Hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn xảy ra thường xuyên là biểu hiện của tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này và cách điều trị phù hợp.
1. Hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn có nguy hiểm không?
Hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Bệnh phổ biến ở hầu hết mọi người với một vài lần trong đời. Tuy nhiên, dấu hiệu trên diễn ra thường xuyên với tần suất liên tục có thể là báo động tình trạng bệnh lý cơ thể. Bệnh có biểu hiện khả năng nhìn mờ, rối loạn tâm trí, không thể suy nghĩ, suy yếu tinh thần, mọi thứ xung quanh xoay vòng, chuyển động không rõ phương hướng. Các triệu chứng này vô hại trong nhiều trường hợp nhưng cũng có thể nguy hiểm do các bệnh lý về dạ dày, não bộ, viêm tai, thần kinh hoặc đau nửa đầu, tổn thương nội tạng, ngộ độc thực phẩm thậm chí là đột quỵ.
Vì thế, nếu phát hiện các dấu hiệu xảy ra liên tục, cần thăm khám bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Hiện tượng bệnh đau đầu chóng mặt buồn nôn ảnh hưởng đến sức khỏe (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2. Nguyên nhân gây hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn
2.1. Say nắng, say tàu xe
Các phương tiện giao thông như tàu thuyền, xe hơi, xe khách, tàu hỏa, máy bay… khi di chuyển thường khiến cơ thể mất cân bằng dẫn đến chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn rời khỏi phương tiện di chuyển và đứng ở mặt đất.
2.2. Thiếu máu não
Hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn cũng có thể xảy ra do các bệnh về thần kinh trung ương như thiếu máu não. Lúc này các động mạch ở não bị chèn ép khiến não thiếu hụt các chất dinh dưỡng và oxy khiến các cơ quan chức năng hoạt động gây nên triệu chứng trên. Bệnh thiếu máu não nguy hiểm và cách điều trị cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ.
2.3. Kiệt sức suy nhược
Khi cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, lượng đường thấp cũng là nguyên nhân gây ra các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Triệu chứng dễ xảy ra với những người mệt mỏi, đang ốm, cảm cúm, thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột.
2.4. Stress căng thẳng kéo dài
Khi cơ thể stress, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây suy giảm lưu lượng máu lên não khiến cho các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn xuất hiện.
2.5. Ngộ độc
Cơ thể bị ngộ độc do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự ô nhiễm môi trường sống, tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc bức xạ, ngộ độc do nguồn nước hoặc thực phẩm ô nhiễm. Tất cả các biểu hiện ngộ độc đều có thể gây nên chóng mặt, buồn nôn đột ngột.
2.6. Dùng rượu bia, chất kích thích
Rượu bia và các chất kích thích có thể gây nên tác dụng phụ là buồn nôn, chóng mặt. Đặc biệt các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện nếu bạn lạm dụng chúng quá nhiều. Khi say bia rượu còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như nôn, chóng mặt, nhức đầu, tâm trí mơ hồ.
2.7. Thai nghén
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tăng hormone gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm dễ gây buồn nôn như thực phẩm mùi tanh, uống nhiều nước, nghỉ ngơi điều độ và không để đói lâu.
2.8. Những bệnh lý nguy hiểm
Ngoài ra, đau đầu chóng mặt buồn nôn cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như viêm tai trong khiến khả năng thăng bằng của cơ thể kém kèm theo dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt. Do hội chứng đau nửa đầu, tổn thương nội tạng gây ra việc mất cân bằng, chóng mặt, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn, triệu chứng còn là dấu hiệu của bệnh đột quỵ khi kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của sức khỏe.
Rượu bia và các chất kích thích là nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt và buồn nôn (Nguồn: thaoduocminhnhi.com)
3. Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì
3.1. Viêm tai trong
Tai trong giúp cơ thể duy trì được khả năng thăng bằng. Khi tai trong bị viêm, chấn thương là nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn.
3.2. Bệnh lý về dạ dày
Đau đầu chóng mặt buồn nôn cũng là một biểu hiện của bệnh lý về dạ dày. Có thể do đau dạ dày hoặc nhiễm trùng dạ dày, viêm dạ dày ruột. Bệnh xảy ra do các loại vi khuẩn, virus tấn công khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, thường xuyên buồn nôn, chóng mặt khi dịch trong dạ dày hao hụt nhiều.
3.3. Sức khỏe thần kinh
Nếu cơ thể có dấu hiệu các bệnh đau đầu chóng mặt buồn nôn, đó có thể là do các bệnh về thân kinh như u nang, chấn thương vật lý, đột quỵ, xuất huyết, khối u não, nhiễm trùng, chấn động mạnh gây ảnh hưởng đến não.
