Hăm tã là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu bố mẹ hiểu biết đầy đủ và chăm sóc bé cẩn thận thì không cần quá lo lắng, trẻ sẽ khỏi nhanh sau từ 3 – 4 ngày.
Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Do vậy, cha mẹ cần phải chăm sóc và bảo vệ kĩ lưỡng cho bé. Nhưng dù bé dùng tã giấy hay tã vải, hăm tã vẫn có thể xảy ra. Đây tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây nhiều tác động đến sức khỏe của bé như kém ăn, ít ngủ, hay quấy khóc và khó chăm sóc.
Nguyên nhân hăm tã
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ như dị ứng với vải áo quần của cha mẹ, tã quấn quá chặt… Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do da bé không được bảo vệ khi tiếp xúc lâu với các tác nhân gây kích ứng như phân hoặc nước tiểu.
Cách phòng tránh
Việc phòng tránh hăm tã rất đơn giản, cha mẹ nên thực hiện cho con hàng ngày chứ không nên để đến khi bé quấy mới tìm cách chữa trị.
Đầu tiên, trẻ cần được thay tã thường xuyên, ngay cả khi đã sử dụng loại tã tốt nhất cũng cần phải thay đổi khi bé đã tiêu bẩn.
Cha mẹ nên chọn loại tã có hiển thị độ ẩm như tã dán Moony hoặc tã Goo.N Slim để dễ dàng biết thời gian cần thay tã cho bé.
Tã dán Moony Newborn 90 miếng hiện đang được ưu đãi giảm 18%
Sau mỗi lần thay tã, mẹ nên lau khô toàn bộ cơ thể bé. Sau đó mẹ sử dụng kem chống hăm chứa kẽm oxit để tạo một lớp màng mỏng bảo vệ da, đồng thời làm dịu những tổn thương nhỏ trên da bé.
Một điểm đặc biệt mà cha mẹ cần lưu ý là các loại hóa chất giặt tẩy đang sử dụng cho áo quần và các vật dụng của bé. Vì trẻ sơ sinh có làn da non yếu, dễ kích ứng, bạn nên chọn lựa các loại nước giặt xả cho da nhạy cảm, chiết xuất thiên nhiên. Ngoài ra, quần áo của bố mẹ dùng khi tiếp xúc với da bé cũng nên hạn chế ngâm trong các hóa chất giặt tẩy mạnh hoặc các loại nước xả thông thường.
Cách điều trị
Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu như mẩn đỏ ở vùng da quấn tã, quanh bộ phận sinh dục thì cha mẹ nên điều trị một cách đúng đắn.
Việc đầu tiên phải làm là rửa sạch nhẹ nhàng vùng da bị hăm, lau khô bằng khăn bông mềm. Bạn nên dùng khăn ướt không chứa cồn và hương liệu để vệ sinh khi bé đang bị hăm tã.
Cha mẹ nên sử dụng thường xuyên kem dưỡng da trị hăm chứa oxit kẽm, đồng thời chú ý vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với da của bé.
Các loại thực phẩm có tính axit cao như quả mâm xôi, việt quất, cam, cà chua… nên loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày để cải thiện tình hình hăm tã.
Khi thấy vết hăm không dịu đi, da phồng rộp, chảy máu hoặc có các dấu hiệu khác thường khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tiếp tục điều trị cho bé.