Đóng bỉm nhiều có tốt không? Cách thay tã không bị hăm, chân vòng kiềng

Đóng bỉm nhiều có tốt không? Cách trị hăm do đóng bỉm quá lâu? Đây đều là những băn khoăn của nhiều gia đình có con nhỏ hiện nay. Bạn đọc hãy cùng Blog Useful tìm hiểu chi tiết câu trả lời về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

1. Cho bé đóng bỉm nhiều có tốt không?

Nhằm giúp các bậc cha mẹ dễ dàng chăm sóc vệ sinh cho bé, các hãng uy tín trên thị trường cũng đưa ra nhiều sản phẩm bỉm đa dạng mẫu mã, chức năng. Nhưng vẫn có rất nhiều mẹ lo lắng trẻ đóng bỉm nhiều có sao không? Đóng bỉm nhiều có bị vòng kiềng chân hay bị hâm nhiễm trùng hay không? Tuy nhiên, quan niệm này của mẹ là hoàn toàn sai lầm.

Bởi, bỉm không gây tác dụng hại trên nếu mẹ biết cách đóng bỉm đúng cách, không lạm dụng việc đóng bỉm quá nhiều hay biết cách chọn loại bỉm phù hợp với bé. Thực tế cho thấy nếu mẹ cho con mặc bỉm liên tục 24/24 và đóng bỉm không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bé sẽ dễ bị viêm da, hăm, loét da, nhiễm khuẩn tiết niệu, giảm chức năng sinh sản và gây nguy cơ suy thận cao. Chính vì thế việc cho bé đóng bỉm nhiều có tốt không hoàn toàn phụ thuộc vào cách đóng bỉm của mẹ.

Nếu không đóng bỉm đúng cách, đóng bỉm liên tục 24/24 sẽ khiến bé bị hăm da, viêm da

Nếu không đóng bỉm đúng cách, đóng bỉm liên tục 24/24 sẽ khiến bé bị hăm da, viêm da (Nguồn: vietnammoi.vn)

2. Cách đóng bỉm đúng cách cho bé

2.1. Chọn kích cỡ bỉm phù hợp cho bé theo cân nặng

Khi lựa chọn bỉm cho bé, mẹ không nên chọn loại bỉm quá chặt. Hãy lựa chọn kích cỡ bỉm chia theo cân nặng: 0-5kg (Tã Newborn), 4-8kg (size S), 6-11kg (size M), 9-14kg (size L), 12-22kg (size XL) là tốt nhất.

2.2. Chọn loại bỉm phù hợp theo độ tuổi và sinh hoạt của bé

Với các bạn mới làm mẹ lần đầu, chắc hẳn ít nhiều băn khoăn nên dùng miếng lót sơ sinh hay tã giấy phù hợp. Với trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi, mẹ chỉ cần đóng tã giấy cho bé là được. Hoặc mẹ có thể chuyển qua dùng miếng lót phân su hay mặc cùng với tã quần. Với bé từ 1-2 tháng tuổi, lúc này bé sẽ đi vệ sinh rất nhiều. Vì thế, ban ngày mẹ hãy chọn các loại tã giấy phù hợp với làn da của bé, còn ban đêm thì chuyển qua tã quần để giúp phân và nước tiểu của bé không bị tràn ra ngoài. Bé từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ hãy cho bé đóng bỉm thay vì sử dụng tã giấy như trước.

2.3. Luyện tập thói quen và phản xạ vệ sinh cho bé

Để luyện tập thói quen và phản xạ vệ sinh cho bé, trước hết cha mẹ cần cố định thời cho bé đi vệ sinh mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ cần chọn nơi cố định để xi trẻ đi đại tiện và bắt buộc phải phát ra âm thanh “xi”. Đây là cách hình thành phản xạ có điều kiện cho trẻ.

2.4. Đeo bỉm đúng cách cho bé

Việc bé đóng bỉm nhiều có sao không hay đóng bỉm nhiều có bị vòng kiềng chân, vô sinh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách đeo bỉm của mẹ. Việc đeo bỉm cho bé đúng cách rất quan trọng.

Các bước đóng bỉm đúng cách cho bé như sau:

  • Chọn loại bỉm cho bé thấm hút tốt co giãn thoải mái, chuẩn bị bỉm mới, khăn mặt, nước ấm, khăn khô…
  • Rửa tay thật sạch trước khi chuẩn bị đóng bỉm cho bé. Đặt bé xuống giường/chiếu/thảm
  • Nếu bé chưa từng dùng bỉm thì mẹ chỉ cần cho bé mặc bỉm theo hướng dẫn trên bao bì. Còn nếu bé đang mặc bỉm trước rồi, mẹ gỡ miếng bỉm đó ra. Dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng vùng kín cho bé
  • Sử dụng một chiếc khăn khác sau đó thấm nước ấm và lau lại cho sạch. Cuối cùng là dùng khăn khô lau sạch cho bé và thay bỉm mới (tránh quấn bỉm tới khu vực rốn của bé)

Đóng bỉm đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ gây hăm da, viêm loét da cho bé

Đóng bỉm đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ gây hăm da, viêm loét da cho bé (Nguồn: lazada.vn)

2.5. Vệ sinh cho bé sau mỗi lần thay bỉm

Cứ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ mẹ nên thay bỉm cho con một lần. Khi thay bỉm hoặc tã cho con, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé. Nếu bé đi đại tiện, mẹ hãy dùng giấy vệ sinh loại mềm, an toàn lau sạch phần bên ngoài. Tiếp đến dùng một chút nước ấm lau lại vùng kín cho con và dùng khăn khô thấm sạch.

