Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm và 6 cách giảm GI tức thì

Đường huyết bất thường hay còn gọi là tiểu đường không còn là chứng bệnh hiếm gặp trong xã hội hiện tại. Bất cứ người nào, ở độ tuổi nào cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Làm thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời?

1. Mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Ngay cả với những người bình thường thì đường huyết (hàm lượng đường trong máu tính theo mg/dl hoặc mmol/l) sẽ khác nhau tùy từng thời điểm. Cụ thể, có 3 thời điểm trong ngày mức đường huyết có thể dao động khác nhau là: lúc đói(trước bữa ăn), lúc no (sau bữa ăn khoảng 2 giờ trở lại) và trước khi đi ngủ. Dưới đây sẽ là 3 mức đường huyết bạn cần quan tâm tùy theo từng trường hợp (thời điểm đo) bằng các xét nghiệm hay các sản phẩm máy đo đường huyết cảm ứng nhạy bén trên thị trường.

1.1. Mức đường huyết bình thường

Lượng đường trong máu bao nhiêu là vừa? Câu trả lời là ở mức đường huyết bình thường, khi đói nếu bạn đo, chỉ số đường huyết của bạn sẽ vào khoảng từ 70 mg/dl đến dưới 130 mg/dl. Tương đương với từ 4,0mmol/l đến 7,2mmol/l, khi được quy đổi. Tương tự, vào lúc no – tức sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, chỉ số này sẽ vào khoảng từ 130 mg/dl  đến 180 mg/dl tương đương 7,2 ->10 mmol/l, hơi cao nhưng vẫn có thể chấp nhận được.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, giới hạn đường huyết dưới đây được đặt là ngưỡng an toàn:

  • Mức đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL tương đương 5,0mmol/L – 7,2mmol/L.
  • Mức đường huyết sau ăn dưới 2 tiếng: dưới 180mg/dL tương đương 10mmol/L.
  • Mức đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL – 150mg/dL tương đương 6,0mmol/L-8,3mmol/L.

Giới hạn đường huyết an toàn của bệnh nhân tiểu đường

Giới hạn đường huyết an toàn của bệnh nhân tiểu đường (Nguồn: daythiacanhgacp.com)

1.2. Mức đường huyết thấp hơn quy định

Tương tự với những người được chẩn đoán đang trong rối loạn đường huyết (đường huyết thấp hơn so với quy định) sẽ có chỉ số đo đường huyết vào từng thời điểm như sau. Khi đói, lượng đường huyết dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l) và khi no cũng ở mức thấp dưới 130 mg/dl (7,2mmol/l). Lúc này, bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải chứng hạ đường huyết, gây ra một số bệnh nguy hiểm như giảm trí nhớ và thị lực. Một số dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết như sau: cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi, đói và mắt có thể mờ đi… xuất phát từ những phản ứng trong hệ thần kinh giao cảm, giải phóng Hormone Epinephrine, Norepinephrine.

1.3. Mức đường huyết cao hơn quy định

Ở ngưỡng giới hạn trên của bệnh nhân tiểu đường, đường huyết được coi là ở mức cao nếu trước khi ăn chỉ số là trên 130 mg/dl tương đương 7,2mmol/l và sau khi ăn từ 181mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên. Lúc này, thậm chí đường huyết của bạn đang ở mức nguy hiểm, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Vậy lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không? Theo cách bác sĩ, một số triệu chứng thường gặp của tình trạng này có thể kể đến như: khát, tiểu tiện, nhìn mờ, và tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa, hay giảm tập trung… Tuy nhiên, đó mới là những dấu hiệu khi bệnh của bạn đã ở giai đoạn mãn tính. Vào thời gian đầu hay đường huyết vẫn chưa tăng nhiều, hầu như sẽ không có các dấu hiệu rõ ràng gì, dẫn đến tâm lý chủ quan của người bệnh.

Mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Nguyên nhân đường trong máu cao

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc gia tăng hàm lượng đường ở mức quá cao trong máu, tuy nhiên có thể nói, chủ yếu vẫn nằm ở chế độ dinh dưỡng và cách thức sinh hoạt của mỗi người.

Cụ thể là, đối với chế độ dinh dưỡng, rất nhiều loại thực phẩm có thể gây tiểu đường được sử dụng hàng ngày như Cafein có trong cà phê, thực phẩm giàu tinh bột, thức ăn chiên rán, bánh mì, nước giải khát, hoa quả sấy… với hàm lượng đường quá cao kèm nhiều chất không có lợi cho cơ thể rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường và những bệnh nguy hiểm khác như béo phì, xơ vữa động mạch…

Về mặt lối sống, các thói quen sinh hoạt như lười tập thể dục, ngủ không đủ giấc hay những căng thẳng, áp lực trong công việc tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu.  Việc lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc cảm, thuốc kháng sinh, Steroid trị các bệnh ngoài da, thuốc tránh thai… đều có thể trở thành nguyên nhân đường trong máu cao mà bạn cần lưu ý.

Tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn bệnh đái tháo đường

Tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn bệnh đái tháo đường (Nguồn: hoanlinhcot.com)

3. Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không

Ai cũng biết, khi lượng đường trong máu cao, thường xuyên vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn, không sớm muộn bạn cũng có thể gặp phải căn bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh phổ biến nhưng cũng kéo theo những biến chứng rất nguy hiểm:

Biến chứng mãn tính:

  • Thị lực giảm sút, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… thậm chí có thể dẫn đến mù lòa
  • Gây ra các biến chứng về tim mạch tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch
  • Nhịp tim và nhịp thở không ổn định, hay đổ mồ hôi, chóng mặt, đãng trí
  • Suy giảm chức năng thận
  • Hệ miễn dịch suy yếu, dễ gặp phải các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng

Biến chứng cấp tính:

  • Hạ đường huyết đột ngột, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, tim đập nhanh…
  • Hôn mê đột ngột.

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Hậu quả là gì?

Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Hậu quả là gì? (Nguồn: hellobacsi.com)

4. Ai là người thường hay gặp tình trạng đường huyết cao

4.1. Lười vận động

Năng lượng và các chất dinh dưỡng dư thừa cần phải được giải phóng bớt thông qua các bài tập thể dụng và việc vận động cơ bắp. Lười vận động làm hạn chế khả năng chuyển hóa đường và gây nên bệnh béo phì, tăng đường huyết.

4.2. Người lớn tuổi

Ở người lớn tuổi, chức năng của thận và cơ thể đã bắt đầu suy yếu, giảm khả năng phân giải các chất, từ đó lượng đường có thể tích tụ lại trong máu và không thể kiểm soát. Ngoài ra, một số căn bệnh ở người già cũng gián tiếp gây ra bệnh tiểu đường.

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường thường tập trung ở người lớn tuổi

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường thường tập trung ở người lớn tuổi (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

4.3. Người ăn nhiều cơm trắng hoặc ăn ngọt nhiều đường ít rau

Tinh bột là thực phẩm chứa nhiều đường, bên cạnh đó còn có các loại kẹp bánh, nước ngọt… cũng chứa tỉ lệ đường rất lớn. Vậy lượng đường trong máu bao nhiêu là vừa? Theo FDA, tối đa mỗi ngày một người bình thường nên hấp thụ 50 gam đường. Để tạo ra sự cân đối và tránh dư thừa chất, trong mỗi bữa ăn nên kết hợp cả rau củ quả tươi, giàu chất xơ và thịt các loại. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch vừa ngon lại phòng ngừa bệnh nguy hiểm.

Kết hợp đa dạng nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Kết hợp đa dạng nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần ăn (Nguồn: thaoduoc24h.com)

4.4. Người rối loạn chức năng chuyển hóa đường

Một số người gặp phải căn bệnh rối loạn chức năng chuyển hóa đường ngay từ khi mới sinh hoặc do có tiền sử mắc các bệnh về thận, tim mạch… có thể phải sống chung với đái tháo đường trong suốt cuộc đời.

