Túi ối là môi trường sống của thai nhi bên trong tử cung, nó có chức năng cung cấp nhiệt độ ổn định cho em bé phát triển, truyền dịch để trẻ có thể thở, nuốt và tăng trưởng hệ thống cơ xương. Vậy dư ối có nguy hiểm không?
1. Dư ối có nguy hiểm không?
Trong vài ngày sau khi thụ thai, túi ối sẽ hình thành và chứa đầy chất lỏng. Lúc đầu, chất lỏng chủ yếu bao gồm nước, nhưng em bé sẽ truyền một lượng nhỏ nước tiểu vào đây từ khoảng 10 tuần của thai kỳ. Dung dịch màu trong suốt này có vai trò như một môi trường sống ổn định cho trẻ phát triển. Nước ối quá nhiều hay quá ít đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống và phát triển của trẻ.
Dư ối là hiện tượng diễn ra phổ biến và có tác động tiêu cực đến sức khỏe thai nhi (Nguồn: vinmec.com)
1.1. Dư ối là gì?
Dư ối (polyhydramnios) là hiện nước nước ối quá nhiều so với tiêu chuẩn bình thường, tạo nên môi trường không ổn định cho trẻ phát triển từng ngày. Hầu hết các trường hợp dư ối là do sự tích tụ dung dịch lâu ngày ở nửa sau của thai kỳ và nếu dung tích vượt quá mức cho phép sẽ gây khó thở cho trẻ, sinh non hoặc các bệnh về não hay xương khớp. Nếu bạn được chẩn đoán mắc polyhydramnios thì cần được theo dõi cẩn thận suốt thai kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
1.2. Nguyên nhân dư ối khi mang thai
Có không ít các nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai nhưng chủ yếu là do mẹ đang mắc bệnh tiểu đường, bào thai song sinh, nhóm máu bất đồng hoặc thiếu máu ở bào thai. Bên cạnh đó, việc bào thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ ngừng uống nước ối, tắc ống thực quản…cũng là nguyên nhân khiến nước ối tăng lên đột biến, vượt qua mức độ cho phép. Dư ối có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và cách chăm sóc thai nhi của mẹ trong giai đoạn này.
Dư ối có nguy hiểm không và các nguyên nhân cốt lõi là gì (Nguồn: vinmec.com)
1.3. Dấu hiệu thai phụ bị dư ối
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng dư ối ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều phát hiện sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu khá phổ biến bạn có thể dễ dàng nhận biết như bụng to hơn tuổi thai, khó nghe tim thai, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu và tĩnh mạch giãn.
Nếu ở tháng thứ 3 của thai kỳ bạn nhận thấy bụng to bất thường, đầy hơi thì hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác. Không nên tự ý suy diễn bệnh, cần sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ lộ trình chăm sóc sức khỏe an toàn của bác sĩ.
1.4. Dư ối có sao không?
Dư ối có nguy hiểm không? Có chứ, nếu không được phát hiện kịp thời và khắc phục hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi cũng như an toàn tính mạng của mẹ. Theo kiểm chứng y khoa thì thừa nước ối giai đoạn nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh ngược, chảy máu âm đạo, sa dây rốn và sinh non.
Việc sinh non vào các giai đoạn bào thai còn yếu ớt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Chính vì thế bạn cần ghi nhớ các dấu hiệu lâm sàng, theo dõi cơ thể sát sao để nhận biết sớm và nhanh chóng khắc phục triệt để.
1.5. Dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vì nước ối tham gia trực tiếp vào quá trình hít thở cũng như trao đổi chất, canxi của trẻ nên dư nước ối có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. Hậu quả là khiến thai nhi bị hạn chế tăng trưởng, sinh non khi các cơ quan chưa hoàn thiện hoặc thậm chí dẫn đến chết lưu. Các biến chứng vô cùng nguy hiểm nên việc phát hiện kịp thời giúp quá trình khắc phục nhanh hơn, mang lại khởi đầu tốt đẹp cho trẻ.
Dư ối là một trong các nguyên nhân gây sinh non hoặc làm thai chết lưu (Nguồn: huggies.com.vn)
2. Làm thế nào xác định bà bầu có dư ối hay không
Việc chẩn đoán dư ối chủ yếu được thực hiện bằng cách siêu ẩm để trực tiếp đo lượng nước. Nếu dung tích này lớn hơn mức độ cho phép, tức chỉ số AFI vượt ngưỡng 25cm thì có nghĩa bạn đang nằm trong danh sách cần theo dõi đặc biệt. Bên cạnh việc xác định có mắc đa ối hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân để ứng dụng biện pháp khắc phục hợp lý.
3. Cách khắc phục hiện tượng dư ối ở thai phụ
3.1. Mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều hơn
Không những là một trong 10 cách giúp mẹ bầu giảm stress khi mang thai, việc nghỉ ngơi đúng cách giúp cơ thể thư giãn, giảm các co thắt lên tử cung và lấy lại mực nước cân bằng cho bào thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng không quá nghiêm trọng.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc các môi trường ô nhiễm, loại bỏ stress, ngủ sớm và ngủ sâu để cơ thể được điều hòa và trao đổi chất tốt nhất. Nếu khả quan thì chỉ sau vòng 1 đến 2 tháng cân nặng của trẻ đã có dấu hiệu khác biệt, mực nước ối dâng cao, cơ thể mẹ khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
3.2. Kiểm soát lượng đường trong cơ thể
Đây là phương pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng dư ối khi mẹ bầu được chẩn đoán có lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh việc hạn chế nạp đường vào cơ thể thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi xanh, không chất bảo quản, cá, thịt nạc, sữa chua ít ngọt, gạo lứt và đậu nành để cung cấp đủ dưỡng chất cho con.
Một chú ý nhỏ là nên tìm mua gạo lứt chất lượng tại các cơ sở uy tín bởi loại ngũ cốc này rất dễ bị nấm mốc nếu không bảo quản đúng cách. Màu vỏ nâu sẫm khó phát hiện đốm đen nên bạn cần chọn lựa kỹ lưỡng trướng khi mua nhé.
3.3. Theo dõi thường xuyên và kịp thời với bác sĩ chuyên khoa
Nếu nguyên nhân là do mẹ đang mắc các dị tật bào thai hoặc trải qua quá trình điều trị khắc nghiệt thì việc theo dõi cơ thể thường xuyên là vô cùng cần thiết. Vốn dĩ những thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng có thể là tiền tố dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả con và mẹ, chính vì thế bạn cần liên hệ ngay tới bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
Đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu đa ối (Nguồn: vietmec.org)
Một trong các điều quan trọng bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai thì trang bị cho mình những kiến thức y khoa bổ ích, giúp bản thân nhận biết các dấu hiệu bệnh và có chế độ chăm sóc bản thân tốt nhất. Hy vọng với những thông tin chi tiết trên đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi dư ối có nguy hiểm không và có cách khắc phục hiệu quả.