2.6. Kiểm tra bỉm của bé thường xuyên

Mặc bỉm nhiều có sao không? Việc kiểm tra bỉm thường xuyên sẽ hạn chế được những bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Như đã nói ở trên, cứ trong khoảng 2-3 giờ mẹ nên kiểm tra và thay tã/bỉm cho con một lần. Với các bé lớn hơn chút thì có thể là 4-6 tiếng. Trong trường hợp bé đi đại tiện thì mẹ cần kiểm tra và thay bỉm lập tức cho bé.

2.7. Chọn thương hiệu bỉm có chất liệu tốt dễ chịu cho bé

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bỉm chất lượng, thấm hút tốt dành cho bé. Mẹ nên lựa chọn những loại bỉm đến từ các thương hiệu được nhiều người tin dùng, tham khảo: hãng tã bỉm Huggiessản phẩm tã cho bé Bobbythương hiệu tã Pampers,…

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh (Nguồn: marrybaby.vn)

3. Cách trị hăm cho bé do đóng bỉm quá lâu

3.1. Đóng bỉm đúng cách

Trẻ đóng bỉm nhiều có sao không? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Mỗi ngày hãy cố gắng cho con được “thả rông” ít nhất vài tiếng để da của bé tiếp xúc với không khí mát bên ngoài. Cứ 2-3 giờ, mẹ cho bé đi vệ sinh 1 lần để tạo thói quen. Và cứ 4-6 tiếng mẹ lại thay bỉm đồng thời vệ sinh luôn vùng kín cho con 1 lần.

3.2. Dùng kem trị hăm

Kem trị hăm là sản phẩm không thể thiếu cho bé, nó được ví là màng chắn ngăn cản sự tiếp xúc bề mặt da của bé với nước tiểu. Kem trị hăm không gây kích ứng sẽ giúp da bé luôn được khô ráo, thoáng mát kể cả khi mang bỉm. Và đặc biệt, chỉ nên bôi lên bề mặt da ở mông, bẹn hay hậu môn của bé một lớp kem trị hăm mà thôi.

3.3. Thay đổi loại bỉm cho bé

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu bỉm tốt, thấm hút, co giãn và chống bệnh hăm cho bé cực tốt. Vì thế, mẹ hãy tìm hiểu và thay đổi loại bỉm phù hợp nhất với làn da, cân nặng của bé.

3.4. Dùng phấn rôm

Mẹ có thể dùng phấn rôm bôi vào vùng bẹn, mông để trị hăm da cho con. Phấn rôm tác dụng làm khô thoáng da cho trẻ cực tốt. Nếu mẹ cho bé đóng bỉm liên tục, bị hăm da nhiều và rộng thì hãy sử dụng phấn rôm là phù hợp nhất.

3.5. Hạn chế đeo bỉm vào ngày nóng

Vào những ngày thời tiết nóng nực, mẹ cũng nên hạn chế cho con đeo bỉm. Nếu cho bé đeo bỉm liên tục vào những ngày nóng bức dễ khiến cho làn da của bé dễ bị kích ứng, mẩn đỏ và bị hăm da.

3.6. Dùng lá để trị hăm cho bé tại nhà

Mẹ có thể dùng lá khế rửa sạch, vẩy khô, sau đó đem giã nát với muối rồi cho thêm nước ấm vào và chắt lấy nước. Tiếp đến, mẹ dùng một miếng vải sạch, mềm cho vào nước lá khế rồi vắt khô, sau đó đem thấm vào vùng hăm của bé.

3.7. Thay đổi khẩu phần ăn cho bé

Thực phẩm ăn hàng ngày cũng là những nguyên nhân khiến bé bị hăm bỉm. Vì thế, khi bé có dấu hiệu bị hăm tã, mẹ cần loại bỏ các thực phẩm này trong khẩu phần ăn như: cà chua, mâm xôi, việt quất, cam… Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều loại rau xanh, giàu chất xơ.

Mẹ có thể dùng phấn rôm bôi vào vùng bẹn, mông để trị hăm da cho con

Mẹ có thể dùng phấn rôm bôi vào vùng bẹn, mông để trị hăm da cho con (Nguồn: anninhthudo.vn)

Tóm lại việc đóng bỉm nhiều có tốt không hay mặc bỉm nhiều có sao không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ đã cập nhật được nhiều thông tin hữu ích nhất và sửa soạn mua sắm các sản phẩm vệ sinh chăm sóc bé thành phần dịu nhẹ, an toàn cho bé yêu nhé.

Tả, bỉm cho bé khuyến mãi - Ưu đãi đến 23%