1. Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?
Tại Việt nam chương trình tiêm chủng mở rộng được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 80, với mục đích chính là giúp trẻ em có thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Ban đầu chương trình này được thực hiện tại một số phường trong nội thành Hà Nội, đến nay đã được áp dụng tại tất cả thành phố, tỉnh trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã được ghi nhận đem lại thành tựu to lớn để đảm bảo sức khỏe cho các bé có độ tuổi từ 0 tới 5 tuổi. Mẹ có thể đến 5 địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội uy tín để tư vấn kỹ hơn nhé.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ cho bé 2 năm đầu đời (Nguồn: thegioitre.vn)
2. Các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Có rất nhiều các bậc phụ huynh thường thắc mắc không biết việc tiêm chủng mở rộng gồm những mũi nào. Blog Useful xin được giải đáp rõ rằng, hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đang áp dụng thực hiện 12 loại vắc-xin đặc hiệu như sau:
2.1. Vacxin BCG
Vắc-xin BCG được tiêm vào bắp tay hoặc chân của trẻ ngay sau khi mới ra đời để phòng chống căn bệnh lao.
2.2. Vacxin viêm gan B liều sơ sinh
Đây là loại vắc-xin quan trọng trong hệ thống chương trình dùng để phòng chống căn bệnh viêm Gan B và cũng được tiêm ngay sau khi trẻ mới ra đời.
2.3. Vacxin Quinvaxem
Quinvaxem còn được gọi là vắc-xin 5 trong 1 giúp phòng chống bệnh ho gà, uốn ván, viêm phổi, viêm màng não, bạch hầu và viêm gan B. Đây là mũi quan trọng trong các mũi tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Vắc-xin này sẽ được tiêm với 3 mũi trong đó: Mũi 1 được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 3 tháng tuổi và mũi cuối cùng khi trẻ tròn 4 tháng tuổi trở đi.
2.4. Vacxin phòng bại liệt (OPV)
Vắc-xin OPV phòng chống bệnh bại liệt sẽ cho trẻ uống liều 1 khi đã được 2 tháng tuổi, liều 2 khi trẻ được 3 tháng tuổi và liều uống cuối khi trẻ đã tròn 4 tháng.
2.5. Vacxin phòng bệnh sởi
Với vắc-xin phòng bệnh sởi sẽ chỉ bao gồm 2 mũi tiêm: Mũi tiêm phòng bệnh sởi đầu tiên trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được thực hiện khi trẻ đã đủ 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 khi trẻ đã tròn 18 tháng tuổi.
2.6. Vacxin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván
Đối với loại vắc-xin tiêm nhắc bệnh ho gà, uốn ván và vạch hầu sẽ chỉ được tiêm vào lúc trẻ đã được 1 tuổi 6 tháng.
Việc tiêm chủng cho trẻ cần phải dựa vào độ tuổi cụ thể. (Nguồn: hellobacsi.com)
2.7. Vacxin viêm não Nhật Bản
Trẻ sẽ được tiêm mũi 1 vắc-xin viêm não Nhật Bản khi đã được 1 tuổi. Đối với mũi thứ 2 sẽ được tiêm dưới da của trẻ cách mũi đầu khoảng sau 2 tuần. Còn mũi cuối cùng sẽ được tiêm chủng cách mũi 2 khoảng 1 năm theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
2.8. Vacxin phòng tả
Vắc-xin phòng bệnh tả cho trẻ uống 2 liều trong độ khoảng từ 2 tới 5 tuổi. Đặc biệt là những trẻ sống ở những nơi ẩm thấp, ô nhiễm thì sẽ phải sử dụng loại vắc-xin này.
2.9. Vacxin thương hàn
Vắc-xin thương hàn sẽ được tiêm dưới da trẻ có độ tuổi từ 3-10 tuổi. Đặc biệt là những trẻ ở các vùng có nhiều dịch bệnh thì cần phải tiêm loại vắc-xin này.
2.10. Vacxin uốn ván
Loại vắc-xin này phải được tiêm ngay một mũi cho trẻ khi mới được sinh ra trong vòng 24h đầu tiên.
