Chụp CT ổ bụng là gì, quy trình, chi phí, ưu nhược điểm, cần lưu ý gì

Công nghệ chụp CT ổ bụng đang ngày càng phát triển và được nhiều hệ thống bệnh viện áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn sự hoài nghi về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Trong bài viết sau sẽ giải quyết các thắc mắc của bạn về kỹ thuật chụp CT bụng một cách chi tiết nhất.

1. Chup CT ổ bụng là gì?

Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng máy X-quang và máy tính để cho ra hình ảnh cắt ngang của cả cơ thể. Các hình ảnh này sẽ cung cấp một số thông tin khá chi tiết hơn khi so với chụp X-quang thông thường. Từ đó, các bác sĩ sẽ thấy rõ được những mô mềm, mạch máu, xương ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Bên cạnh đó, mục đích của việc chụp CT không những là cách chẩn đoán ung thư chính xác từ sớm mà còn hỗ trợ chẩn đoán bệnh và đánh giá một số thương tổn. Theo đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp CT để phát hiện các vấn đề như: chẩn đoán các rối loạn về xương và cơ bắp, xác định vị trí của khối u, phát hiện các tổn thương về nội tạng hay chảy máu ở bên trong,…

Hơn nữa, đặc điểm của phương pháp sẽ hoạt động dựa vào tia X-quang đi ngang qua khu vực cần chụp, cụ thể trong đó là ổ bụng của người bệnh và trong thời gian chỉ vài phút. Kết quả sau khi chụp sẽ được hiện ra trên màn hình máy tính, đó là các hình ảnh 2 hoặc 3 chiều từ mặt cắt ngang của ổ bụng.

Thế nào là chụp CT ổ bụng?

Thế nào là chụp CT ổ bụng? (Nguồn: alobacsi.vn)

2. Chụp CT ổ bụng được chỉ định khi nào?

2.1. Các trường hợp được chỉ định

Một số các trường hợp được chỉ định chụp CT ổ bụng khi bác sĩ nghi ngờ cơ thể bệnh nhân gặp những triệu chứng liên quan như sau: các căn bệnh về gan hoặc biểu hiện ung thư gan; sỏi hoặc u đường mật-túi mật; viêm tụy cấp-mãn, các khối u từ tụy; có khối u hay chấn thương ở lá lách; xuất huyết tiêu hóa; có khối u mạc treo, ổ áp xe dưới hoành;…

2.2. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT

Bên cạnh đó, chụp CT bụng sẽ không chống chỉ định tuyệt đối nhưng lại chống chỉ định tương đối với các trường hợp liên quan, bao gồm trong đó là: tiền sử bị dị ứng với loại thuốc cản quang hay các loại thuốc khác, cân nhắc khi chỉ định với bệnh nhân đang mang thai ở các tuần đầu tiên.

Tiến triển của bệnh gan qua các giai đoạn

Tiến triển của bệnh gan qua các giai đoạn (Nguồn: baomoi.com)

3. Ưu và nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính CT bụng là gì

3.1. Chụp CT bụng phát hiện ra những bệnh gì

Theo đó, chụp CT ổ bụng sẽ có thể phát hiện ra bệnh tại vùng bụng trên cơ thể bệnh nhân, chẳng hạn như xác định các nguyên nhân chuẩn xác gây sưng hoặc đau bụng, sán khí; chẩn đoán được bệnh ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô tế bào gan; kiểm tra trạng thái, mức độ khi nhiễm trùng và chấn thương ở vùng bụng; kiểm tra tình trạng của gan, túi mật, đường mật, tuyến tụy và có thể phát hiện các bệnh về thận.

3.2. Ưu điểm

Về mặt ưu điểm, công nghệ chụp CT sẽ hỗ trợ cho ra hình ảnh sắc nét bởi không có nhiều hình ảnh bị chồng lên nhau, sự phân giải ảnh các mô mềm sẽ cao hơn so với phương pháp chụp X-quang, độ phân giải không gian với bộ phận xương cao, thời gian chụp khá nhanh khi trong trường hợp khẩn cấp, chụp CT còn có thể sử dụng cho người bệnh chống chỉ định chụp MRI.

3.3. Nhược điểm

Thêm vào đó, kỹ thuật chụp CT bụng vẫn còn đó các hạn chế. Có khả năng đâm xuyên khá mạnh từ tia X nên chụp CT sẽ bị hạn chế hơn phương pháp MRI khi phát hiện những tổn thương ở phần mềm. Độ phân giải của hình ảnh từ chụp CT bị thấp hơn khi so sánh với MRI. Chụp CT sẽ khó phát hiện ra những tổn thương có kích cỡ nhỏ hay những bộ phận và sự tổn thương có cùng độ đậm. Đặc biệt, CT là phương pháp sử dụng tia X nên có thể gây nhiễm phóng xạ.

Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT

Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT (Nguồn: 3.bp.blogspot.com)

4. Chụp CT bụng có ảnh hưởng gì không?

Việc chụp CT ổ bụng thông thường sẽ chống chỉ định cho thai phụ. Tuy bức xạ từ phương pháp này không gây nên các tổn thương đến thai nhi, nhưng các bác sĩ sẽ đề xuất đến bạn một loại xét nghiệm liên quan như MRI hoặc siêu âm để hạn chế thai nhi sẽ tiếp xúc với bức xạ.

Bên cạnh đó, một số đối tượng sẽ cảm giác bị khó chịu khi nằm trên bàn cứng trong lúc chụp CT. Một số chất tương phản khi đưa vào bên trong cơ thể thông qua đường truyền từ tĩnh mạch sẽ gây nên cảm giác hơi nóng, cơ thể bị đỏ bừng và có vị của kim loại bên trong miệng. Tuy nhiên, cảm giác này khá bình thường và sẽ biến mất sau đó vài giây.

Hơn thế nữa, chụp CT sẽ chứa nhiều tia bức xạ hơn khi chụp X-quang thông thường, nhưng nguy cơ dẫn đến ung thư bởi tia bức xạ khá nhỏ nếu như người bệnh chỉ tiến hành chụp 1 lần. Mặt khác, nếu bệnh nhân chụp CT nhiều lần thì nguy cơ gặp phải ung thư là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều người cũng có dị ứng đối với những chất tương phản. Đa số là các chất thành phần có chứa i-ốt, vì lẽ đó nếu người bệnh có phản ứng mạnh và tiêu cực đối với i-ốt trước đó thì nên thông báo tình trạng này cho các bác sĩ được biết. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn steroid hoặc thuốc dị ứng để kháng lại các tác dụng phụ nếu người bệnh dị ứng với i-ốt trong trường hợp phải bắt buộc sử dụng chất tương phản.

Chụp CT có ảnh hưởng gì đến người tham gia?

Chụp CT có ảnh hưởng gì đến người tham gia? (Nguồn: yersinclinic.com)

5. Quy trình chụp cắt lớp vi tính CT bao gồm những bước nào

5.1. Thăm khám trước khi chụp CT

Đầu tiên của quy trình chụp CT ổ bụng sẽ thực hiện thăm khám qua một số việc thiết yếu. Cho người bệnh nằm ngửa, giơ hai tay lên trên đầu nhằm hạn chế sự nhiễu ảnh. Bác sĩ sẽ hướng dẫn nhịn thở tránh tác động nhiều và cho kết quả tốt hơn. Có thể yêu cầu bệnh nhận làm một số xét nghiệm tiêm chất tương phản trước khi tiến hành chụp CT ổ bụng.

5.2. Chuẩn bị trước khi chụp CT bụng

Trước khi chuẩn bị chụp CT bụng, bạn sẽ được yêu cầu gỡ bỏ một số vật dụng, trang sức có chất liệu bằng kim loại ra khỏi cơ thể. Hãy khai báo chính xác nhất về tình trạng bản thân như: đang mang thai, bệnh về tĩnh mạch, thận, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng với thuốc. Ký vào giấy cam kết để xác nhận khi tiêm thuốc cản quang nếu trường hợp phải bắt buộc dùng.

5.3. Thao tác chụp CT bụng như thế nào

Theo sự hướng dẫn của các nhân viên y tế, các bệnh nhân sẽ được nằm trên bàn chụp CT ổ bụng, thay đổi các tư thế cũng như thực hiện các yêu cầu khác. Thời gian chụp CT thường mất khoảng từ 3-4 phút, nếu có phát sinh kéo dài hơn thì nhân viên sẽ thông báo đến cho bạn. Trong lúc chụp thì bạn cần phải nằm yên vị trí và có thể phải nín thở để cho kết quả được tốt nhất. Trong trường hợp bệnh nhân tiêm thuốc cản quang thì sẽ có cảm giác nóng rát.

