Đi chùa ngày lễ Vu Lan từ lâu đã là một nét đẹp văn hóa truyền thống phương Đông. Tuy vậy, hành động này có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người Việt? Và nên đi viếng chùa nào trong dịp Vu Lan nếu đang ở Sài Gòn hoặc Hà Nội? Hãy cùng Blog Adayroi giải đáp giúp bạn nhé.
1. Ý nghĩa đi chùa ngày lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan là dịp để con cái bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với bậc sinh thành. Vậy nên, hằng năm cứ vào dịp lễ này có rất nhiều cách để bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ, người thân trong đó đi chùa là một việc làm quen thuộc và đầy ý nghĩa.
Việc đi chùa, thắp hương vừa là cầu siêu nhưng bên cạnh đó cũng là cầu bình an, gia đình luôn an lành, may mắn. Đi chùa vào ngày này cũng là tỏ lòng biết ơn, báo hiếu tới ông bà cha mẹ, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Chính với ý nghĩa cao đẹp đó mà đi chùa trong ngày lễ Vu Lan dần trở thành một nét đẹp văn hóa được lưu giữ và phát triển ở mọi miền đất Việt.
Đi chùa vào lễ Vu Lan mang nhiều ý nghĩa cao đẹp (Nguồn: vietnammoi.vn)
2. Lễ Vu Lan nên đi chùa nào ở Sài Gòn?
Nếu bạn ở Sài Gòn, trong ngày lễ báo hiếu này, đừng quên ghé thăm một số ngôi chùa dưới đây.
2.1. Chùa Diệu Pháp
Nằm cạnh dòng sông Sài Gòn và được bao bọc bởi những hàng cây, khóm trúc, chùa Diệu Pháp là điểm đến quen thuộc của nhiều Phật tử mùa lễ Vu Lan với nhiều hoạt động ý nghĩa như bông hồng cài áo, cầu nguyện, thả đèn hoa đăng cầu bình an cho gia đình, cầu siêu cho người đã mất,…
2.2. Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp, ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn với khung cảnh thanh tịnh cùng nhiều hoạt động ý nghĩa. Tới đây vào lễ Vu Lan bạn có thể tịnh tâm cầu khấn bình an hay ăn một bữa cơm được các Phật tử thực hiện rất chu đáo từ các loại thực phẩm chay thơm ngon để cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng nơi của Phật.
Chùa Hoằng Pháp (Nguồn: beautyvietnam.vn)
2.3. Chùa Vĩnh Nghiêm
Nằm cách trung tâm Sài Gòn khoảng 2km, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi hành hương quen thuộc của các Phật tử. Các hoạt động từ thiện, lễ phóng sinh, cầu bình an,… Sẽ được diễn ra vô cùng ý nghĩa trong ngày lễ báo hiếu.
2.4. Chùa Một Cột miền Nam
Đi chùa ngày lễ Vu Lan tại chùa Một cột miền Nam là dịp để bạn tĩnh tâm và tỏ lòng thành kính đối với bậc sinh thành trong ngày lễ Vu Lan. Bạn cũng có thể mang theo mâm cúng lễ là các loại trái cây tươi ngon, theo mùa cùng hoa tươi để thực hiện nghi thức cúng Phật tại chùa.
2.5. Thiền viện Tổ Đình Bửu Long
Ngôi chùa còn có tên gọi là chùa Bửu Long, nơi có kiến trúc vô cùng lộng lẫy cùng khung cảnh yên bình. Vậy nên đây sẽ là nơi rất thích hợp để bạn tới viếng thăm trong dịp lễ Vu Lan ở Sài Gòn năm nay.
Chùa Bửu Long (Nguồn: tiepthitieudung.vn)
2.6. Chùa Giác Lâm
Ngôi chùa cổ với kiến trúc độc đáo tại Sài Gòn hoa lệ. Bạn có thể tới đây, cầu nguyện cửa Phật cũng như bày tỏ niềm tri ân của người con đối với Tam bảo, với đấng sinh thành của mình.
2.7. Việt Nam Quốc Tự
Đi chùa ngày lễ Vu Lan tại Sài Gòn chắc chắn không thể bỏ qua Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc trang hoàng và rộng rãi. Đây là ngôi chùa thu hút đông đảo Phật tử tới dâng hương trong ngày Vu Lan báo hiếu, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.
