Hội chứng rối loạn tiền đình là gì, có nguy hiểm không, dấu hiệu

Hội chứng rối loạn tiền đình gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi sau 30. Đây là hội chứng không quá nguy hiểm nhưng có thể gây những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe con người.

1. Hội chứng rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là bộ phận có nhiệm vụ giúp cơ thể duy trì cân bằng và khả năng kết hợp hoạt động giữa não bộ, mắt và thân mình. Tiền đình thuộc hệ thần kinh và khi chúng ta cử động sẽ tự nghiêng lắc theo nhằm giữ thế thăng bằng. Hội chứng rối loạn tiền đình khiến sự phối kết hợp giữa não và cơ thể mất kiểm soát giữa não bộ và cơ thể làm người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt. Căn bệnh này giai đoạn đầu không quá nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

2. Dấu hiệu của hội chứng rối loạn tiền đình

Khi hệ thống não bộ tổn thương do lão hóa, bệnh tật hay chấn thương là cơ hội cho chứng bệnh tiền đình xảy ra. Dấu hiệu của hội chứng tiền đình đầu tiên thường là cảm giác chóng mắt, choáng váng cũng như khả năng xác định không gian. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có cảm giác mất cân bằng và rối loạn thính giác. Tùy theo biểu hiện bệnh của hội chứng tiền đình mà các dấu hiệu sẽ khác nhau. Đa phần những đối tượng mắc hội chứng này thường có dấu hiệu kém tập trung, hay lo lắng và đôi khi lười biếng với công việc, học tập. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong cuộc sống hàng ngày tại trường học hay nơi làm việc ngay cả với những nhiệm vụ cần thực hiện mỗi ngày.

Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn tiền đình

Một số dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn tiền đình (nguồn: thuoctimmach.vn)

3. Tại sao bị rối loạn tiền đình?

Hội chứng tiền đình xảy ra có thể do bệnh nhân bị nhiễm virus, chấn thương đầu hay do rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến não bộ và tai trong. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể do tuổi tác. Tuổi càng cao khiến sức khỏe càng đi xuống và dễ mắc những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Rối loạn tiền đình có thể do yếu tố di truyền nhưng tỷ lệ này không nhiều.

Rối loạn tiền đình chủ yếu đến từ nguyên nhân thiếu máu não

Rối loạn tiền đình chủ yếu đến từ nguyên nhân thiếu máu não (Nguồn: benhhocmatngu.vn)

4. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Hội chứng rối loạn tiền đình thường xuất hiện trong vài ngày và tự hết nhưng có thể tái đi tái lại thường xuyên tùy giai đoạn bệnh. Triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn gây ra những tai nạn ngoài ý muốn như có thể gây chấn thương hay gãy tay, chân do người bệnh ngất xỉu, hoa mắt chóng mặt khi đang làm việc. Biến chứng đáng lo nhất của chứng bệnh về tiền đình là gây hiện tượng đột quỵ do thiếu máu não. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn nên đến khám chuyên khoa tại bệnh viện uy tín với bác sĩ giỏi và tìm ra phương hướng điều trị hợp lý.

5. Rối loạn tiền đình thường gặp ở lứa tuổi nào?

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy vậy, độ tuổi thường gặp nhất là người trưởng thành. Tuổi tác càng cao nguy cơ mắc hội chứng này càng lớn. Theo nghiên cứu hiện nay có khoảng gần 40% người ở độ tuổi từ 40 trở lên mắc hội chứng tiền đình.

6. Đối tượng nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình

Những đối tượng dễ mắc hội chứng tiền đình thường là nhóm người ở độ tuổi trung niên trên 30 tuổi. Thông thường, tuổi càng cao nguy cơ có các biểu hiện choáng váng, chóng mặt và cảm giác mất thăng bằng càng lớn. Đây là những dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tiền đình. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử bị chóng mặt thì cũng sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng này dù đang ở độ tuổi nào. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng tiền đình còn do yếu tố môi trường như làm việc trong điều kiện ồn ào, thời tiết khó chịu.

