Phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường được thực hiện giúp các sản phụ giảm đau trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên liệu phương pháp này có tác dụng phụ hay không? Cùng Blog Useful tìm hiểu chi tiết các ưu nhược điểm của phương pháp này nhé!
1. Phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường là gì?
Gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường là phương pháp y học tiên tiến hiện nay để giảm đau cho sản phụ trong quá trình sinh. Được thực hiện bằng cách qua một mũi tiêm thuốc gây tê được truyền vào sống lưng và phân tán sang các khu vực lân cận. Thuốc này có tác dụng làm tê liệt, mất cảm giác đau ở các bộ phận chịu lực khi chuyển dạ. Do có tác dụng cục bộ nên sản phụ sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn mà không đau đớn so với việc sinh thường trước đây.
Phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường là gì? (Nguồn: dexecure.net)
2. Gây tê màng cứng có ảnh hưởng gì không
Gây tê màng cứng là phương pháp đẻ không đau không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Bởi thuốc tê chỉ có tác dụng gây tê màng cứng bên ngoài, không ảnh hưởng đến bé. Gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn cảm giác đau từ các dẫn truyền thần kinh ở bà mẹ nên hoàn toàn an toàn, được kiểm định kỹ càng trước khi ứng dụng trong việc sinh sản. Mẹ cũng nên mua chuẩn bị gói bảo hiểm thai sản trọn gói giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, phòng ngừa các tình huống không mong muốn.
Gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (Nguồn: verywellfamily.com)
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp đẻ không đau
3.1. Ưu điểm
Ưu điểm rõ rệt nhất của phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường là giảm đau nhanh và hiệu quả cho sản phụ. Nếu như sinh thông thường, các cơn đau khi chuyển dạ được ví như “gãy xương sườn” thì sinh đẻ không đau sẽ giúp mẹ tiết kiệm sức lực, thoát khỏi những cơn đau dai dẳng. Nếu bạn đủ sức vượt qua các cơn đau chuyển dạ thì các bác sĩ sẽ không thực hiện phương pháp gây tê màng cứng, tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, thể trạng sức khỏe yếu, sản phụ dễ mắc các bệnh nguy hiểm khi mang thai phổ biến thì đây là cách an toàn và giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh hơn.
Gây tê ngoài màng cứng được lựa chọn trước khi sinh còn là cách giúp sản phụ giảm áp lực tâm lý khi vượt cạn, các căng thẳng trong quá trình sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu như mẹ quá lo lắng về các cơn đau khi sinh sẽ khiến sức khỏe, tinh thần của mẹ và bé đều giảm sút. Thay vào đó, phương pháp này sẽ giúp các sản phụ cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Sử dụng phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường giúp mẹ tỉnh táo để cảm nhận giây phút bé yêu chào đời hết sức thiêng liêng và quý giá, nhận biết được toàn bộ quá trình sinh. Nếu không may có những trường hợp xấu khi sinh khiến mẹ phải cấp cứu thì thuốc vẫn còn tác dụng để giảm đau cho mẹ.
3.2. Nhược điểm
Nhiều người phân vân gây tê màng cứng có tác hại gì hay gây tê màng cứng có nguy hiểm không? Chứa nhiều ưu điểm tuy nhiên phương pháp đẻ không đau vẫn có một số nhược điểm, phản ứng phụ có thể gặp: sản phụ cảm giác buồn nôn, toát mồ hôi, chóng mặt, khó thở, tụt huyết áp… để hạn chế những trường hợp này các bác sĩ thường truyền dịch gây tê cho mẹ bầu. Mẹ bầu cũng nên chú ý 15 kiêng cữ chăm sóc kỹ lưỡng sau sinh để đảm bảo sức khỏe tốt.
Sau sinh, sản phụ thường khó khăn trong việc đi lại sau khoảng vài giờ hoặc đau đầu vài ngày sau đẻ. Ngoài ra, một số sản phụ gặp dị ứng với các thành phần trong thuốc, bệnh lý tủy sống, bệnh cột sống rất khó có thể sử dụng phương pháp này. Vì thế nếu muốn sử dụng cần theo dõi và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ.
Gây tê màng cứng giúp sản phụ giảm áp lực tâm lý khi vượt cạn (Nguồn: poh.vn)
4. Gây tê màng cứng tiêm vào đâu
Phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện theo các kỹ thuật, phương pháp được quy định rõ ràng. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe sản phụ. Sản phụ được các bác sĩ hướng dẫn nằm nghiêng sang một bên để các bác sĩ tìm khoang ngoài màng cứng. Tiếp theo khu vực lưng sản phụ sẽ được tiến hành sát trùng cẩn thận, gây tê bằng kim nhỏ để giảm đau khi gây tê ngoài màng cứng bằng kim lớn. Bác sĩ đặt ống thông vào vị trí khoang ngoài màng cứng đã xác định trước đó và cố định lưng sản phụ. Thuốc tê bơm qua ống thông khoang, cơn đau chuyển dạ sẽ giảm sau 10 phút.
Một liều thuốc gây tê màng cứng tác dụng trong bao lâu? Thường thời gian từ 45 đến 70 phút. Để duy trì việc giảm đau trong thời gian dài các bác sĩ dùng phương pháp truyền thống tê liên tục bằng bơm tiêm tự động hoặc bơm tiêm do sản phụ bấm nút.
Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: dexecure.net)
5. Khi nào áp dụng phương pháp gây tê màng cứng khi sinh
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi sản phụ đã xuất hiện những cơn co tử cung. Khi đó cổ tử cung đã mở khoảng 2-3cm và có thể áp dụng cả cho sinh thường, sinh mổ. Phương pháp này được thực hiện khi mẹ khó khăn trong việc chịu đựng các cơn đau chuyển dạ.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng được nhiều phụ nữ lựa chọn giúp họ an tâm trong việc bước vào ca sinh thường trong chương trình thai sản và sinh con trọn gói của Vinmec giúp mẹ sinh bé nhanh chóng, an toàn. Phương pháp này cũng được chứng minh an toàn trên các quốc gia tiên tiến, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Phương pháp gây tê màng cứng được áp dụng cho sinh thường cả sinh mổ giúp mẹ tròn con vuông (Nguồn: vinmec.com)
Phương pháp gây tê màng cứng khi sinh thường là một phương pháp mới, vai trò của bác sĩ trong việc gây mê giảm đau rất quan trọng. Đòi hỏi các bác sĩ cần là những người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn trải qua quá trình sinh an toàn, nhanh chóng.