Gợi ý những điểm khác biệt giữa cuộc sống Việt Nam và Úc: Úc và Việt Nam thường khác nhau về thời gian cũng như khí hậu, ngoài những thay đổi này thì nền giáo dục và cuộc sống Việt Nam và Úc cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang cân nhắc du học, định cư Úc hoặc đơn giản chỉ muốn tìm hiểu về một nền văn hóa mới? Hãy cùng khám phá những điểm khác biệt thú vị giữa Úc và Việt Nam, từ địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội đến lối sống, ẩm thực qua bài viết sau đây của Biri.vn nhé!
Xem thêm: Những món ăn nổi tiếng tại nước Úc thu hút khách du lịch
Hiện nay, chính sách định cư tại Úc đã và đang tạo điều kiện cho cư dân quốc tế có thể tới sống và làm việc, kể cả khi chưa có job offer (lời mời làm việc). Điều kiện này áp dụng cho các cá nhân có nền tảng giáo dục tốt, tay nghề cao và có thể đóng góp và cống hiến tới nền kinh tế Úc. Australia luôn là thị trường mở cửa, để khuyến khích các lao động có chuyên môn cao có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nhưng các bạn cần lưu ý rằng, lời mời làm việc sẽ đem nhiều lợi ích tới hồ sơ của bạn trong hệ thống định cư tại Úc dựa trên điểm, đồng nghĩa với việc cơ hội nhận được thường trú nhân tại Úc cao hơn.
Các diện định cư Úc năm 2024
Trước khi xin visa định cư Úc, bạn cần biết rằng chính sách định cư Úc được chia thành nhiều diện và nhiều loại khác nhau. Vì vậy, bạn và gia đình sẽ có nhiều loại visa định cư Úc để lựa chọn. Để giúp bạn tìm hiểu dễ dàng hơn, VEM đã chia thành 6 nhóm visa:
Visa đầu tư – kinh doanh (Business and investment visas): giúp các nhà đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Úc.
Visa 188A (Innovation Stream): visa tạm trú diện kinh doanh đổi mới.
Visa 188B (Investor stream): visa tạm trú diện đầu tư trái phiếu Úc.
Visa 188C (Significant Investor stream): visa tạm trú diện đầu tư trọng yếu.
Visa 188D (Premium Investor stream): visa tạm trú diện đầu tư cao cấp (hiện đã ngừng nhận hồ sơ mới).
Visa 188E (Entrepreneur stream): visa tạm trú diện doanh nhân khởi nghiệp.
Visa 132 (Business Talent visa): visa giúp các nhà đầu tư tài năng được thường trú Úc ngay lập tức (đã ngừng nhận hồ sơ visa mới).
Visa hôn nhân (Partner Visa): giúp bạn và người thương được định cư tại Úc.
Visa 300 (Prospective Marriage visa): diện đính hôn.
Visa 309/100 (Partner (Provisional) visa): diện kết hôn nộp ngoài nước Úc.
Visa 820/801 (Partner Visa (Temporary)): diện kết hôn nộp trong nước Úc.
Visa thân nhân (Family visa)
Bảo lãnh cha mẹ (Parent Visa): cha mẹ được bảo lãnh đến Úc để đoàn tụ với con cái.
Visa 103 (Parent visa): bảo lãnh cha mẹ không đóng tiền.
Visa 143 (Contributory Parent visa): bảo lãnh cha mẹ đóng tiền toàn phần.
Visa 173 (Contributory Parent (Temporary) visa): bảo lãnh cha mẹ đóng tiền một phần.
Visa 870 (Sponsored Parent (Temporary visa)): bảo lãnh cha mẹ tạm trú theo diện du lịch.
Visa 884 (Contributory Aged Parent (Temporary) visa): bảo lãnh cha mẹ tạm trú.
Visa 864 (Contributory Aged Parent visa): bảo lãnh cha mẹ đã nghỉ hưu, thường trú, có đóng tiền.