2.8. Miếu nổi
Miếu nổi được xây dựng tại một vị trí rất đặc biệt, bốn bề là sông nước, cỏ cây. Tới đây bạn sẽ cảm nhận được không khí yên bình, để có thể tĩnh tâm thể hiện lòng thành kính của mình đối với những người thân yêu.
Nét đẹp của Miếu Nổi (Nguồn: foody.vn)
2.9. Chùa Ngọc Hoàng
Ngôi chùa với lối kiến trúc tiêu biểu của người Hoa nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng. Trong mùa lễ Vu Lan, đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như phóng sinh, cầu bình an, may mắn,… Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm khi đi chùa vào ngày rằm để có một ngày đi lễ ý nghĩa nhất.
2.10. Chùa Xá Lợi
Đi chùa ngày lễ Vu Lan tại chùa Xá Lợi để cầu may mắn, bình an cho bậc sinh thành cũng như những người thân yêu. Độc đáo hơn, bạn còn được chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật được lưu giữ tại ngôi chùa nổi tiếng nay.
2.11. Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang với không gian thanh tịnh yên bình sẽ là điểm đến lý tưởng để bạn cầu bình an, may mắn cho những người thân trong gia đình.
Khung cảnh thanh bình tại chùa Phổ Quang (Nguồn: foody.vn)
2.12. Chùa Bà Thiên Hậu
Đây là ngôi chùa được coi là chốn tâm linh hơn 250 tuổi giữa Sài Gòn được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Vậy nên, tới đây ngày lễ báo hiếu bạn không chỉ cầu an, cầu tài lộc mà còn được khám phá nhiều nét kiến trúc độc đáo và những hoạt động vô cùng ý nghĩa.
2.13. Chùa Ông
Chùa Ông còn có tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng thu hút đông đảo Phật tử tới cầu tài lộc, bình an.
2.14. Chùa Pháp Hoa
Đây là ngôi chùa diễn ra rất nhiều hoạt động ý nghĩa trong mỗi mùa lễ, đặc biệt là lễ Vu Lan – báo hiếu được thực hiện với quy mô lớn thu hút đông đảo Phật tử tới tham dự.
2.15. Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ
Nam Thiên Đệ Nhất Trụ, ngôi chùa một cột giữa lòng Sài Gòn với vẻ đẹp trầm mặc thanh tịnh, xứng đáng là điểm đến tâm linh để bạn tĩnh tâm và cầu sức khỏe, bình an cho cha mẹ, người thân.
Chùa Nam Thiên Đệ Nhất Trụ (Nguồn: vnexpress.net)
3. Chùa nào tổ chức lễ Vu Lan tại Hà Nội?
Mặc dù không có quá nhiều hoạt động trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu như tại Sài Gòn, xong việc đi chùa vào dịp lễ này vẫn được đông đảo mọi người đón nhận. Bởi đi chùa vào ngày này không chỉ là cầu siêu, cầu bình an, sức khỏe mà còn tỏ lòng thành kính với tổ tiên, gia đình. Và dưới đây là danh sách một số chùa bạn có thể tới viếng trong dịp lễ Vu Lan ở Hà Nội năm nay.
3.1. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ chính là địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đi chùa ngày lễ Vu Lan. Tại đây, hằng năm, từ 11/07 đến 15/07 âm lịch, đông đảo du khách, phật tử đến dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và báo hiếu cha mẹ, hay cầu siêu cho các anh hùng đã có công với nước.
Chùa Quán Sứ là điểm đến cầu nguyện của Phật tử mùa Vu Lan (Nguồn: laodong.vn)
3.2. Phủ Tây Hồ
Là một trong những chốn linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội, Phủ Tây Hồ nơi thờ Bà chúa Liễu Hạnh cũng là điểm đến quen thuộc của nhiều người trong mùa Vu Lan báo hiếu. Tới đây bạn cũng nên chuẩn bị một chút đồ thờ cúng để thể hiện lòng thành của mình khi đi lễ.
3.3. Chùa Bà Đá
Ngôi chùa nằm trong phố Nhà Thờ với cảnh quan thanh tịnh, là nơi để cha mẹ và con cái thường đến viếng thăm trong lễ Vu Lan.
3.4. Chùa Phúc Khánh
Người dân Hà Nội chắc hẳn đã quá quen thuộc với khung cảnh đông đúc náo nhiệt tại chùa Phúc Khánh trong mỗi mùa lễ Vu Lan. Mọi người tới đây để cầu cuộc sống an lành, cầu siêu cho những linh hồn đã khuất, con cái cầu hạnh phúc gia đình, báo hiếu công sinh thành của mẹ cha.
