Bệnh lý đau khớp cổ tay sau sinh thường gây ra rất nhiều bất tiện cho người mẹ khi phải cử động liên tục hoặc bế trẻ thường xuyên. Vậy nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là gì, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tham khảo thông tin trong bài.
1. Vì sao đau khớp cổ tay sau sinh?
1.1. Nội tiết tố suy giảm
Sau khi sinh em bé thành công, chị em phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn về mặt nội tiết tố có trong cơ thể nên sẽ khiến các phần xương khớp bị suy yếu nghiêm trọng gây ra bệnh đau khớp cổ tay sau sinh. Đặc biệt, nếu bệnh nhân thực hiện các hoạt động hàng ngày liên quan tới cổ tay quá nhiều vào mùa đông thì các biến chứng sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn.
1.2. Thiếu hụt canxi và Vitamin
Hầu hết, do phải cho con bú nên các chị em sẽ thường bị thiếu hụt các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như canxi, vitamin D, vitamin B12… Đây là một trong những nguyên nhân viêm khớp cổ tay sau sinh do thiếu dưỡng chất khiến giảm thiểu mật độ xương khớp, cản trở dây thần kinh ngoại vi phát triển và tạo ra các triệu chứng đau nhức âm ỉ ở phần khớp cổ tay.
1.3. Thường xuyên bế ru con ngủ sai cách
Do các chị em phải thường xuyên bế ru con ngủ trong suốt một thời gian dài mà đồng thời phải thực hiện thêm các công việc nội trợ như giặt quần áo, nấu cơm hay rửa bát nên dễ mắc bệnh. Nguyên nhân chính là do cơ thể chưa phục hồi thể trạng ban đầu, phần xương khớp còn quá yếu và bệnh nhân đã phải hoạt động phần khớp cổ tay liên tục hoặc bế con sai tư thế.
1.4. Tâm lý, trầm cảm sau sinh
Do thiếu hụt quá nhiều dưỡng chất và có tâm lý mệt mỏi, trầm cảm sau sinh nên sẽ khiến các dây thần kinh ngoại vi của chị em hoạt động kém, gây ra đau và tê buốt vùng khớp cổ tay.
1.5. Suy nhược sau sinh và chăm bé
Cũng do khi sau sinh cơ thể của người mẹ bị thiếu hụt vitamin D, vitamin B12 và canxi nên dẫn tới tình trạng bị suy nhược cơ thể, giảm mật độ xương, mắc bệnh loãng xương hoặc cản trở các dây thần kinh ngoại vi hoạt động bình thường. Những nguyên do này thường khiến các chị em phụ nữ cảm thấy đau nhức và tê buốt ở các vùng khớp cổ tay.
Đau khớp cổ tay là căn bệnh thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ sau khi thực hiện sinh con (Nguồn: hellobacsi.com)
2. Triệu chứng đau khớp cổ tay sau khi sinh như thế nào?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau khớp cổ tay sau sinh là đau nhức ở phần cổ tay, cảm giác giã rời hoặc cảm thấy khó khăn khi cầm nắm:
2.1. Đau nhức ở cổ tay
Dấu hiệu của căn bệnh đau khớp cổ tay sau khi sinh có thể dễ dàng nhận biết, chị em sẽ thường cảm thấy tê nhức, đau âm ỉ, có cảm giác bị châm chích ở đầu và thân ngón tay. Biểu hiện rõ rệt nhất là các ngón thứ, ngón cái và nửa ngoài ngón áp út sẽ bị bị đau buốt và nhức mỏi. Trong một số trường hợp, những cơn đau sẽ lan rộng ra cẳng tay, cổ tay và toàn lòng bàn tay.
2.2. Cảm giác rã rời, khó khăn khi cầm nắm
Các cơn đau khớp sẽ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, các hoạt động cầm, ẵm, bế con hay nắm đồ vật trở nên vụng về và khó khăn hơn bình thường. Đồng thời, các cơn đau sẽ dữ dội hơn và gây ra cảm giác vô cùng khó chịu vào ban đêm trước khi người mẹ đi ngủ. Triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy căng thẳng, buồn bã hoặc nghiêm trọng hơn gây ra căn bệnh trầm cảm sau sinh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy nếu người mẹ có những dấu hiệu mắc bệnh đau khớp cổ tay sau sinh, cần phải đăng ký khám sức khỏe chuyên khoa xương khớp toàn diện, uy tín tại các trung tâm y tế hàng đầu để phòng ngừa biến chứng xấu nhất xảy ra.
