1. Đông máu nội mạch rải rác có nguy hiểm không?
Đông máu nội mạch rải rác là sự rối loạn hệ thống đông cầm máu và có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý. Người bệnh thường xuất hiện những cục huyết khối nhỏ bên trong lòng các mạch máu nhỏ.
Đông máu nội mạch rải rác có thể gây chảy máu nghiêm trọng
Đây là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, ngay cả ở giai đoạn đầu. Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra:
– Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc động mạch phổi,… Trong một số trường hợp còn có thể xảy ra tình trạng sùi van tim hoặc thuyên tắc huyết khối động mạch.
– Một số biến chứng nặng: Chẳng hạn như gây ra chảy máu, đặc biệt là những trường hợp xuất huyết nội tạng cùng với huyết khối vi mạch, gây ra rối loạn chức năng và dẫn tới khó cầm máu.
2. Nguyên nhân gây bệnh
– Một số nguyên nhân dẫn thường gặp đến tình trạng đông máu nội mạch rải rác có thể kể đến như sau:
+ Tai biến sản khoa (rau bong non, nạo thai, thai lưu tắc mạch ối): Do các yếu tố của mô của rau thai hoạt hóa và đi vào tuần hoàn của mẹ.
+ Nhiễm trùng, đặc biệt với gram âm: Nội độc tố gram âm gây ra phơi nhiễm hoặc kích hoạt hoạt động của yếu tố mô trong tế bào thực bào, tế bào nội mô và tế bào mô.
+ Ung thư, các tế bào khối u giải phóng và tiếp xúc yếu tố mô.
+ Sốc do bất kỳ tình trạng nào gây tổn thương mô do thiếu máu cục bộ và phơi nhiễm hoặc giải phóng yếu tố mô.
– Một số nguyên nhân ít gặp có thể kể đến như:
+Chấn thương đụng dập mô nghiêm trọng: Có thể do tai nạn, nổ mìn,…
+ Một số biến chứng sau phẫu thuật.
+ Nọc độc: Thường gặp ở những trường hợp bị rắn cắn, bọ cạp cắn.
+ Phình động mạch.
3. Triệu chứng đông máu nội mạch rải rác
Đây là hội chứng và có thể là hậu quả của nhiều loại bệnh lý, chính vì thế, triệu chứng đông máu nội mạch rải rác rất đa dạng. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:
– Xuất huyết ở da, niêm mạc: Triệu chứng này rất phổ biến. Trên da của người bệnh xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt, ở những vị trí tiêm chích, đặt catheter. Người bệnh cũng có thể bị chảy máu ở lợi, niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, đông máu nội mạch rải rác cũng có thể gây ra những triệu chứng như nôn ra máu, tiểu ra máu.
– Đầu ngón tay và ngón chân có màu xanh tím: Biểu hiện này xảy ra khi tình trạng huyết khối gây tắc nghẽn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và kết quả là đầu ngón tay, đầu ngón chân của người bệnh chuyển màu xanh tím.
Có thể nói rằng, triệu chứng của bệnh rất đa dạng và khá nặng nề vì là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và không được xử trí kịp thời, người bệnh dễ bị sốc mất máu, suy đa tạng và tử vong.
4. Chẩn đoán đông máu nội mạch rải rác bằng cách nào?
Hội chứng đông máu nội mạch rải rác có thể xảy ra ở mọi chuyên khoa trong lĩnh vực y tế. Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là những biểu hiện bệnh lâm sàng. Hiện nay, không có một loại xét nghiệm cận lâm sàng nào có đủ độ đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
Cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá và chẩn đoán bệnh
Các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Trong đó, những loại xét nghiệm thường được chỉ định là định lượng fibrin, D-Dimer, PDF. Người bệnh mắc hội chứng đông máu nội mạch rải rác thường gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu, thời gian prothrombin kéo dài, fibrin giảm, D-Dimer tăng và PGF tăng. Những xét nghiệm này thường được lặp lại nhiều trong quá trình điều trị để bác sĩ đánh giá về hiệu quả điều trị và các yếu tố đông máu.
5. Các phương pháp điều trị bệnh
Như đã nêu trên đông máu nội mạch rải rác chính là hậu quả của nhiều bệnh lý, điều này có nghĩa là cơ chế sinh bệnh ở mỗi người không giống nhau và triệu chứng bệnh cũng rất đa dạng, đồng thời phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Trong đó, nguyên tắc điều trị cơ bản là tìm nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân gây bệnh để chữa trị bệnh triệt để.
Trong quá trình điều trị, việc bổ sung tiểu cầu và các yếu tố đông cầm máu cần thực hiện sớm, ngay cả khi chưa thể xác định được nguyên nhân, cơ chế gây bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số chế phẩm máu cho người bệnh, chẳng hạn như máu tươi toàn phần, huyết tương tươi, tiểu cầu khối, fibrinogen.
Sống khoa học để phòng ngừa đông máu nội mạch rải rác
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần duy trì lối sống khoa học, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tăng cường vận động, không dùng những chất kích thích như bia rượu hay thuốc lá. Đồng thời, cần thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thể trạng và xử trí sớm nếu có vấn đề bất thường.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đông máu nội mạch rải rác, đặc biệt là mức độ nguy hiểm của bệnh và một số giải pháp điều trị bệnh. Trong trường hợp nghi ngờ cơ thể có những vấn đề bất thường, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, từ đó được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là địa chỉ y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Ưu điểm của MEDLATEC là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại, giúp việc chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Quy trình khám khoa học cũng là “một điểm cộng” của MEDLATEC giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian khám chữa bệnh và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình khám.
Mọi thắc mắc về sức khỏe và có nhu cầu thăm khám bệnh, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ trực tiếp giải đáp và hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.
—————————————————