1. Dấu hiệu và phương pháp tầm soát ung thư da
1.1. Dấu hiệu ung thư da
Có rất nhiều dấu hiệu ung thư da xuất hiện trên cơ thể mà bạn không nên chủ quan. Trong đó đặc biệt là những vấn đề sau:
1.1.1. Xuất hiện nốt ruồi mới
Nếu trên da xuất hiện những đốm sắc tố tương tự như nốt ruồi nhưng có kích thước không đều nhau, màu sẫm dần thì đó có thể là dấu hiệu ung thư da.
1.1.2. Kích thước nốt ruồi lớn dần theo thời gian
Nốt ruồi bình thường sẽ nhẵn nhụi và ổn định. Trong khi đó vùng da bị ung thư sẽ có nốt ruồi lớn dần lên. Do đó nếu bạn thấy sự thay đổi kích thước, đặc biệt ở những nốt có đường kính lớn hơn 6mm thì cần phải kiểm tra cẩn thận.
1.1.3. Ngứa chỗ nốt ruồi
Nốt ruồi gây ngứa ngáy, có viền nham nhở hoặc không đều là những nốt ruồi bất thường, rất có thể là do da bị tổn thương.
1.1.4. Xuất huyết chỗ nốt ruồi
Nốt sắc tố bị chảy máu hoặc có cảm giác đau là đặc điểm rõ ràng nhất khi bị ung thư da. Do đó khi gặp những dấu hiệu này, bạn cần thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt.
Cần kiểm tra những nốt ruồi có kích thước thay đổi bất thường (Nguồn: khoe.online)
1.2. Phương pháp chẩn đoán ung thư da
1.2.1. Khám sàng lọc
Những biểu hiện của ung thư da có thể kiểm tra bằng mắt thường. Bạn nên kiểm tra toàn bộ cơ thể, xem có những dấu hiệu bất thường về da và sắc tố da không. Ngoài ra những người mắc bệnh về da hoặc thường xuyên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng trang phục bảo hộ hay dùng kem chống nắng chất lượng tốt cũng có nguy cơ cao mắc phải. Nếu nhận thấy những dấu hiệu ung thư da từ sự thay đổi của nốt ruồi thì cần tới bác sĩ kiểm tra. Bên cạnh đó, khi thực hiện gói sàng lọc ung thư tổng quát tại bệnh viện uy tín, bạn cũng sẽ được khám sàng lọc những vấn đề này.
1.2.2. Kiểm tra từng vùng cơ thể
Ung thư da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Do đó cần kiểm tra kỹ từng vùng, kể cả khu vực da đầu, sau tai, giữa các ngón tay, ngón chân hay các khu vực khuất khác trên cơ thể. Nếu xuất hiện nốt ruồi không cân đối, đường viền hoặc sắc tố bất thường, độ lồi không đều hay đường kính lớn, bác sĩ sẽ xác định xem đó có phải là dấu hiệu ung thư da không.
1.2.3. Sinh thiết nốt ruồi
Sau khi xác định được những nốt ruồi bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và lấy một phần da vùng nốt ruồi để kiểm tra dưới kính hiển vi xem có tế bào ung thư da không.
1.3. Đối tượng tầm soát ung thư da
1.3.1. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư da thì bạn cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này.
1.3.2. Người có dấu hiệu bất thường của ung thư da
Những bất thường trên da như sắc tố thay đổi, có cảm giác đau ngứa hay vết thương lâu lành cũng là những dấu hiệu ban đầu của ung thư da, cần phải kiểm tra kịp thời.
Bác sĩ kiểm tra những dấu hiệu ung thư da trên cơ thể (Nguồn: baomoi.com)
2. Có nên tầm soát ung thư da
Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng không nên thường xuyên làm các kiểm tra sàng lọc các loại ung thư. Thay vào đó, bạn cần cân nhắc về ưu nhược điểm tầm soát ung thư da để có quyết định phù hợp và chỉ tiến hành tầm soát ung thư khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
2.1. Ưu điểm tầm soát ung thư da là gì?
2.1.1. Phát hiện dấu hiệu tiền ung thư
Những dấu hiệu tiền ung thư cũng có thể là các triệu chứng của những loại tổn thương khác trên da. Nếu không điều trị sớm, chúng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và có khả năng tiến triển thành ung thư da.
2.1.2. Phát hiện ung thư da sớm
Ung thư da có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người. Trên thực tế, việc điều trị không khó nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên rất nhiều người bỏ qua những dấu hiệu sớm và không kiểm tra sàng lọc đúng lúc khiến hiệu quả điều trị suy giảm.
2.1.3. Được điều trị bệnh kịp thời
Ung thư da giai đoạn đầu có nguy hiểm không thì bạn hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu được tầm soát ung thư và điều trị sớm tại bệnh viện chất lượng.
2.2. Nhược điểm tầm soát ung thư da là gì?
Với những ai còn băn khoăn về việc có nên tầm soát ung thư da không thì câu trả lời đầy đủ là có với trường hợp thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh và không nếu không nằm trong nhóm đối tượng kể trên. Tuy nhiên, khi bạn hoàn toàn không có nguy cơ mắc ung thư da mà vẫn thực hiện tầm soát thì việc sàng lọc sẽ không có hiệu quả.
Hơn nữa thực hiện các thủ thuật y tế không cần thiết vừa gây lãng phí thời gian, công sức, vừa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Đây chính là một trong những nhược điểm của phương pháp này đồng thời cũng là lưu ý các bạn cần nắm được để không tiền mất tật mang.
Phát hiện sớm dấu hiệu tiền ung thư da sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn (Nguồn: wordpress.com)
Như vậy việc có nên tầm soát ung thư da không còn tùy thuộc vào việc trên cơ thể bạn có dấu hiệu nào bất thường không, hoặc bản thân có thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao không. Đừng quên tham gia tầm soát ung thư tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tiến hành thăm khám, sàng lọc một cách khoa học, an toàn.