Chụp CT bụng có cản quang là gì, có hại không, khi nào nên chụp

Chụp CT là thành tựu vượt bậc của công nghệ trong việc chuẩn đoán chính xác hình ảnh. Vậy chụp CT bụng có cản quang là gì? Phương pháp này có hại tới sức khỏe cũng như có gì khác biệt so với việc chụp không cản quang? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Chụp CT bụng có cản quang là gì

Thực chất chụp CT chính là cách sử dụng các tia X-quang quét lên những khu vực của cơ thể theo các lớp cắt ngang để thu được một hình ảnh 2 chiều, 3 chiều trên màn hình máy tính. Để chụp CT bụng có cản quang người ta sẽ tiêm vào cơ thể loại thuốc cản quang. Theo đó, bản chất của thuốc cản quang chính là một Polymer có gắn mod, có tác dụng làm cho những tổn thương, cấu trúc trên cơ thể chuyển sang màu trắng sáng, giúp phân biệt rõ ràng cấu trúc tổn thương so với khu vực khác.

Chụp CT ổ bụng có cản quang là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh hiện đại, chính xác

Chụp CT ổ bụng có cản quang là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh hiện đại, chính xác (Nguồn: siemens.com)

2. Sự khác nhau giữa chụp CT bụng có cản quang và không cản quang

Hiện nay, chụp CT có cản quang được xem là phương pháp hữu hiệu trong việc chuẩn đoán hình ảnh. Cụ thể, việc sử dụng thuốc cản quang sẽ làm tăng mức độ tương của cấu trúc cũng như những tổn thương trên cơ thể khi thực hiện các kỹ thuật chụp X-quang, siêu âm hay chụp cộng hưởng. Đặc biệt, thuốc cản quang thường được sử dụng để xác định những bệnh liên quan đến mạch máu, hệ tiêu hóa. Trong đó, chụp CT bụng có cản quang là cách chuẩn đoán hình ảnh chuẩn xác được nhiều bác sĩ áp dụng.

Riêng với trường hợp chụp CT không cản quang nghĩa là người bệnh sẽ thực hiện việc chụp cắt lớp mà không cần sử dụng thuốc cản quang.

3. Khi nào chụp CT ổ bụng có cản quang

3.1. Các trường hợp được chỉ định

Chụp CT ổ bụng có cản quang là phương pháp áp dụng những thành tựu to lớn của khoa học vào việc chuẩn đoán hình ảnh. Những trường hợp được phép chỉ định chụp CT ổ bụng khi nghi ngờ có khối u hay mắc các bệnh liên quan đến vùng bụng, thận, mật, gan, buồng trứng… Bên cạnh đó, những người đang trong quá trình trị xạ hay thực hiện phẫu thuật cũng được khuyến khích chụp ảnh CT bụng có cản quang để đưa ra những chuẩn đoán hình ảnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả. Một số trường hợp đặc biệt sử dụng chụp CT có cản quang để tìm nguồn mạch nuôi của phổi, bệnh giả phình, bệnh phình mạch, bóc tách động mạch…

3.2. Các trường hợp không được chỉ định

Dù mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong việc chuẩn đoán hình ảnh, tuy nhiên phương pháp chụp CT ổ bụng có cản quang lại chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận, dị ứng thuốc cản quang, sốt cao… Người bị đa u tủy, người mắc các bệnh mãn tính như: hen suyễn, cường giáp, đái tháo đường, hồng cầu hình liềm hay phụ nữ đang mang thai (nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ) cũng không được phép thực hiện chụp CT bụng có cản quang. Đặc biệt, phương pháp này chống chỉ định tuyệt đối với những trường hợp người bị dị ứng với i ốt và mất nước nặng.

Phụ nữ mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên chụp CT có cản quang

Phụ nữ mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên chụp CT có cản quang (Nguồn: cpcs.vn)

4. Chụp CT ổ bụng có cản quang có hại không

Dưới đây là những tác dụng phụ không mong muốn trong việc chụp CT bụng có cản quang cần có cách xử lý kịp thời:

4.1. Sốc phản vệ với thuốc cản quang

Trong một số trường hợp đặc biệt, ngay khi tiếp xúc với một liều lượng nhỏ thuốc cản quang cơ thể sẽ bị sốc phản vệ sau 1 giờ. Những triệu chứng được cho là sốc phản vệ với thuốc phản quang như: phát ban, nóng bừng mặt, co thắt phế quản, phù mạch, tụt huyết áp, mất ý thức, phù thanh quản…

4.2. Phơi nhiễm phóng xạ

So với chụp X- quang, chụp CT có cản quang có chứa lượng bức xạ lớn hơn. Hiện nay có rất nhiều người băn khoăn việc chụp CT bụng có cản quang sẽ dẫn tình trạng phơi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, vì hiện tại tại những bệnh viện lớn, các cơ sở y tế cũng như phòng khám uy tín thường sử dụng lượng bức xạ ở mức thấp nhất để có được hình ảnh chuẩn đoán chính xác, rõ nét nhất.

4.3. Gây hại cho thai nhi

Với phụ nữ đang mang thai chỉ được thực hiện chuẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp CT có cản quang khi đã thông báo với bác sĩ. Dù mức bức xạ từ việc chụp CT không gây ảnh hưởng nhiều tới thai nhi nhưng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe luôn khuyến cáo bà bầu chọn lựa cách thức siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI sẽ an toàn hơn.