Quy trình chụp CT vùng bụng

Quy trình chụp CT vùng bụng (Nguồn: vinmec.com)

5.4. Theo dõi sau khi chụp CT

Sau các quy trình chụp CT ổ bụng ở trên, với các đối tượng không chỉ định tiêm thuốc cản quang thì sẽ được phép ăn uống và hoạt động bình thường ngay sau đó. Nhưng với trường hợp được chỉ định tiêm thuốc cản quang thì sẽ vẫn giữ nguyên đường truyền tại tĩnh mạch và được theo dõi trong thời gian khoảng 30 phút, nếu không có gặp điều gì bất bình thường thì y tá sẽ tháo kim nếu không chỉ định dụng đường truyền tĩnh mạch. Sau khi đã tháo kim, người bệnh nên đè tay vào nơi tiêm từ 5-10 phút để không bị chảy máu. Không những thế, trong vòng 24 giờ sau đó thì bạn cũng cần phải bổ sung nước lọc tinh khiết để loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể. Nếu người bệnh gặp phải tình trạng khó thở, nôn mửa hay chóng mặt thì cần thông báo đến bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

5.5. Chụp CT bụng bao lâu có kết quả

Sau khi đã chụp CT ổ bụng thì trong vòng từ 30-60 phút sau sẽ trả kết quả đến tay bệnh nhân. Mặt khác, có các trường hợp sẽ trả kết quả lâu hơn nếu như các bác sĩ tiến hành hội chẩn. Ngoài ra, bệnh nhân có thắc mắc cần được giải đáp thì cũng có thể đến gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn kỹ càng hơn.

6. Chụp CT bụng giá bao nhiêu

Hiện nay, có khá nhiều hệ thống bệnh viện có dịch vụ khám bổ trợ chuyên sâu áp dụng phương pháp chụp CT ổ bụng giúp chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác. Trong đó, bạn đọc cũng có thể lựa mua voucher khám bổ trợ kết hợp chụp cắt lớp CT bụng có tiêm thuốc tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với mức giá từ 3,1 triệu đồng.

Chi phí chụp CT bụng bao nhiêu?

Chi phí chụp CT bụng bao nhiêu? (Nguồn: baosonhospital.com)

7. Lưu ý khi chụp CT bụng cần nhớ

7.1. Chụp CT ổ bụng có cần nhịn ăn không

Theo đó, người tham gia chụp CT ổ bụng nên nhịn ăn trước giờ tiêm loại thuốc cản quang thời gian từ 4-6 tiếng, 2 tiếng trước khi chụp thì bệnh nhân cũng có thể uống nước lọc như bình thường.

7.2. Trường hợp nào được và không được tiêm thuốc cản quang

Trước hết, đối với các trường hợp được chỉ định để tiêm loại thuốc cản quang sẽ bao gồm những đối tượng như: đa số các bệnh nhân chụp CT bụng đều cần tiêm loại thuốc này, ngoại trừ biết nguyên nhân gây quặn đau thận bởi sỏi niệu quản; đối tượng nghi ngờ đang mang khối u; các trường hợp viêm hay áp xe; các bệnh nhân mắc các triệu chứng về mạch máu;…

Những đối tượng chống chỉ định tiêm thuốc cản quang khi chụp CT ổ bụng được chia thành hai loại là tương đối và tuyệt đối. Trường hợp tương đối sẽ bao gồm: người suy gan, suy tim, suy thận ở cấp độ 3 và 4, người mắc chứng đa u tủy, người có cơ địa dễ dị ứng và một số đối tượng mắc các căn bệnh mãn tính. Còn đối với người chống chỉ định tuyệt đối thì sẽ không áp dụng với người dị ứng i-ốt và người mất nước nặng.

Quy định khi tiêm thuốc cản quang

Quy định khi tiêm thuốc cản quang (Nguồn: vinmec.com)

7.3. Chụp CT ở đâu tốt chất lượng

Bên cạnh việc tham khảo chụp CT bụng giá bao nhiêu thì lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế khám và chữa trị bệnh hàng đầu cũng quan trọng không kém. Ngoài hệ thống bệnh viện công lập nhà nước thì bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cũng là một trong những địa chỉ uy tín để bạn có thể chọn các gói thăm khám sức khỏe tổng quát kết hợp chụp CT ổ bụng chất lượng cho kết quả chính xác nhất.
Vừa rồi là một số kiến thức về phương pháp chụp CT ổ bụng không những giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan mà còn cho thấy tầm quan trọng của công nghệ này trong y khoa. Bên cạnh việc chụp CT thì một số các phương pháp sàng lọc, tầm soát giúp chẩn đoán ung thư cũng phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay. Đừng quên ghé thăm website Useful để chọn lọc gói khám bệnh giúp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe được tốt nhất nhé.