5. Cách giảm đường trong máu

5.1. Thay đổi thực phẩm khẩu phần ăn uống hàng ngày

Thay vì ăn nhiều cơm, bánh mì… các loại thực phẩm chứa nhiều đường, có thể chế biến các món súp, Salad cung cấp đủ năng lượng nhưng vẫn giữ lượng đường trong cơ thể ở mức hợp lý vừa phải. Bên cạnh đó, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, cũng có thể thay thế cơm, gạo với hàm lượng chất xơ cao hơn, tốt cho sức khỏe. Hiện tại, rất nhiều siêu thị cửa hàng tiện lợi như Vinmart còn cung cấp các loại gạo tách đường giàu dinh dưỡng tốt cho tim mạch, ổn định hàm lượng đường trong máu. Tích cực ăn các món ăn hấp, luộc thay vì chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ và loại bỏ các loại tinh bột không tốt cho cơ thể ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

5.2. Luyện tập vận động cân đối

Tập luyện thể dục thể thao, yoga… để chuyển hóa và giải phóng năng lượng dư thừa. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý không làm việc quá sức, ngủ quá ít dễ dẫn đến hạ đường huyết.

Luyện tập và vận động cân đối cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai

Luyện tập và vận động cân đối cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai (Nguồn: khoemanhhon.com)

5.3. Sống lành mạnh, tránh xa rượu bia chất kích thích

Không chỉ gây rối loạn hàm lượng đường trong máu, rượu bia và các chất kích thích như Cafein còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch… và nhiều chức năng khác trong cơ thể, nên hạn chế tối đa việc sử dụng. Đối với các bệnh thường gặp như cảm cúm, virus… cần sử dụng thuốc đúng liệu trình và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5.4. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Những người có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, hay thường xuyên lạm dụng thuốc, có một trong các dấu hiệu của bệnh rối loạn đường huyết nên trực tiếp tới bệnh viện, cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám và nhận sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.  Tham khảo gói tầm soát tiểu đường chất lượng cao tại Vinmec để nhận được dịch vụ chăm sóc chất lượng và ý kiến của bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Hỏi ý kiến bác sĩ về mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Hỏi ý kiến bác sĩ về mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm (Nguồn: cachlammoi.com)

5.5. Dùng thực phẩm hỗ trợ

Để phát hiện bệnh sớm cũng như kết hợp sử dụng các loại thuốc,  chế độ dinh dưỡng an toàn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín và được thiết bị hỗ trợ xét nghiệm.

5.6. Kiểm tra đường huyết định kỳ

Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe, hỗ trợ bệnh tiểu đường cùng với các loại thuốc uống định kỳ cho người bệnh. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc phát hiện và điều trị bệnh sớm, các bạn có thể sử dụng các gói dịch vụ khám tổng quát hay dịch vụ khám chuyên khoa từ nội tiết, thần kinh, vận động… hay các gói liên quan đến bệnh lý tiểu đường  tại hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec. Hệ thống bệnh viện với đội ngũ giáo sư, y bác sĩ trong và ngoài nước cũng trang thiết bị, phòng bệnh hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.

Dịch vụ Quản Lý Ngoại Trú Tiểu Đường - Tăng Mỡ Máu tại Vinmec

Dịch vụ Quản Lý Ngoại Trú Tiểu Đường – Tăng Mỡ Máu tại Vinmec (Nguồn: vinmec.com)

Trên đây là những kiến thức về giới hạn mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm đối với người bình thường và người mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó là các nguyên nhân và cách giảm lượng đường trong máu mà ai cũng cần phải biết. Hơn hết, bạn bên tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn những thực phẩm bổ dưỡng, giải tỏa căng thẳng, stress để có một cơ thể khỏe mạnh và đường huyết ổn định.