Lễ cúng tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm được biết đến là phong tục có ý nghĩa với con người Việt Nam. Mọi gia đình tấp nập chuẩn bị những lễ vật như mũ, áo, cá chép, mâm cỗ và bài cúng để tiễn ông Táo về chầu trời, báo cáo những việc tốt xấu trong năm qua.
1. Bài cúng tết ông Táo ông Công
1.1. Ngày ông Công ông Táo là ngày bao nhiêu
Bài cúng ông Công ông Táo được các gia đình chuẩn bị trước khi đến giờ lễ không thể thiếu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (28/1/2019 dương lịch) đó chính là bài cúng được dẫn theo cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (trích theo NXB Văn hóa Thông tin). Dưới đây là bài cúng tết ông Táo, mọi người có thể tham khảo để thực hiện đúng phong tục cổ truyền này tại nhà:
“Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật! (3 lần)”
Tết ông công ông táo cúng gì? (Nguồn: baomoi.com)
1.2. Bài cúng ông Táo ngày 30 tết về nhà
Với lễ cúng ông Táo ngày 30 tết khác với lễ cúng ông Táo vào 23 tháng Chạp chính là ở bài cúng. Dưới đây là bài cúng tết ông Táo đầy đủ để mọi gia đình có thể tham khảo:
“Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần.
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là Phút giao thừa năm 2022 Mậu Tuất, chúng con là…, sinh năm…, ngụ tại…
Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)”
Cúng ông Táo ngày 30 tết cần chuẩn bị những gì? (Nguồn: baomoi.com)
2. Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
2.1. Lễ cúng ông Công ông Táo miền Bắc
Nhiều người thắc mắc không biết tết ông Công ông Táo cúng gì? Lễ cúng này ở miền Bắc có khác gì so với lễ cúng ở miền Nam? Với ngoài Bắc, người dân thường chuẩn bị những lễ vật (hai mũ dành cho các ông Táo với hai cánh chuồn gắn trên đầu và một mũ bà không có mũ chuồn, vàng mã và ba con cá chép sống), ngoài ra họ còn có thêm xôi chè trong mâm cúng.
Tùy năm theo ngũ hành mà màu sắc giấy làm mũ cho các ông Táo được thay đổi như: màu vàng dành cho năm hành kim, màu trắng cho năm hành mộc, màu xanh cho năm hành thủy, màu đỏ cho năm hành hỏa và màu đen cho năm hành thổ. Ngoài ra, khi làm lễ cúng ông Táo chầu trời, các gia đình cũng đều dọn dẹp bàn thờ, đốt chân nhang cũ và lau chùi sạch sẽ bát hương.
Phong tục cúng tết ông Công ông Táo hàng năm (Nguồn: nguoiduatin.vn)
2.2. Lễ cúng ông Công ông Táo miền Nam
Ở miền Nam thì lễ cúng tết ông Công ông Táo cũng không khác nhiều so với ở miền Bắc. Các lễ vật vẫn được chuẩn bị đầy đủ, thay vì thêm xôi, chè thì ở đây họ thường thêm đĩa động phộng hay kẹp vừng đen, mâm hoa quả đơn giản và một bộ hình con cò và con ngựa được làm bằng giấy, cắt đơn giản và không cần có khung.
Điểm khác trong phong tục truyền thống này đó chính là ở trong miền Nam họ sẽ không mua cá chép thả sông, không thay cọng nhang và không thờ áo mũ như phong tục ngoài miền Bắc.
Lễ cúng ông táo miền Nam (Nguồn: vnmedia.vn)
3. Giờ nào cúng ông Công ông Táo là tốt nhất?
Giờ để làm lễ cúng ông Công ông Táo theo quan niệm thì thời gian đúng nhất là vào trưa ngày 23 tháng Chạp. Còn với trường hợp các gia đình bận rộn, không có thời gian sắp xếp vào hôm đó thì có thể làm lễ trước 1-2 ngày vào buổi sáng, tối cũng được. Cuộc sống tất bật hơn vào những ngày cuối năm vì thế để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua thực phẩm tươi ngon chất lượng, hay trái cây rau củ sạch an toàn trên Useful hoặc ghé hệ thống siêu thị Vinmart, chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+. Đừng quên giỏ quà Tết 2022 giá tốt tại siêu thị Useful đa dạng lựa chọn mẫu mã.
Trên đây là bài viết về phong tục lễ cúng tết ông Công ông Táo hàng năm mà mỗi gia đình đều chuẩn bị. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ truyền thống của người Việt Nam và cần chuẩn bị những gì. Chúc bạn có một cái Tết an lành, đủ đầy và hạnh phúc bên gia đình, người thân nhé!