3.4. Đau nửa đầu
Trước khi bị đau nửa đầu, người bệnh thường có biểu hiện chóng mặt, mất khả năng nhận định tầm nhìn, nôn mửa, khả năng nhìn ánh sáng kém.
3.5. Đột quỵ
Đột quỵ là một bệnh lý do đau đầu chóng mặt buồn nôn gây nên. Đây là căn bệnh xuất hiện huyết khối trong não gây nguy hiểm cho tính mạng. Đột quỵ do nhiều triệu chứng khác gây nên bên cạnh biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau đầu.
3.6. Hội chứng nôn ói chu kỳ
Khi rơi vào chu kỳ, các cơn chóng mặt và buồn nôn thường xuyên xuất hiện ở mộ số người. Hội chứng không quá nguy hiểm, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các loại thuốc thuyên giảm theo chỉ định của bác sĩ.
3.7. Bệnh lý tim
Các bệnh lý về tim cũng là biểu hiện của hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn. Bệnh lý về tim khiến cơ thể dễ căng thẳng, khó khăn trong việc trao đổi máu đến thần kinh. Các bệnh lý về tim như hẹp van tim, suy tim, hở van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, co thắt, nhồi máu cơ tim.
Bệnh lý về dạ dày cũng gây ra buồn nôn chóng mặt (Nguồn: bloganchoi.com)
4. Triệu chứng nhức đầu chóng mặt buồn nôn
Các triệu chứng thể hiện của bệnh có thể riêng lẻ hoặc kết hợp. Trong đó hoa mắt là tình trạng mắt xuất hiện ảo giác, không nhìn rõ về vật thể trong một thời gian. Khi cơ thể đau đầu chóng mặt là lúc đầu cảm giác đau nhức, mắt tối sầm, mọi thứ chuyển động quay vòng, khó đứng vững và cảm giác nghiêng không rõ phương hướng.
Các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện khi thay đổi tư thế từ ngồi đứng dậy đột ngột, đang nằm ngồi dậy đột ngột hoặc khi vận động quá sức. Triệu chứng này kéo dài trong khoảng vài giây, vài phút hoặc đến hàng giờ
5. Cần làm gì khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn
5.1. Cách sơ cứu kịp thời
Khi gặp triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn bạn nên ngồi nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh để ổn định tinh thần, tránh nơi có ánh sáng mạnh, âm thanh lớn, uống nhiều nước, bổ sung thêm 25 thực phẩm tốt cho não, dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp. Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
5.2. Sử dụng thuốc
Đau đầu chóng mặt buồn nôn uống thuốc gì? Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những cơn cấp tính, thuyên giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt buồn nôn. Các loại thuốc điều trị bệnh này thường tác động đến hệ thần kinh trung ương có thể khiến người bệnh buồn ngủ, chóng mặt, lừ đừ.
5.3. Nghỉ ngơi, chăm sóc cho đến khi phục hồi
Nếu gặp hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn, người bệnh không nên cố làm tiếp việc. Thay vào đó hãy nghỉ ngơi, thư giãn ở các nơi yên tĩnh, không tiếng ồn giúp phục hồi nhanh, đảm bảo phục hồi hoàn toàn trước khi quay lại làm việc.
5.4. Khi nào cần đến bác sĩ
Bạn cần đến bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu gặp các trường hợp như nôn và buồn nôn đi kèm với sốt, ăn bao nhiêu nôn bấy nhiêu, đau nửa đầu kéo dài và ngày càng tồi tệ. Đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu đột quỵ mất thăng bằng, cơ thể suy nhược, đầu đau dữ dội, không thể suy nghĩ nhiều, khó khăn khi nói, nôn ra máu, tai nạn ô tô, dạ dày tổn thương, suy gan, đau dạ dày nghiêm trọng.
Nên dành thời gian nghỉ ngơi đến khi hồi phục (Nguồn: nangngucdep.vn)
6. Phòng ngừa đau đầu chóng mặt buồn nôn
Để phòng ngừa hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn, bạn nên:
- Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện uy tín để biết được tình hình sức khỏe, những bất thường của cơ thể để có thể điều trị kịp thời
- Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Ăn các loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn, không làm việc quá nặng.
- Chơi các môn thể thao hàng ngày, tốt cho cơ thể
- Hạn chế cà phê, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Tăng cường bổ sung nước, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế suy nghĩ căng thẳng.
Hy vọng những thông tin về hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn trên giúp bạn có thêm các kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa. Khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên tới khám thần kinh tại bệnh viện quốc tế Vinmec để biết tình trạng cụ thể, tránh các bệnh nguy hiểm.