Chùa Phúc Khánh náo nhiệt mùa Vu Lan (Nguồn: baomoi.com)
3.5. Chùa Pháp Vân
Tại ngôi chùa này, hàng năm vào tháng 7 âm lịch, chùa Pháp Vân tổ chức nhiều khóa tu, thiền dành cho các người dân đến tĩnh tâm và cầu bình an. Vậy nên, đi chùa ngày lễ Vu Lan tại đây bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa cùng các Phật tử.
3.6. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Nằm gần Tam Đảo, một trong những địa điểm du lịch nên đi tại miền Bắc, đặc biệt là dịp Tết, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thực sự là một nơi lý tưởng để bạn có thể cùng với gia đình hướng tới cõi Phật thanh tịnh tại Thiền viện Trúc Lâm. Hơn thế nữa là hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên yên bình, để tĩnh tâm và xua tan mọi muộn phiền.
3.7. Chùa Trấn Quốc
Nằm trên một hòn đảo nhỏ ở Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là điểm đến tâm linh, cầu nguyện bình an, hạnh phúc cho gia đình và những người thân yêu trong dịp lễ Vu Lan.
Chùa Trấn Quốc (Nguồn: vov.vn)
3.8. Chùa Láng
Chùa Láng, ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, nơi để mọi người đến cầu bình an, tài lộc, sức khỏe. Đặc biệt mỗi dịp lễ Vu Lan tới, nơi đây đón tiếp đông đảo Phật tử và du khách viếng thăm.
3.9. Chùa Bằng A
Đây là ngôi chùa thường tổ chức các khóa tu dành cho các Phật tử trẻ tuổi để ngẫm nghĩ, nhớ về công ơn trời biển của cha mẹ.
3.10. Chùa Hà (Thánh Đức Tự)
Cuối cùng, bạn không thể bỏ qua ngôi chùa Hà nổi tiếng tại Hà Nội. Ngoài việc đi chùa để cầu bình an, cầu siêu, ngôi chùa còn nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu duyên. Tham khảo kinh nghiệm đi lễ chùa Hà để có thể chuẩn bị đầy đủ và thật tốt.
Chùa Hà tại Hà Nội (Nguồn: vntrip.vn)
Đi chùa là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt. Việc đi chùa ngày lễ Vu Lan lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Vậy nên, hy vọng rằng với những gợi ý về các ngôi chùa trên đây, bạn sẽ có những trải nghiệm ý nghĩa nhất trong mùa lễ Vu Lan này. Book tour hành hương cầu bình an, may mắn cho gia đình giá ưu đãi trên Adayroi để chuẩn bị cho ngày Lễ Vu Lan ý nghĩa sắp đến nhé.
I think the list is good, but it would be helpful if it included more information about each temple, such as its history, architecture, and significance. This would make it more useful for people who are interested in learning more about these temples.
Wow, thanks for sharing this list of 25 sacred temples in Hanoi and Ho Chi Minh City, i have been looking for a good list. I’ll definitely check out some of these temples during the upcoming Vu Lan Festival.
I’m not sure why you would need to visit 25 temples during the Vu Lan Festival. One or two would be enough, right?
The list is missing some of the most famous temples in Hanoi and Ho Chi Minh City, such as the Tran Quoc Pagoda and the Jade Emperor Pagoda. This is not a comprehensive list.
This is a great list of temples, but I’m not sure if I’ll have time to visit all of them during the Vu Lan Festival. Maybe I’ll just pick a few of the most famous ones.
Wow, what a great list of temples! I’m sure it will be very helpful for people who are planning to visit Hanoi and Ho Chi Minh City during the Vu Lan Festival. I’m especially interested in visiting the Tran Quoc Pagoda, which is one of the oldest temples in Vietnam.
This is such a useless list, it doesn’t even provide any information about the temples, just their names and locations. What a waste of time.
This list is so useless, it doesn’t even include any temples in other parts of Vietnam. What a joke!
I’m not really interested in visiting temples, but this list is still pretty cool. I’m sure it will be helpful for people who are interested in learning more about Vietnamese culture.
This list is missing some of the most important temples in Hanoi and Ho Chi Minh City, such as the Tran Quoc Pagoda and the Jade Emperor Pagoda. This is not a comprehensive list.