Chụp CT có cản quang liên tục sẽ ảnh hưởng tới thai nhi

Chụp CT có cản quang liên tục sẽ ảnh hưởng tới thai nhi (Nguồn: mekheochamcon.com)

4.4. Phản ứng với vật liệu tương phản

Đây là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp của việc chụp CT ổ bụng có cản quang. Với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu tiêm vào phần tĩnh mạch của cánh tay người bệnh một loại thuốc nhuộm (hay còn gọi là vật liệu tương phản) trước khi thực hiện chụp CT.

Hầu hết những tác dụng phụ của việc chụp CT ổ bụng có thuốc cản quang sẽ biến mất nhanh chóng. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc kháng histamin để giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ không mong muốn này.

5. Quy trình tiêm CT bụng có cản quang bao gồm những bước nào

5.1. Trước khi chụp

Trước khi tiến hành chụp CT bụng có cản quang, người bệnh cần đảm bảo tháo bỏ hết đồ trang sức, phụ kiện bằng kim loại ra khỏi cơ thể để tránh gây nhiễu ảnh. Riêng những trường hợp bệnh nhân có tiền sử về các bệnh hen suyễn, tiểu đường, dị ứng thuốc hay đang mang thai phải thông báo trực tiếp với bác sĩ để đưa ra phương án tối ưu nhất. Thêm nữa, người bệnh cần nhịn ăn từ 4 đến 6 trước khi tiêm thuốc cản quang vào cơ thể. Với trẻ nhỏ trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc cản quang, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng một số loại thuốc an thần trước khi chụp CT để tránh trường hợp bé cử động gây nhiễu, mờ hình ảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chuẩn đoán hình ảnh. Việc cuối cùng trước khi tiến hành chụp CT ổ bụng là cần có chữ ký của người thân vào bản cam kết đồng ý sử dụng thuốc cản quang.

Trước khi chụp CT có cản quang người bệnh cần nhịn ăn từ 4 đến 6 tiếng

Trước khi chụp CT có cản quang người bệnh cần nhịn ăn từ 4 đến 6 tiếng (Nguồn: alobacsi.com)

5.2. Trong quá trình chụp

Thời gian chụp CT có cản quang thường diễn ra từ 3 đến 5 phút. Riêng một số trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài từ 15 đến 45 phút. Khi chụp CT, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn chụp và thực hiện một số yêu cầu cụ thể từ phía bác sĩ. Lưu ý, khi thuốc cản quang được tiêm vào cơ thể, người bệnh sẽ có cảm giác nóng ở mặt, cổ và lan xuống các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cần nằm yên và nín thở nếu nhân viên y tế yêu cầu để tránh ảnh hưởng đến kết quả chuẩn đoán hình ảnh.

5.3. Sau khi chụp

Sau khi đã thực hiện chụp CT có cản quang xong, người bệnh cần ở lại bệnh viện thêm 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nhân viên y tá sẽ tháo kim truyền ở tĩnh mạch của người bệnh ra. Đặc biệt trong 24 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang vào cơ thể, người bệnh cần bổ sung thật nhiều nước vào cơ thể để đào thải độc tố ra bên ngoài. Bạn có thể kết hợp ăn thêm trái cây mọng nước, giàu vitamin như: cam, quýt, dưa hấu, táo… hoặc thêm bổ sung vào cơ thể những loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe. Trong những trường hợp sau khi chụp CT có kèm theo dấu hiệu sốt, buồn nôn, đỏ da, khó thở, tim đập nhanh…. hãy lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Sau khi chụp CT xong người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

Sau khi chụp CT xong người bệnh nên uống nhiều nước để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể (Nguồn: mediacdn.vn)

6. Lưu ý trước khi chụp CT có cản quang

Như đã nói ở trên, trước khi chụp CT có sử dụng thuốc cản quang người bệnh cần để bụng đói từ 4 đến 6 tháng. Trước 2 giờ thực hiện chụp CT, cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Hơn hết, việc có chữ kỹ xác nhận của người thân trước khi thực hiện phương pháp chụp CT có cản quang rất quan trọng. Vì thế, người thân cần túc trực bên bệnh nhân bất cứ lúc nào để khi xảy ra những trường hợp bất ngờ có thể xử lý kịp thời.

7. Chụp CT có cản quang ở đâu an toàn chất lượng

Việc tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ chụp CT bụng có cản quang uy tín, chất lượng rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế và phòng khám cung cấp dịch vụ chụp CT có cản quang cho người bệnh lựa chọn. Trong đó, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều người lựa chọn trong việc thăm khám, chăm sóc sức khỏe toàn diện cũng như thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT có cản quang.

Đặc biệt nơi đây được xếp vào top danh sách 15 bệnh viện khám tổng quát tốt nhất tại Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện Vinmec có đầu tư rất nhiều máy chụp cắt lớp CT phục vụ tốt nhất cho việc chuẩn đoán hình ảnh. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi chụp CT có cản quang tại đây.

Ngoài ra, đây còn là nơi cung cấp nhiều gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát, chuyên sâu uy tín, chất lượng cho bạn lựa chọn. Hơn hết, khi sử dụng các loại thẻ bảo hiểm sức khỏe tại bệnh viện Vinmec bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí khi thăm khám và điều trị bệnh.

Chụp CT bụng có cản quang là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh chính xác đã được công nhận. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất về cách thức chuẩn đoán hình ảnh hiện đại này. Đừng quên thường xuyên Blog của chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích nhất.