Bệnh đau khớp cổ tay sau khi sinh thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ (Nguồn: hellobacsi.com)
3. Đau khớp cổ tay sau sinh khi nào sẽ hết?
Thông thường thì bệnh sẽ xảy ra với hai trường hợp là do mắc phải các bệnh lý về khớp cổ tay hoặc chỉ bị đau nhức thông thường rồi tự khỏi. Đối với trường hợp thông thường thì chỉ cần người mẹ nghỉ ngơi trong khoảng từ 1-2 tháng là các biến chứng sẽ tự biến mất. Còn đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về khớp như bệnh thoái hóa khớp cổ tay, bệnh viêm khớp cổ tay, hội chứng ống cổ tay… cần phải được áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời để không mắc thêm các biến chứng nguy hiểm khác liệt tạm thời hay tàn phế.
4. Phương pháp điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh
Các phương pháp để điều trị bệnh đau khớp cổ tay sau sinh thường là cần bệnh nhân thay đổi chế độ dinh dưỡng, hạn chế hoạt động ở cổ tay, nghỉ ngơi hợp lý, bấm huyệt hoặc massage:
4.1. Chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin
Để có thể điều trị khỏi, người mẹ cần phải thực hiện một chế độ ăn hợp lý và thường xuyên sử dụng thực phẩm tươi sống giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, vitamin B và canxi để giúp cải thiện tình trạng loãng xương và khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, góp phần giảm thiểu các cơn đau nhức ở phần khớp cổ tay.
4.2. Điều chỉnh hoạt động ở cổ tay
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân hãy hạn chế thực hiện các hoạt động ở phần khớp cổ tay. Tuyệt đối tránh thực hiện bê vác đồ vật nặng, bế con trẻ quá lâu, khi bế con đừng nên dồn sức quá nhiều vào phần cổ tay để tránh bệnh đau khớp cổ tay sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi đã mắc bệnh viêm khớp cổ tay sau sinh (Nguồn: baomoi.com)
4.3. Chườm nóng giảm đau
Ngoài việc thực hiện điều chỉnh hoạt động ở cổ tay và bổ sung dinh dưỡng, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp giảm đau tức thời tại chỗ như chườm nóng lên vùng bị đau hoặc chườm nước ấm. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý trong giai đoạn sau khi mới sinh con nên cố gắng tránh bị nhiễm lạnh, kiêng cữ cẩn thận để không mắc phải.
4.4. Nghỉ ngơi hợp lý
Đối với những bệnh nhân làm việc văn phòng thường phải hoạt động phần khớp cổ tay liên tục do phải đánh máy nhiều cần xây dựng lại chế độ làm việc phù hợp. Bệnh nhân không nên ngồi làm việc trong thời gian quá lâu và bỏ ra một khoảng thời gian trong ngày để giúp phần cổ tay được thư giãn mà không phải hoạt động quá sức lực.
4.5. Massage, châm cứu, bấm huyệt
Nên thực hiện bấm huyệt, châm cứu và massage nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông, hạn chế tình trạng co cứng khớp.
4.6. Áp dụng các phương pháp dân gian
Để có thể giảm thiểu các biến chứng của căn bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng thực hiện các phương pháp dân gian với bài thuốc từ lá lốt, bài thuốc từ rau mồng tơi, bài thuốc từ gừng tươi hay bài thuốc từ mật ong kết hợp với bột quế. Những bài thuốc này đều được các chuyên gia đánh giá là giúp bệnh nhân mắc bệnh không cảm thấy bị đau nhức, ê buốt phần xương khớp sau khoảng từ 1-2 tuần áp dụng.
Có rất nhiều phương pháp điều trị giảm nhẹ hoặc dứt điểm căn bệnh này (Nguồn: benhvienbacha.vn)
Với những thông tin trên, Blog Useful hy vọng rằng quý bạn đọc đã hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị căn bệnh đau khớp cổ tay sau sinh. Bạn hãy thực hiện kiêng cữ sau sinh đúng phương pháp, tránh nhiễm lạnh và kết hợp ăn uống bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để phòng tránh tuyệt đối mắc phải căn bệnh này nhé.