2.11. Vacxin viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib
Các loại vắc-xin này sẽ được tiêm vào bắp tay hoặc bắp chân của trẻ khi đã được 2,3 và 4 tháng tuổi. Sau đó khi trẻ được 16 và 18 tháng sẽ được tiêm nhắc lại theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
2.12. Vacxin phòng bệnh rubella
Trẻ sẽ được tiêm mũi 1 phòng bệnh rubella khi đã tròn 1 tuổi. Còn mũi 2 của vắc-xin sẽ được tiêm dưới da khi trẻ đã bắt đầu bước vào giai đoạn từ 4 tới 6 tuổi.
Có một số những loại vắc-xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ trong vòng 24h đầu khi mới sinh (Nguồn: tiemchungdichvu.vn)
3. Các mũi tiêm chủng bắt buộc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong hệ thống chương trình tiêm phòng mở rộng, trẻ từ thời điểm sơ sinh cho đến 5 tuổi trong năm 2022 bắt buộc phải được tiêm những loại vắc-xin sau: Rubella, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, bệnh uốn ván, bệnh ho gà, bệnh bạch hầu, bệnh lao, bệnh sởi, bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae B và bệnh bại liệt. Đặc biệt quan trọng nhất các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đó là vắc-xin viêm gan B phải được tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc-xin phòng bệnh lao trong tháng tuổi đầu tiên.
4. Lịch tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
24 tiếng sau khi chào đời: Trẻ phải được kịp thời tiêm vắc-xin phòng chống viêm gan B một mũi duy nhất ở bắp tay. Biến chứng phụ là sau khi thực hiện tiêm chủng trẻ sẽ quấy khóc do bị sưng tấy.
- 1 tháng tuổi: Trẻ khi đã trong 1 tháng tuổi cần phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh lao (BCG) dưới da một mũi duy nhất. Sau khi tiêm xong trẻ sẽ bị nổi hạch và sưng ở vùng da tiêm chủng.
- 2 tháng tuổi: Trẻ phải được vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 1 vào phần bắp tay hoặc chân (Uốn ván, HIB, viêm gan B, ho gà, và bạch hầu) theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đồng thời cha mẹ phải thực hiện đưa trẻ đến các trung tâm y tế để uống vắc-xin OPV phòng chống bại liệt lần 1. Nếu gặp các biến chứng phụ như tiêu chảy hay sốt cao, thì cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế đăng ký các gói dịch vụ khám sức khỏe toàn diện cho bé để có được các biện pháp chữa trị, giảm nhẹ biến chứng kịp thời.
- 3 tháng tuổi: Tiêm tiếp vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 2 ở bắp tay hoặc bắp chân của trẻ. Hầu hết các bé sẽ không có phản ứng phụ như các giai đoạn tiêm chủng trước đó. Sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 trẻ cũng sẽ được uống thêm vắc-xin OPV phòng chống bại liệt.
- 4 tháng tuổi: Trẻ sẽ được tiếp vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 3 (Uốn ván, hib, ho gà, viêm gan B và bạch hầu) và uống kết hợp vắc-xin OPV phòng chống bại liệt lần cuối cùng.
- 9 tháng tuổi: Cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin sởi 1 mũi ở dưới da. Trong một số trường hợp trẻ sẽ bị sưng và đau ở nơi tiêm kèm theo triệu chứng sốt nhẹ. Nếu trẻ bị sốt quá cao phụ huynh cần cho trẻ sử dụng miếng dán hạ sốt hiệu quả tức thì, sau đó đưa trẻ tới các trung tâm y tế để có thể kiểm soát các cơn sốt kịp thời và hiệu quả.
- Tròn 1 tuổi: Trẻ sẽ cần phải được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản ở dưới da với 3 mũi. Trong đó mũi 2 sẽ được tiêm sau 2 tuần sau đó, còn đối với mũi 3 thực hiện sau mũi 2 một năm theo lịch cụ thể của chương trình. Trong một số trường hợp trẻ có thể gặp phải triệu chứng phụ như quấy khóc và sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
- 18 tháng tuổi: Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng chống bệnh uốn ván, ho gà và bạch hầu ở các vùng bắp. Ngoài ra, cha mẹ cần phải cho trẻ tiêm nhắc lại vắc-xin sởi đơn.
- Các bé gái từ 9 tuổi: Các bé gái khi tròn 9 tuổi cần phải được tiêm vắc-xin phòng chống căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu ngay mũi đầu tiên. Mũi thứ 2 và 3 cách mũi 1 lần lượt 2 đến 6 tháng. Trẻ có thể bị buồn nôn, đau đầu hay tiêu chảy nhẹ sau khi tiêm chủng.
Cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng tại các trung tâm y tế có chương trình tiêm chủng (Nguồn: conlatatca.vn)
5. Tiêm chủng mở rộng ở đâu?
Cha mẹ có thể đưa con trẻ tới bất kỳ các trung tâm y tế trên toàn quốc để thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng. Trước khi tới các trung tâm, cha mẹ nên liên hiện trước để kiểm tra xem nơi đó có còn vắc-xin mà con mình cần hay không. Ngoài ra, cần phải mang theo đều đủ sổ tiêm chủng để bác sĩ dễ dàng biết được trẻ đã và chưa tiêm những mũi vắc-xin nào.
6. Những lưu ý khi đưa trẻ tiêm chủng mở rộng
Cha mẹ cần phải hết sức lưu ý tới những vấn đề sau khi thực hiện đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng:
6.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng
Trước khi tiến hành đi tiêm chủng cha mẹ cần vệ sinh cơ thể cho trẻ thật kỹ càng để phòng tránh biến chứng bị nhiễm trùng. Cần mang theo sổ tiêm chủng để bác sĩ thuận tiện nắm bắt được lịch tiêm của trẻ. Cha mẹ cần phải trao đổi trước với bác sĩ về thể trạng, tiền sử mắc bệnh của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần phải thông báo với bác sĩ về các loại vắc-xin, thực phẩm hay những loại thuốc mà trẻ từng bị dị ứng.
6.2. Chống chỉ định cho trẻ
Đối với những trẻ bị suy hô hấp, tim, gan hay thận hoặc mắc những bệnh suy giảm miễn dịch thì không nên thực hiện tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, một số các loại vắc-xin sẽ có hướng dẫn chống chỉ định dành riêng mà cha mẹ nên tham khảo trước.
6.3. Trường hợp tạm hoãn tiêm chủng
Những trường hợp sau nên cho trẻ tạm hoãn việc tiêm chủng mở rộng: Trẻ có thân nhiệt dưới 35 độ C hoặc trên 38 độ C, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đang dùng Globulin miễn dịch, mới kết thúc sử dụng thuốc corticoid hoặc trẻ quá nhẹ cân (Dưới 2kg).
Trong một số trường hợp nhất định cha mẹ không nên để trẻ thực hiện tiêm chủng. (Nguồn: hellobacsi.com)
7. Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Sau khi tiến hành việc tiêm chủng vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng xong, trẻ cần phải ở lại trung tâm y tế để bác sĩ theo dõi khoảng 30 phút. Phụ huynh cần phải báo ngay với đội ngũ y bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị sưng, phát ban đỏ, tím tái, khó thở hay quấy khóc liên tục.
Khi đã về nhà sau khi tiêm chủng, cha mẹ cần phải thường xuyên quan sát và theo dõi tinh thần, thể trạng, nhiệt độ, các vết sưng đỏ sau khi tiêm ở trẻ. Hãy mua các dòng sữa tươi thanh trùng giàu vitamin cho trẻ sử dụng để tăng cường thể trạng sau khi tiến hành tiêm chủng. Phụ huynh cần đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi, tránh vận động thể chất quá nhiều sau khi tiêm vắc-xin.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị sốt nhẹ, cha mẹ hãy cho trẻ uống các loại thức uống ngon, không chất bảo quản như nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất để giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng. Đồng thời, cha mẹ có thể đăng ký các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà để đội ngũ chuyên viên y bác sĩ tìm ra phương hướng điều trị giảm nhẹ các cơn sốt ở trẻ.
Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng như co giật, sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, da xanh xao, khó thở, chỗ tiêm bị bầm tím hoặc quấy khóc liên tục từ 2 tới 3 tiếng đồng hồ. Cha mẹ cần phải ngay lập tức đưa trẻ tới các trung tâm y tế để đăng ký các gói khám chuyên khoa nhi tìm phương hướng điều trị kịp thời.
Cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ trước và sau khi thực hiện tiêm chủng mở rộng (Nguồn: bacsi24x7.vn)
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây mà Blog Useful vừa chia sẻ thì các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được chương trình tiêm chủng mở rộng là gì. Hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo từng độ tuổi để đảm bảo có được một sức đề kháng tốt nhất phòng chống triệt để các loại bệnh tật.