[GÓC TƯ VẤN] Suy Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Bị Suy Giãn Tĩnh Mạch Phải Làm Sao?

1808

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân do viêm nhiễm nặng. Vậy bản chất bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì, có nguy hiểm không và bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao? Cùng tìm hiểu lời đáp cho những câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây nhé!


Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là gì

Suy giãn tĩnh mạch (hay còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là tình trạng các tĩnh mạch (mạch máu đảm nhiệm vai trò dẫn máu hồi lưu về tim từ các bộ phận của cơ thể) bị phình to và nổi lên trên bề mặt da.

Nguyên nhân gây tình trạng này là do các van giữ chức năng giúp dòng máu lưu thông theo một hướng về tim để trao đổi oxy làm việc không hiệu quả khiến dòng màu đi theo hướng ngược lại, làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Từ đó khiến các mạch máu này bị phình to, nổi lên trên bề mặt da và gây suy giãn tĩnh mạch.

Về bản chất, suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài hơn, cấu tạo phức tạp hơn và quan trọng là chi dưới luôn phải chịu ảnh hưởng lớn của trọng lực khi đứng lâu. 

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc mang giày cao gót trong thời gian dài hoặc thói quen ngồi bắt chéo chân của các chị em công sở cũng là một trong những nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch chân cao. Bên cạnh đó, những người béo phì cũng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch chân bởi cân nặng cơ thể có thể đèn nén lên các tĩnh mạch chân từ đó gây tổn thương cho tĩnh mạch. Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này; đặc biệt là người già, khi cơ thể bước vào quá trình thoái hóa theo thời gian khiến sức bền thành tĩnh mạch suy giảm, các van tĩnh mạch cũng không còn hoạt động tốt như trước, dẫn đến nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao.

Các dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, suy giãn tĩnh mạch thường có biểu hiện khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn đến một số bệnh lý khác nên thường ít được chú ý đến. Các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này thường là cảm giác nặng chân, chân bị phù nhẹ mỗi khi đứng hoặc ngồi quá lâu, trong khi ngủ có thể hay bị chuột rút hoặc có cảm giác như kiến bò ở chân, gây khó chịu.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường chỉ nhìn thấy các tĩnh mạch li ti nổi ở cổ chân và bàn chân, điều này cũng rất dễ nhầm lẫn với các gân máu vốn có của cơ thể.

Giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn

Lúc này, các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện rõ nét hơn, nhoài cảm giác phù nề ở chân, vùng cẳng chân cũng bắt đầu xuất hiện thêm các vết chàm da khiến màu sắc da bị thay đổi. Các tĩnh mạch trở sẽ giãn to và ngoằn ngoèo, thậm chí có lúc giãn đến 10mm gây cảm giác đau nhức rõ ràng.

Giai đoạn bệnh trở nặng

Bước sang giai đoạn này, toàn bộ tĩnh mạch của người bệnh sẽ bị giãn rất to, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng phần da chân bên dưới, gây viêm loét. Thời gian đầu, tình trạng loét chân có thể tự lành nhưng về sau, thời gian kéo dài các vết loét này sẽ khó lành hơn, thậm chí còn bị nhiễm trùng và khó điều trị.

Kem Varikosette của Nga chính hãng

168.000đ 250.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Vớ Đùi Y Khoa Medi Duomed hỗ trợ giãn tĩnh mạch

899.000đ 1.021.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Viên uống Caruso’s Veins Clear của Úc

565.000đ 710.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không

Suy giãn tĩnh mạch chỉ gây cảm giác khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở người bệnh trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, biến chứng của suy giãn tĩnh mạch là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này lại là một trong những nguyên nhân gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu chỗ khác. Trong đó, nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi, dẫn đến suy hô hấp và gây nguy cơ tử vong cao.

Theo thống kê cho thấy, hiện nay có đến 77,6% bệnh nhân không biết mình bị suy giãn tĩnh mạch (như mình đã nói ở trên, trong giai đoạn đầu bệnh thường có biểu hiện khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác). Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh ngại đi khám, không điều trị hoặc phương pháp điều trị không đúng dẫn đến những hậu quả khó lường và thậm chí là nguy cơ tử vong cao. 

Nếu không điều trị hoặc điều trị đúng phương pháp, người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể phải đối ứng với 3 biến chứng thường gặp là huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và viêm loét chân. 

Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ kịp thời sẽ tăng sự hình thành các cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Và khi các cục máu đông hình thành trong lòng mạch bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi có thể gây tắc mạch phổi, gây nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một mức nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hoặc thậm chí chỉ là va chạm nhẹ gây xuất huyết và bầm máu dưới da. Đặc biệt, tình trạng rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày có thể dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và gây viêm loét chân do ứ đọng. 

Bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao?

