế độ ăn uống cũng như cân bằng tâm lý. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể được điều trị bằng thuốc và nhận tư vấn từ bác sĩ.
3.1. Triệu chứng liên quan đến tiêu hóa
Dấu hiệu phổ biến nhất của IBS bao gồm đau bụng, chuột rút hoặc đầy hơi. Một số người gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, thậm chí hai dấu hiệu này đan xen nhau khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi.
3.2. Triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác không thể bỏ qua khi bị IBS đó là các dấu hiệu nghiêm trọng bao gồm nhanh chóng giảm cân, nhức đầu, hen phế quản, khó thở chảy máu trực tràng, nôn, khó nuốt….
Cách điều trị hội chứng ruột kích thích (Nguồn: hellobacsi.com)
4. Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không
Nếu bạn đang có các triệu chứng ruột kích thích phải làm sao? Bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu, nếu quá đau, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục cần đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời. IBS là hội chứng không quá nguy hiểm, lành tính nhưng không dễ chữa trị dứt điểm trong thời gian ngắn.
5. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích như thế nào
Việc chẩn đoán hội chứng IBS được thực hiện theo quy trình đi từ xác định các triệu chứng đường tiêu hóa, ngoài đường tiêu hóa, phân loại hội chứng và chẩn đoán phân biệt.
Hội chứng ruột kích thích là gì (Nguồn: healthplus.vn)
6. Điều trị hội chứng ruột kích thích
6.1. Có thể điều trị ruột kích thích không
Hội chứng ruột kích thích có thể mất đi sau quá trình điều trị nhưng vẫn có thể tái phát nếu bệnh nhân không có chế độ chăm sóc tốt. Hiện tại chưa có biện pháp nào có thể trị bệnh nhanh và dứt điểm nên để khắc phục tình trạng bệnh cần bám sát liệu pháp của bác sĩ.
Kết hợp điều trị tâm lý, có chế độ ăn khoa học như bổ sung các loại trái cây tươi ngon, rau củ quả sạch giàu chất dinh dưỡng, uống thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.
6.2. Các phương pháp điều trị ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích kéo dài bao lâu còn phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Một số phương pháp phổ biến được các bác sĩ giới thiệu là sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu hóa, thuốc lợi khuẩn, thực phẩm bổ sung lợi khuẩn, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường thể thao và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
Người bệnh nên đến ngay các cơ quan y tế để kiểm tra khi có các dấu hiệu nặng (Nguồn: healthylifeinsider.com)
7. Phòng ngừa bệnh hội chứng ruột kích thích
Để phòng ngừa hội chứng này, bạn cần có các chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn. Việc bổ sung rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ giúp đường ruột luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Ngoài ra bạn cũng cần tránh xa các thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh như rượu, bia, cà phê, các chất kích thích khác để bảo vệ cơ thể khỏi hội chứng này nhé.
Rau của quả là thực phẩm giúp hạn chế kích thích đường ruột (Nguồn: cooky.vn)
Trên đây là những thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích mà Blog Adayroi muốn chia sẻ với bạn. Để bảo vệ sức khỏe, ngay từ lúc này hãy luôn chọn cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng, chế độ luyện tập thể dục thể thao tốt cùng việc tham gia kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để hiểu rõ hơn tình trạng bản thân.