1. Cúm A là bệnh gì?
Là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cúm A là căn bệnh ra sao, triệu chứng bệnh cụ thể thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Hiểu rõ bệnh sẽ giúp bố mẹ có thể phòng tránh bệnh tốt cho trẻ.
1.1. Cúm A ở trẻ em là bệnh gì
Trẻ em rất dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Bệnh cúm A ở trẻ do các virus thường gặp như cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 gây ra. Bệnh có khả phát triển và lây nhiễm rất nhanh.
Bệnh cúm A ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
1.2. Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không
Như đã nói ở trên, cúm A không phải bệnh ác tính tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.2.1. Suy hô hấp cấp
Trẻ nhỏ khi bị nhiễm cúm A thường có biểu hiện lâm sàng là tim đập nhanh, sốt cao, khó thở, ho ra đờm thậm chó có lẫn máu, có dầu hiệu các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp cấp tính.
Trên đây đều là những biểu hiện vô cùng nguy hiểm khi mắc cúm A, bố mẹ cần phát hiện và kịp thời đưa trẻ thăm khám nhi để nhận tư vấn của bác sĩ nếu không muốn bệnh trở nặng, phổi bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
1.2.2. Viêm xoang
Trẻ nhỏ khi bị nhiễm cúm A thì khoảng từ sau 4 đến 6 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như đau tai, cổ có đờm vàng, mũi tắc nghẽn, viêm xoang, khó thở. Khi phát hiện trẻ mắc phải các triệu chứng trên thì cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
1.2.3. Viêm tai giữa
Virus cúm A khi lây nhiễm ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tai, tấn công đến màng nhĩ khiến trẻ bị viêm tai giữa. Trẻ đau nhức tai, chảy dịch vàng, mệt mỏi, sốt cao, chảy mũi đặc, chán ăn.
2. Ai dễ mắc cúm A
Cúm A thường mắc ở đối tượng nào? Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm? Cúm A có thể lây nhiễm ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên nó đặc biệt dễ lây nhiễm cho trẻ nhỏ và người cao tuổi vì hai đối tượng này có sức đề kháng rất yếu.
Trẻ em sống trong khu dân cư đông đúc, không khí ngột ngạt, tù túng, không đảm bảo vệ sinh rất dễ mắc bệnh. Trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tuổi thường có thể trạng và sức đề kháng yếu, trẻ béo phì, trẻ có sức miễn dịch yếu hay trẻ bị ung thư rất dễ bị cúm A vì virus dễ dàng tấn công và phát triển do hệ miễn dịch của trẻ rất kém. Những bé có tiếp xúc với người mắc cúm A cũng rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng kém, rất dễ lây bệnh.
3. Triệu chứng cúm A ở trẻ em
Cúm A phát triển rất nhanh, chỉ khoảng sau 1 đến 2 ngày trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh. Trẻ mắc cúm A thường có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, cơ thể đau nhức, lờ đờ,… Bệnh nặng thêm một chút thì trẻ bắt đầu xuất hiện biểu hiện viêm họng, cổ đau rát, ho dai dẳng, khó thở, chảy nước mũi, tim đập nhanh,…
Một số trường hợp khi bị nhiễm cúm A trẻ còn bị động kinh, cơ thể xuất hiện tình trạng co giật, nếu không kịp thời phát hiện và đêm đến bệnh viện để thăm khám rất dễ ảnh hưởng đến thần kinh.
Ngoài ra, trẻ mắc cúm A nặng còn xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tiêu chảy kéo dài, suy hô hấp, viêm tai giữa,…
4. Diễn biến cúm A ở trẻ
Như đã nói ở trên, diễn tiến của cúm A rất nhanh, chỉ sau 1 đến 2 ngày là bệnh đã khiến cơ thể bắt đầu mệt mỏi và xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Cứ qua mỗi ngày bệnh lại càng nặng hơn, các triệu chứng bệnh cũng từ nhẹ đến nặng, bắt đầu trẻ chỉ nóng sốt và nhức mỏi, bệnh nặng hơn sẽ khiến trẻ bị suy hô hấp, viêm xoang, thậm chí bị viêm tai giữa và có nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
Diễn tiến bệnh khá nhanh, bệnh cũng rất nguy hiểm, do đó bố mẹ cần quan sát để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đi thăm khám tại các bệnh viện và điều trị kịp thời.
5. Cách điều trị cúm A ở trẻ em
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh cúm A bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận các phương pháp điều trị. Cúm A có thể điều trị tại nhà, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà, làm đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ cải thiện tốt hơn.
Bên cạnh các phương pháp điều trị của bác sĩ thì bố mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh khoa học, giúp trẻ có một sức khỏe tốt, phòng chống lại các tác nhân gây bệnh, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
6. Dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ bị cúm A
Trẻ dễ mắc cúm A là thể trạng yếu, sức đề kháng yếu, do đó bố mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, một lối sống lành mạnh để phòng chống bệnh. Trẻ bị cúm A nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ giúp dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, nấu mềm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả hữu cơ. Vì cơ thể trẻ yếu, hệ tiêu hóa rối loạn, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ hấp thu tốt, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị bệnh, bố mẹ cần có chăm sóc trẻ thật tốt, cách ly trẻ khỏi mọi người trong những ngày đầu, cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều, chỗ ở phải thoáng mát, sạch sẽ. Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, cho trẻ ăn mặc thoáng mát, uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.
7. Phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ em
Thay vì để trẻ nhiễm bệnh thì bố mẹ nên biết cách để phòng tránh bệnh cho trẻ. Cách phòng tránh cúm A không khó, chỉ cần làm đúng các lưu ý sau.
7.1. Tiêm phòng cúm A cho trẻ em
Để phòng cúm A cho trẻ bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế dự phòng, nhờ bác sĩ tư vấn và tiêm phòng vắc xin chống cúm A. Tiêm phòng cúm A cho bé sẽ giúp trẻ có thể kháng lại sự xâm nhập của virus cúm A, phòng chống bệnh lây nhiễm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm vắc xin chống cúm A là cách tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi bệnh.
7.2. Phòng ngừa trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé
Trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ cần xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống khoa học với các loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong thời kỳ giao mùa. Tạo cho bé một không gian sống, vui chơi sạch sẽ và thoáng mát.
Trường hợp trong gia đình, những người xung quanh nhiễm bệnh thì cần tránh cho trẻ tiếp xúc. Giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, một môi trường sống an toàn, sạch sẽ và lành mạnh là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Với những chia sẻ trên thì chắc hẳn mọi người đã biết được cúm A ở trẻ em có nguy hiểm, triệu chứng bệnh cũng như cách phòng tránh. Cúm A nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ dễ khiến trẻ mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy hại đến sức khỏe.
Ngay từ lúc này hãy xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý với nguồn thực phẩm sạch, đầy đủ dinh dưỡng, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm thám, tiếp nhận điều trị, chăm sóc kịp thời để bệnh có thể phục hồi nhanh.