Thực tế cho thấy hội chứng này thường dễ xảy ra với các đối tượng làm việc văn phòng do ngồi nhiều, không có hoạt động thể chất dẫn tới tắc nghẽn động mạch, rối loạn tuần hoàn máu. Những cá nhân thường xuyên gặp phải căng thẳng trong công việc, gia đình cũng có khả năng mắc bệnh cao dù ở lứa tuổi hay giới tính nào. Học cách kiểm soát căng thẳng để vượt qua khủng hoảng tâm lý và giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiền đình.

Nữ giới thường dễ mắc chứng bệnh tiền đình

Nữ giới thường dễ mắc chứng bệnh tiền đình (Nguồn: kyna.vn)

7. Điều trị rối loạn tiền đình

7.1. Chẩn đoán

Dựa theo tiền sử bệnh và khám lâm sàng, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết quả chẩn đoán đánh giá chức năng tiền đình chính xác nhất. Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán hội chứng này là:

Điện ký rung giật nhãn cầu: Sử dụng những điện cực nhỏ gắn vào vùng da xung quanh mắt nhằm  đánh giá dấu hiệu tiền đình và một số vấn đề về hệ thần kinh.

Đo âm ốc tai: Xác định chức năng tiền đình đang hoạt động thế nào.

MRI: Phương pháp chụp cộng hưởng phát hiện u, tai biến hay những bất thường khác.

Xét nghiệm xoay vòng: Phương pháp nhằm đánh giá chính xác sự phối hợp giữa mắt và tai trong.

7.2. Điều trị

Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý phù hợp với từng bệnh nhân có thể chỉ cần thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc nặng hơn là phẫu thuật.

Liệu trình hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiền đình: Áp dụng những bài tập phối hợp giữa đầu óc, mắt và cơ thể. Thông thường những bài tập này được thiết kế riêng nhằm rèn luyện não bộ giúp xử lý và phối hợp tốt nhất với cơ thể.

Tập thể dục: Bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tiền đình cần có bài tập chuyên biệt theo từng giai đoạn nhằm cải thiện, phục hồi chức năng. Ngoài ra, bạn có thể tập những bài tập thể dục giúp giảm căng thẳng, thả lỏng cơ thể để cải thiện tuần hoàn máu hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Chú ý chọn mua thực phẩm tươi sạch, qua kiểm định rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Sử dụng thuốc: Hội chứng rối loạn tiền đình có thể cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp sẽ được bác sĩ chỉ định khi những phương pháp  kể trên không hiệu quả và tình trạng bệnh có chiều hướng chuyển biến xấu thì phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định.

Các thói quen hàng ngày trong sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Kiểm soát những triệu chứng rối loạn tiền đình giai đoạn đầu bằng cách hạn chế sử dụng điện thoại, làm việc khi di chuyển trên xe, tránh nghe nhạc âm thanh lớn, tăng cường vận động và tìm kiếm những niềm vui mới trong cuộc sống. Ngoài ra, nếu nguyên nhân của hội chứng tiền đình đến từ việc nhạy cảm với ánh sáng bạn nên che chắn kỹ bằng kính mát, đội mũ khi ra ngoài.

Chọn bệnh viện uy tín khám tiền đình sớm nhất ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh 

Chọn bệnh viện uy tín khám tiền đình sớm nhất ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bệnh (Nguồn: hellobacsi.com)

Trên đây những thông tin chi tiết về tất cả các vấn đề xoay quanh hội chứng rối loạn tiền đình. Tuy vậy, những thông tin này không thể thay thế những tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên môn. Bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và hỏi ý kiến bác sĩ nhằm có phác đồ điều trị phù hợp nhất với bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo gói xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh lý tiền đình tại Vinmec nhằm hỗ trợ điều trị bệnh và giảm căng thẳng hiệu quả.