Visa 804 (Aged Parent visa): bảo lãnh cha mẹ thường trú không đóng tiền.
Bảo lãnh con cái giúp con cái được đến Úc để ba mẹ chăm sóc.
Visa 101 (Child visa): diện bảo lãnh con ruột/ con riêng.
Visa 102 (Adoption visa): diện bảo lãnh con nuôi.
Visa 445 (Dependent Child visa): diện con phụ thuộc.
Bảo lãnh người thân khác
Visa 114 (Aged Dependent Relative Visa): diện người thân già yếu lệ thuộc.
Visa 115 (Remaining Relative Visa): diện người thân duy nhất.
Visa 116 (Carer visa): diện sang Úc chăm sóc người thân.
Visa du học (Student visa): giúp du học sinh và người thân của họ cùng nhau đến Úc.
Visa 500 (Student visa): dành cho du học sinh.
Visa 590 (Student Guardian visa): dành cho người giám hộ du học sinh dưới 18 tuổi.
Visa 485 (Graduate Temporary visa): visa sau tốt nghiệp, để du học sinh được ở lại làm việc.
Visa 476 (Skilled Recognised Graduate visa): giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đủ điều kiện được làm việc tại Úc.
Visa du lịch (Visitor Visa): giúp bạn được đến Úc trong thời gian nhất định.
Visa 600 (Visitor visa): visa này cho phép bạn đến Úc để du lịch, thăm thân hoặc công tác.
Visa 462 (Work and Holiday visa): giúp bạn vừa du lịch, vừa làm việc có lương.
Visa tay nghề (Skilled visa): giúp người lao động đến Úc để làm việc trong lĩnh vực mình có tay nghề chuyên môn.
Visa 124 (Distinguished Talent visa): thị thực thường trú dành
Lý do tại sao bạn nên định cư tại Úc
Chính sách mở cửa với người nhập cư: với tổng dân cư chỉ 25 triệu người, so sánh với số lượng cư dân tại Mỹ lên tới 330 triệu, hiện nay, Úc đang có rất nhiều chương trình chào đón người nhập cư, với các việc làm phù hợp với các cư dân nước ngoài có ý định định cư tại Úc.
Thời tiết dễ chịu, luôn ở mức độ vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh, rất phù hợp để có thể phát triển và ổn định cuộc sống lâu dài, văn hoá và tôn giáo đa dạng bạn không cần bắt buộc phải theo một đạo, và tự do để có tín ngưỡng riêng. Úc là quốc gia yêu thích thể thao, do vậy, trên mặt bằng chung, cư dân Úc có lối sống rất khoẻ mạnh, là môi trường thích hợp để nâng cao tinh thần thể thao ngay cả với trẻ nhỏ.
Ngành nghề phát triển đa dạng, có thể kể đến nông nghiệp, thuỷ sản, trồng trọt, chăn nuôi… đan xen với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như bác sĩ riêng, luật sư riêng cũng như các hoạt động bảo tồn văn hoá…
Ngôn ngữ đa dạng, không bó buộc, trẻ nhỏ và gia đình khi mới tới Úc sẽ rất dễ thích ứng, với chủng tộc đa dạng, người bản địa rất thân thiện.
Điều kiện định cư tại Úc là gì?
Để có thể được định cư tại Úc, bạn sẽ cần phải thoả mãn các tiêu chí quan trọng trong bảng đánh giá khả năng định cư tại Úc, được ban hành bởi chính phủ Australia.
Chính phủ Úc điều hành một chương trình di cư để có thể kiểm soát được nhóm lao động có tay nghề cao khi định cư tại Úc. Về cơ bản nó là một hệ thống dựa trên điểm trong đó điểm được trao cho các ứng viên dựa trên độ tuổi, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng tiếng Anh.
