Hiện nay, đa số các mẫu xe ô tô từ bình dân đến cao cấp đều sở hữu chung một tính năng cơ bản đó là chức năng hỗ trợ giữ làn đường, trang bị này có tác dụng trong việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn cho những người tham gia giao thông.
- Phân biệt các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng
- Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống treo trên xe ô tô
- Những hệ thống an toàn cần thiết trên xe ô tô
Vì sao cần trang bị hệ thống giữ làn đường?
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường là một trong những hệ thống cơ bản bắt buộc phải có trên những dòng xe từ bình dân đến cao cấp hiện nay, trang bị này giúp ích rất nhiều cho cánh tài xế, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đáng kể so với lúc những xe ô tô chưa được trang bị tính năng này.
Theo nghiên cứu và căn cứ vào những con số thống kê thì các vụ tai nạn xe ô tô bị đâm (đụng) từ bên hông xảy ra nhiều hơn so với việc xe bị đâm trực diện, điều này có thể thấy các vụ tai nạn thường là do lái xe không tập trung khi lái xe khiến xe di chuyển chệch ra khỏi làn đường đang di chuyển khiến cho những xe ngược chiều không kịp phản ứng và đâm phải. Hoặc chủ xe khi chuyển hướng, chuyển làn mà không xi nhan khiến cho tai nạn giao thông xảy ra khá nhiều trong thời gian gần đây.
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường là gì?
Hệ thống hỗ trợ hay còn gọi là cảnh báo chệch làn đường (LDWS) là hệ thống giúp đảm bảo an toàn cho xe ô tô khi tham gia giao thông giúp giảm thiểu đáng kể những tai nạn do lái xe lơ đãng di chuyển chệch làn đường.
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường hoạt động dựa trên các camera, radar thu phát tính hiệu hoặc các cảm biến hồng ngoại được phân bố dọc theo kính chắn gió, bảng taplo, trần xe hoặc cản trước. Các thiết bị này sẽ giúp xe ghi nhớ được hành trình di chuyển, đồng thời quét các vạch kẻ đường, vân cảnh báo trên đường. Sau khi thu thập hệ thống sẽ phân tích và đánh giá đồng thời phác họa về hành trình di chuyển của xe.
Sau khi đã thu thập và phân tích hành trình di chuyển, nếu xe phát hiện tài xế có dấu hiệu di chuyển chệch khỏi làn đường, bánh xe giẫm phải các vạch kẻ đường hoặc xe không di chuyển theo hành trình ban đầu thì hệ thống sẽ phát tín hiệu cho lái xe biết bằng cách rung vô lăng hoặc ghế lái. Nếu xe di chuyển lệch về bên trái thì hệ thống sẽ nhấp nháy đèn và rung ở phía bên trái, và ngược lại.
Hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe trong thời gian ngắn, nếu không nhận được tín hiệu phản hồi từ phía tài xế xe ô tô sẽ tự động kích hoạt chức năng đánh lái tự động để đưa xe trở lại làn đường đúng và di chuyển ở mức độ an toàn nhất định.
Vậy nếu muốn rẽ trái – phải hoặc vượt xe trước mặt thì làm sao? Lúc này bạn cần phải bật đèn báo rẻ để xe biết được là bạn đang kiểm soát tốt tình hình và chủ động lái xe ra khỏi làn đường, điều này cũng đồng nghĩa với việc xe đảm bảo bạn sẽ bật xi nhan khi rẽ trái hoặc phải.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống hỗ trợ giữ làn đường
Một trong những ưu điểm lớn nhất của hệ thống an toàn cảnh báo chệch làn đường chính là đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và giảm thiểu đáng kể số vụ tai xảy ra do lái xe mất tập trung hoặc ngủ gật khi điều khiển phương tiện
Đồng thời, hệ thống an toàn này cũng giúp cho lái xe có thể hạn chế được việc lấn lề, lái xe lệch làn đường và quẹt với xe khác hoặc leo lên dải phân cách làm xe trầy xước và có thể dẫn đến lật xe.
Nhược điểm của hệ thống an toàn này nằm ở camera và thời tiết. Có thể nói hiệu suất hoạt động của hệ thống này sẽ do thời tiết và các yếu tố bên ngoài quyết định, camera quan sát có thể bị mờ nếu bạn di chuyển vào những vùng thời tiết xấu, các vạch kẻ đường quá mỏng khiến cho camera không thể ghi nhớ được và những điều này sẽ khiến cho hiệu suất hoạt động của hệ thống giảm đi đáng kể hoặc hoạt động không chính xác.
Kết luận
Dù cho hệ thống hỗ trợ giữ làn đường có tốt đến mức nào đi nữa thì yếu tố an toàn cốt lõi vẫn nằm ở ý thức tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện, hệ thống này vẫn chỉ là một hệ thống hỗ trợ cho người lái giúp tài xế có thể dễ dàng quan sát và xử lý tình huống tốt hơn, nếu muốn lái xe an toàn thì cách tốt nhất vẫn là tập trung và không chạy xe với tốc độ cao.