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng hoặc kết hợp các phương pháp điều trị dưới đây:

+ Dùng băng ép và cớ tạo áp lực: băng và vớ sử dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới, giúp các van tĩnh mạch khép lại. Từ đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này thường được sử dụng để làm chậm tiến trình của bệnh, hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa và phòng ngừa bệnh tái phát.

+ Sử dụng thuốc: tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch.

chích xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch

+ Chích xơ: phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm vào tĩnh mạch một dung dịch có khả năng gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không thể vào được tĩnh mạch đã bị giãn, từ đó khiến các tĩnh mạch này bị xơ hóa và không hoạt động được nữa.

+ Phẫu thuật: phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn thông qua các đường rạch nhỏ. Thông thường, một ca phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch sẽ kéo dài khoảng 5-10 phút, sau đó người bệnh sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng 3 ngày.

+ Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch bằng laser, nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Phương pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn, thời gian thực hiện thường kéo dài khoảng 30-40 phút.

Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Chế độ ăn uống

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ cần thiết như rau quả tươi, trái cây, ngũ cốc… ; không để cơ thể bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. 

Bên cạnh đó, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (2 lít/ngày đối với người trưởng thành). Nước góp phần quan trọng giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị bằng nước ép trái cây, rau cu, trà,…

Tập luyện thể dục thường xuyên

Quá trình tập luyện thể dục thể thao có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở chân diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm huyết áp (huyết áp cao là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch). Bạn có thể lựa chọn một số bài tập nhẹ giúp cơ bắp hoạt động mà không gây căng thẳng quá mức bao gồm: đạp xe, bơi lội, đi bộ, yoga,…

Hạn chế đi giày dép cao gót

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, đi giày dép thoải mái, rộng và có đế mềm có thể mang đến hiệu quả không nhỏ trong ngăn ngừa và cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân, đặc biệt là đối với nữ giới. Hạn chế đi giày cao gót bởi giày dép quá cao có thể làm suy yếu các van điều chỉnh sự lưu thông máu qua tĩnh mạch, từ đó dẫn đến nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao. Nếu phải đi giày dép cao gót thì bạn cũng không nên quá 5cm nhé.

Đi tất chân 

đi tất chân điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sử dụng tất chân cho người suy giãn tĩnh mạch nhằm giảm áp lực cho chân, hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu về tim. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể sử dụng tất dài hoặc các loại tất cao đến đầu gối có thể tạo được áp lực lên chân, giúp giảm các cơn đau liên quan đến giãn tĩnh mạch.

Nâng chân lên cao

Đối với những bạn thường xuyên phải ngồi nhiều có thể kê chân lên cao, đồng thời mát xa nhẹ nhàng bằng dầu mát xa hoặc kem dưỡng ẩm cho các vùng bị ảnh hưởng bởi suy giãn tĩnh mạch, thúc đẩy máu lưu thông trong tĩnh mạch tốt hơn

Nếu bạn phân vân không biết nên chọn kem mát xa, dưỡng ẩm nào phù hợp với tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt hơn thì có thể kem Varikosette- dòng sản phẩm hỗ trợ tốt đối với suy giãn tĩnh mạch nhập khẩu chính hãng từ Nga.Với các thành phần quý và độc đáo từ thiên nhiên như Troxerutin, Cây dẻ ngựa và lá bạch dương, Cúc La Mã và cây Tầm Ma, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà, đậu tương và dừa, Absinthe, Cà phê, mật ong và cây Bạch quả; kem Varikosette được đánh giá có hiệu quả cao trong:

+ Cải thiện tuần hoàn máu nhanh chóng chỉ sau vài lần sử dụng; cùng với quá trình mát xa, kem Varikosette hỗ trợ làm tan máu động, làm giảm cảm giác nặng nề của chân do suy giãn tĩnh mạch đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

+ Chăm sóc và nuôi dưỡng vùng da chân bị ảnh hưởng bởi suy giãn tĩnh mạch, làm đẹp đôi chân cho người sử dụng.

+ Chiết xuất tự nhiên, lành tính, đảm bảo an toàn cho mọi làn da. Chất kem mịn màng, nhanh chóng thẩm thấu vào bên trong da, không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

+ Kem Varikosette cũng là sản phẩm được công nhận và khuyên dùng bởi nhiều bác sĩ và chuyên gia trên toàn thế giới.

Kem Varikosette của Nga chính hãng

168.000đ 250.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Mong rằng với những thông tin mình chia sẻ trong bài viết hôm nay không chỉ giúp các bạn có được lời đáp cho câu hỏi suy giãn tĩnh mạch là gì, có nguy hiểm không và bị suy giãn tĩnh mạch phải làm sao mà còn hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch, dấu hiệu nhận biết cũng như phương hướng điều trị thích hợp. Tạm chia tay tại đây và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của mình nhé!