Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Để giảm đau bạn cần có biện pháp chăm sóc bản thân đúng cách và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ.
1. Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai 3 tháng đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau hông khi mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân thứ nhất là do cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormon làm mềm mô liên kết, nới lỏng dây chằng vùng chậu khiến các khớp xương linh hoạt hơn, dễ tạo cảm giác đau hông khi mẹ đổi tư thế ngồi hoặc nằm. Vì đây là biến đổi tự nhiên để thích ứng với thai nhi nên không có cách phòng tránh mà chỉ có thể khắc phục thông qua các biện pháp tập luyện tại nhà.
Nguyên nhân thứ hai là do các dây thần kinh hông bị chèn ép. Trong 3 tháng đầu, thai nhi hình thành và tăng trưởng về kích thước khiến tử cung bị co giãn, gây áp lực lên hai dây liên kết giữa thắt lưng và chân tạo cảm giác ê mỏi và đau nhức. Cảm giác này có thể lan xuống đùi hoặc thậm chí khiến bà bầu không thể đi lại, nếu triệu chứng trở nên trầm trọng hãy tới gặp bác sĩ để khắc phục sớm nhé.
Nguyên nhân thứ ba là do dây chằng tròn của bà bầu chịu áp lực lớn trong quá trình mang thai, để nâng đỡ thai nhi dây chằng sẽ bị căng cứng, trở nên đau nhức, nhói ở bụng và háng. Mức độ đau hông nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong khi một số bà bầu chỉ phải chịu các cơn đau gián đoạn, thì số còn lại sẽ âm ỉ liên tục suốt cả ngày.
Nguyên nhân đau hông khi mang thai 3 tháng đầu thường bắt nguồn từ sự thay đổi của cơ thể mẹ để thích ứng với bé nên bạn không cần quá lo lắng. Hãy duy trì thói quen khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để sớm khắc phục.
Các nguyên nhân dẫn đến đau hông ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bạn nên biết (Nguồn: lejournaldumedecin.com)
2. Hiện tượng bà bầu bị đau hông 3 tháng đầu có nguy hiểm không
Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu là những triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Hiện tượng đau hông thường chỉ nguy hiểm khi mẹ bầu không biết cách chăm sóc, vì quá mệt mỏi nên bỏ bữa, biếng ăn, ăn kiêng khiến cho trình trạng ngày một trầm trọng.
Những cơn đau dai dẳng sẽ khiến cơ thể ngày một suy nhược, kém hấp thụ chất làm thai nhi bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển toàn diện. Nếu bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường bạn cần đến bệnh viện để nhận sự thăm khám của bác sĩ.
Vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm nhất trong thai kỳ nên mẹ bầu cần cẩn trọng với các dấu hiệu như đau lan sang bụng dưới, hoa mắt chóng mặt, không thấy chuyển động của thai nhi, bụng dạ trống rỗng…. Nếu xử lý không kịp có thể dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo hoặc sảy thai, nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và con.
Nếu các cơn đau đến dồn dập mà chưa có cách khắc phục ngay thì bạn nên hạn chế đi lại vì việc di chuyển lúc này sẽ vô cùng nguy hiểm, một bước sẩy chân có thể làm tổn thương thai nhi hoặc khiến cơ thể yếu ớt của trẻ bị tác động tiêu cực.
Các biến chứng tác động tức thời lên cơ thể mẹ là không nhiều nhưng nếu không duy trì chế độ vận động, dinh dưỡng lành mạnh mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm sau này. Chính vì thế, ngay từ khi mang thai bạn cần tạo cho mình thói quen ngủ nghỉ hợp lý, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ.
Triệu chứng đau hông dẫn đến sảy thai nếu không được chăm sóc đúng cách (Nguồn: readersdigest.ca)
3. Cách giảm đau hông 3 tháng đầu thai kỳ
Nếu có thời gian bạn nên tham khảo các tư thế ngủ thoải mái cho bà bầu để giảm tình trạng đau hông cũng như có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Việc nằm một chỗ quá lâu hoặc mang vác vật nặng sẽ làm tăng lực tác động lên xương chậu, đè nén dây thần kinh khiến triệu chứng ngày thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyên bà bầu không nên kiêng cữ quá nhiều, tập thể dục thường xuyên, vận động, di chuyển vừa phải để cơ xương được thư giãn, giảm đau hông hiệu quả. Vào thời gian rảnh rỗi, các ông chồng nên chuẩn bị nước ấm cho vợ tắm hoặc chườm nhiệt ở các điểm bị đau giúp bà xã dễ chịu hơn và có giấc ngủ ngon.
Một số chị em phụ nữ truyền tai nhau phương pháp giảm đau bằng cách kê gối khi ngủ hoặc dùng đai nẹp hỗ trợ. Các loại đai nẹp điều trị và chỉnh hình có cấu trúc thông minh sẽ giúp cố định cơ xương, phân tán lực tác động lên hông và giảm đau hiệu quả.
Nếu mẹ bầu có nhiều thời gian hơn hãy thử tập luyện các bài vật lý trị liệu hoặc thực hiện cách massage tại nhà để xua tan stress và mệt mỏi. Bên cạnh các lưu ý trong đi lại và ngủ nghỉ thì bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu 3 tháng đầu để cải thiện sức khỏe, các loại đậu đỗ giàu giá trị dinh dưỡng, rau củ quả tươi sạch, trứng gia cầm nguồn gốc đảm bảo và ngũ cốc thành phần tự nhiên…
Với các mẹ bầu mang đa thai, một trọng lượng lớn sẽ đè trực tiếp lên xương chậu khiến cơn đau dữ dội và dai dẳng hơn bao giờ hết. Ngay từ khi có kết quả siêu âm, bạn nên tập ngay cho mình thói quen ngồi thẳng lưng, hạn chế ngồi lâu để giảm thiểu sức ép, giảm nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm sau sinh.
Mặc dù các cơn đau sẽ vô cùng khó chịu nhưng bạn không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc học theo phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng. Sau tất cả, sự tư vấn của bác sĩ luôn là giải pháp tốt nhất giúp mẹ bầu giảm đau hông, ngăn ngừa các biến chứng về xương cốt sau này.
Triệu chứng đau hông sẽ không gây nguy hiểm nếu biết khắc phục đúng cách (Nguồn: baomoi.com)
Nếu bạn hàng ngày phải gánh chịu các cơn đau hông dai dẳng thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả nhất nhé. Xu hướng của phụ nữ hiện đại là lựa chọn các gói chăm sóc bà bầu và sau sinh tại bệnh viện uy tín để tiết kiệm thời gian thăm khám, an tâm hơn trong quá trình mang thai, tạo tiền đề cho con có khởi đầu trọn vẹn.
Hiện nay trên Useful đang cung cấp các gói dịch vụ thai sản chất lượng cao, giá cả phải chăng, hãy dành thời gian tham khảo và lựa chọn cho mình người bạn đồng hành phù hợp nhất nhé. Hy vọng những thông tin xoay quanh đau hông khi mang thai 3 tháng đầu trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, khắc phục hiệu quả và có trải nghiệm đẹp trong quá trình mang bầu.