Nghề nghiệp của bạn là cơ sở để đánh giá khả năng của bạn có được định cư tại Úc hay không, vì vậy những người đang nắm giữ các ngành nghề trong danh sách ưu tiên sẽ được ưu tiên. Các quan chức nhập cư Úc thường xuyên cập nhật các danh sách kỹ năng và công việc này, theo từng khu vực để xác định nghề nào là cần thiết nhất.
Định cư tại Úc với SkillSelect Program
SkillSelect Program là chương trình được xây dựng để đánh giá nhóm lao động có chuyên môn cao, có nguyện vọng được di cư tới Úc, với một số điểm cộng theo các tiêu chí sau:
Độ tuổi – Điểm được đưa ra dựa trên nhóm tuổi mà người nộp đơn thuộc về. Những người trong độ tuổi từ 25 đến 32 sẽ được đánh giá cao hơn, so với nhóm lao động trên 45 tuổi.
Trình độ tiếng Anh – Ứng viên phải làm bài kiểm tra IELTS. Nếu có điểm IELTS trên 8.0, sẽ nhận được 20 điểm.
Việc làm có tay nghề cao- Nếu bạn có kinh nghiệm trong một nghề nghiệp có tay nghề cao được liệt kê trong Danh sách Nghề nghiệp có tay nghề cao, bạn sẽ nhận được điểm dựa trên số năm kinh nghiệm. 20 là điểm tối đa có thể đạt được trong tiêu chí này.
Trình độ học vấn – Dựa trên bậc trình độ học vấn cao nhất của bạn. Để nhận được điểm, bằng cấp sẽ phải liên quan đến nghề nghiệp được chỉ định. Bằng tiến sĩ sẽ đạt được 20 điểm tối đa, còn bằng cử nhân hoặc thạc sĩ sẽ đạt được 15 điểm tối đa.
Bằng cấp của Úc– Bạn có thể nhận được năm điểm nếu bạn có bằng cấp của Úc từ một cơ sở giáo dục từ Úc, với chương trình học ít nhất hai năm.
Nghiên cứu khu vực – Bạn có thể được thêm 5 điểm nếu lựa chọn sinh sống và học tập trong khu vực của Úc với mật độ dân số thấp.
Kỹ năng ngôn ngữ cộng đồng– Bạn sẽ đạt thêm 5 điểm nếu bạn có kỹ năng biên dịch / phiên dịch ở một trong các ngôn ngữ cộng đồng của quốc gia. Các kỹ năng ngôn ngữ này phải được Cơ quan Công nhận Quốc gia về Biên dịch và Phiên dịch (NAATI) tại Úc công nhận.
Kỹ năng và trình độ của vợ, chồng hoặc đối tác- Nếu bạn đã bao gồm vợ / chồng / bạn đời của mình trong đơn đăng ký và không phải là cư dân quốc tịch Úc, các kỹ năng của họ sẽ được tính vào tổng điểm. Bạn sẽ được cộng thêm 5 điểm nếu vợ/ chồng bạn đáp ứng các yêu cầu cơ bản của Bộ Di trú Tay nghề Chung Úc như tuổi tác, trình độ tiếng Anh và có công việc nằm trong nhóm nghề nghiệp ưu tiên.
Học tập tại Úc – Bạn sẽ đạt được thêm 5 điểm nếu bạn đã hoàn thành chương trình học tại Úc, trong vòng 5 năm qua. Với mỗi một năm, bạn sẽ trải qua một chương trình phát triển chuyên nghiệp có cấu trúc đào tạo chính thức với kinh nghiệm làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Tóm lại
Trên đây là những chính sách định cư Úc mới nhất mà biri đã tìm hiểu và gởi đến các bạn, mong rằng qua những thông tin này các bạn sẽ nắm được các chính sách thay đổi từ Úc mà mình cần phải làm khi muốn định cư Úc. Nếu bạn đang cần tư vấn hay xin visa định cư hãy liên hệ: ditruglobal.com